Bài toán khó của doanh nghiệp tư nhân: Niêm yết hay không?
Đứng trước bài toán niêm yết trên sàn chứng khoán, không ít doanh nghiệp tư nhân băn khoăn và và đặt câu hỏi: Đâu sẽ là định hướng chiến lược hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp mình? Niêm yết hay không niêm yết và doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì để niêm yết thành công?
Ông Bùi Tuấn Minh, Phó tổng giám đốc Deloitte Việt Nam.
Niêm yết – Những lợi thế rõ ràng
Ưu điểm đầu tiên của việc niêm yết là trao cho doanh nghiệp kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả, giúp tăng trưởng vốn nhanh chóng và mở rộng quy mô hoạt động. Không ít doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả và gia tăng quy mô nhanh chóng nhờ tận dụng thị trường chứng khoán để huy động vốn và quảng bá thương hiệu;. Trong số này, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng trở thành doanh nghiệp đầu ngành với mức vốn hóa tỷ đô trên sàn chứng khoán. Cùng với đó, chủ sở hữu của các công ty niêm yết cũng được gia tăng giá trị tài sản trở thành các triệu phú, tỷ phú đô-la ngay tại Việt Nam.
Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán đồng thời cho phép doanh nghiệp tiếp cận với nhà đầu tư quốc tế thông qua các hoạt động giao dịch, công bