Bài toán phí vốn các nhà băng
Từ năm 2018, các quy định chặt chẽ hơn về vốn như Basel 2 hay tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, đã khiến việc mở rộng biên lãi ròng của các NH trở nên khó khăn. Vì vậy, việc duy trì tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn/tổng tiền gửi khách hàng (CASA) ở mức tích cực sẽ đóng góp quan trọng việc kiểm soát chi phí vốn của các NH.
Tầm quan trọng của CASA
Ở thời điểm hiện tại, nguồn vốn đầu vào của các NH phần lớn đều thông qua cạnh tranh huy động bằng việc nâng lãi suất tiền gửi khách hàng, cũng như đẩy mạnh phát hành trái phiếu dài hạn. Trong số các NH VDSC theo dõi, xu hướng tăng chi phí vốn bình quân rõ rệt nhất ở NHTMCP Tiên Phong (TPB) và NHTMCP Quốc tế Việt Nam (VIB). Các NH kế tiếp là NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID), NHTMCP Quân đội (MBB), NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) và NHTMCP Phát triển TPHCM (HDB).
Trong khi việc mở rộng lợi suất tài sản sinh lãi trở nên hạn chế hơn, do việc dịch chuyển sang cho vay bán lẻ chậm lại và cạnh tranh ngày càng gia tăng, việc kiểm soát chi phí vốn sẽ có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng thu nhập lãi. Thực tế cho thấy, để kiểm soát chi phí vốn, việc duy trì tỷ lệ CASA sẽ đóng một phần quan trọng. Tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn chi phí thấp (chỉ từ 0,1-0,5%/năm), nếu duy trì được tăng trưởng tốt so với tổng huy động, sẽ có khả năng bù đắp cho việc tăng chi phí từ huy động có kỳ hạn và phát hành trái phiếu.
TechcomBank là một trong những ngân hàng tăng trưởng CASA, kéo theo chi phí vốn được cải thiện.
Chúng tôi nhận thấy BID, VPB, MBB, VIB là những NH có xu hướng CASA giảm khá rõ kể từ cuối 2017, cùng với đó chi phí vốn bình quân cũng đang có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, CASA tăng khá tích cực ở NHTMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB), kéo theo chi phí vốn được cải thiện nhiều vào nửa đầu năm nay.
Điển hình thành công
ể tăng CASA, nhiều NH trên thế giới đã phát triển hệ thống thanh toán (transaction banking) hiện đại, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, nhằm tăng cường số lượng các giao dịch chuyển tiền qua NH. Theo Báo cáo giám sát tài chính cá nhân quý IV-2018 của Nielsen, các khách hàng ngày nay chú trọng nhất là tính thuận tiện, mức dễ dàng, độ nhanh chóng và phí giao dịch của dịch vụ tài chính. Do đó khi đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin có thể đảm bảo được các tiêu chí trên, khách hàng sẽ có xu hướng tăng số lượng giao dịch, từ đó số dư tiền gửi không kỳ hạn sẽ gia tăng theo tỷ lệ tương ứng.
Một trong các NH giao dịch tiêu biểu thường được nhắc tới là Bank Central Asia (BCA) – 1 trong 4 NH lớn nhất Indonesia, với hoạt động cốt lõi tập trung vào mảng thanh toán, bên cạnh việc cho vay và cung cấp các giải pháp tài chính khác cho khách hàng. Năm 2018, thu nhập hoạt động của BCA tăng trưởng 10,6% (trong đó thu nhập lãi tăng 8,3% và thu nhập ngoài lãi tăng 17%), còn lợi nhuận tăng trưởng 10,9%. Có được kết quả này nhờ BCA khai thác hiệu quả các lợi thế của mình.
Video đang HOT
Việc đầu tư phát triển các nền tảng công nghệ và khả năng đổi mới cũng như cung cấp các sản phẩm và dịch vụ được phát triển trên nền NH số, đã giúp BCA phục vụ tốt nhu cầu đa dạng của khách hàng, trở thành NH giao dịch chính. Nhờ đó, BCA duy trì được tỷ lệ CASA rất cao và ổn định (đạt 76,7% vào cuối năm 2018), từ đó đóng góp vào nguồn vốn rẻ và biên lãi ròng cao.
Trong báo cáo thường niên về các thương hiệu NH mạnh và có giá trị nhất của Brand Finance năm 2019, BCA xếp ở vị trí thứ 2 và cổ phiếu của BCA hiện đang được giao dịch ở mức PB trên 4 lần, rất cao so với các NH trong khu vực.
Tại Việt Nam, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) có một số điểm tương đồng với BCA, như hệ số định giá, vai trò NH thanh toán hàng đầu và hệ số CASA ở mức cao trong ngành. Đặc biệt, VCB luôn dẫn đầu trong lĩnh vực thẻ và thanh toán, với 13% thị phần thẻ quốc tế và 19% thị phần thẻ nội địa. Số lượng người dùng NH điện tử cũng tăng rất nhanh, đạt 10,6 triệu người dùng dịch vụ SMS Banking và 6,2 triệu người dùng dịch vụ NH trực tuyến và NH di động vào cuối năm 2018. Khối lượng thanh toán thẻ của VCB năm 2018 là 114.200 tỷ đồng (tăng 31%).
Thị phần dẫn đầu, thương hiệu mạnh, mạng lưới đối tác lớn, hệ thống NH lõi được nâng cấp gần đây, là những yếu tố quan trọng giúp VCB tiếp tục có lợi thế trên thị trường thẻ và thanh toán, nhờ đó duy trì được hệ số CASA liên tục ổn định ở mức 30%.
Hy sinh thu nhập
Mảng NH số đang trở thành xu hướng được các NH chú trọng và có nhiều chính sách khuyến khích để thúc đẩy khách hàng sử dụng, qua đó mở rộng thanh toán và cải thiện CASA. TCB có thể xem là NH tư nhân đầu tiên tập trung xây dựng các lợi thế về thanh toán và số hóa, với mục tiêu trở thành NH giao dịch chính. Kể từ tháng 9-2016, nhiều chương trình khuyến mại đã được áp dụng, như miễn phí các giao dịch trên NH điện tử/di động, miễn phí quản lý tài khoản nếu số dư bình quân hàng tháng đạt trên 2 triệu đồng, hay chính sách hoàn tiền không giới hạn khi chi tiêu qua thẻ.
Nhờ những chương trình này NH đã có tăng trưởng đáng kể về mảng thanh toán và CASA. Các số liệu của TCB cho thấy lượng khách hàng sử dụng NH điện tử cuối quý II-2019 hơn 2 triệu người (tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ), tổng giá trị giao dịch NH điện tử trong 6 tháng đầu năm hơn 1 triệu tỷ đồng (tăng 3 lần so với cùng kỳ). Cùng với đó, CASA được cải thiện từ mức 22,7% của năm 2016 lên 30,4% vào cuối quý II-2019, giúp giảm chi phí vốn trong bối cảnh chi phí này ở các NH khác đang có xu hướng tăng.
Tương tự, năm 2018 VIB có chính sách miễn phí chuyển tiền, rút tiền cho khách hàng mới hoặc tài khoản thanh toán có số dư bình quân đạt mức tối thiểu 5 triệu đồng. NH này cũng miễn phí dịch vụ và hoàn tiền qua thẻ với khách hàng sử dụng một số gói tài khoản mới. Năm 2019, VPB áp dụng miễn phí chuyển tiền trong 3 tháng cho khách hàng kích hoạt dịch vụ NH điện tử trong thời hạn nhất định.
NHTMCP Á Châu (ACB) cũng xác định đẩy mạnh CASA là ưu tiên sắp tới, với mục tiêu nâng tỷ lệ này lên 25% vào năm 2021. ACB kỳ vọng tăng gấp đôi số tài khoản có tiền gửi thanh toán trong 2 năm tới lên 5 triệu tài khoản, thông qua việc mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, ATM và kênh trực tuyến, đồng thời miễn phí chuyển tiền trên ứng dụng mobile banking (có thời hạn hoặc vô thời hạn tùy theo phân loại tài khoản).
Dù vậy, để đánh đổi lấy tỷ lệ CASA, các NH sẽ phải hy sinh một phần thu nhập phí dịch vụ. Các chính sách miễn phí cũng làm hạn chế tăng trưởng thu nhập từ hoạt động thanh toán, như chính sách hoàn tiền khiến chi phí thanh toán tăng nhanh hơn. Đối với trường hợp của TCB, thu nhập từ hoạt động thanh toán năm 2018 tăng 20,3%, trong khi chi phí từ hoạt động thanh toán tăng tới 86,5%. Mức tăng trưởng tương ứng của 6 tháng đầu năm 2019 là 22% và 152,8%. Kết quả, thu thuần từ thanh toán của TCB tăng không đáng kể so với các NH khác.
Hiện nay phần chi phí vốn tiết kiệm được của TCB nhờ tăng CASA chỉ đủ bù đắp phần tăng lên của chi phí thanh toán, tức chưa thu được lợi nhuận trực tiếp từ việc này. Như vậy, lợi ích thu được chủ yếu là gián tiếp trong dài hạn, như mở rộng thu hút khách hàng và tăng cường sự gắn bó với NH.
Việc đầu tư NH số và chính sách khuyến khích phí có thể giúp các NH hỗ trợ CASA, nhưng cũng sẽ làm tăng các chi phí hoạt động và thanh toán. Vì vậy, các NH cần có chiến lược đầu tư và cạnh tranh hiệu quả để duy trì CASA và thu được lợi ích trong dài hạn.
Nguyễn Thị Thúy Anh, CTCK Rồng Việt (VDSC)
Theo saigondautu.com.vn
VietinBank rao bán khoản nợ của một đại gia Đồng Nai
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu Công nghiệp Biên Hòa (VietinBank KCN Biên Hòa) thông báo xử lý Khoản nợ/Tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khách hàng là Công ty Cổ phần Tiến Nga để thu hồi nợ vay.
Theo đó, dư nợ gốc hiện nay là 14,3 tỷ đồng, trong đó lãi 10,7 tỷ đồng và lãi phạt hơn 5,3 tỷ đồng.
Tài sản bảo đảm của khoản nợ là 4.300.000 cổ phần Công ty Tiến Nga của ông Hoàng Thanh Tân (mã số cổ đông TN0001, theo Sổ chứng nhận sở hữu cổ phần ngày 8/8/2015 do Công ty Cổ phần Tiến Nga phát hành).
Giá trị định giá thời điểm cho vay là 43 tỷ đồng.
Trước đó, BIDV cũng từng rao bán khoản nợ gần 670 tỷ đồng của Công ty Tiến Nga. Khoản nợ này được đảm bảo bằng hai hệ thống kho bãi tập trung tại ICD Tân Cảng - Long Bình và Phước Tân (Đồng Nai), 19 quyền sử dụng đất tại huyện Long Thành và thành phố Biên Hòa, một quyền đòi nợ và khoản phải thu của đối tác công ty Tiến Nga.
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2019.
Có thể bạn quan tâm
Công ty Tiến Nga tiền thân là Doanh nghiệp Tiến Nga hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nông sản, cho thuê kho bãi từ năm 2002. Diện tích kho bãi cho thuê và chứa hàng nông sản của công ty có thời điểm lên đến 280.000 m2 với 22 nhà kho lớn nhỏ khác nhau, được đánh giá là hệ thống kho chứa hiện đại và quy mô bậc nhất khu vực Đông Nam Bộ.
Tại Vietinbank, trong quý 2,3/2019 ngân hàng đã thông báo đấu giá nhiều tài sản có giá trị lớn. Tuy nhiên, các tài sản bán đấu giá của ngân hàng này đều trong tình trạng khó thanh khoản và tiếp tục hạ giá.
Theo BCTC, đến quý 1/2019, tông nơ xâu cua VietinBank tăng 17% so vơi hôi đâu năm. Trong đó, nợ xấu nhóm 5 tăng 11%, tương đương 10.488 tỷ đồng, nợ xấu nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) cũng tăng 59%, tương đương hơn 3.385 tỷ đồng. Do đó, ty lê nơ xâu tăng lên mức 1.85% so với con số 1.58% hồi đầu năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, VietinBank cũng mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro.
Cụ thể, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh, từ mức 4.952 tỷ đồng của năm 2018 tăng vọt lên 7.477 tỷ đồng.
Việc xử lý nợ xấu hiện vẫn là nhiệm vụ trọng điểm của ngân hàng này. Hơn nữa, thời hạn áp dụng Basel 2 tại Vietinbank cũng đang đến gần nên sẽ phải nhanh chóng thanh lý các tài sản để thu hồi tiền mặt và hoàn trả các khoản nợ đến hạn.
Hà Phương
Theo Doanhnghiepvn.vn
BIDV - Thương hiệu Việt Nam mạnh nhất năm 2019 Theo Bảng xếp hạng Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2019 được Brand Finance kết hợp với công ty Tư vấn thương hiệu Mibrand Việt Nam chính thức công bố ngày 24/9, BIDV là thương hiệu có chỉ số sức mạnh thương hiệu đứng đầu và nằm trong top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm thứ...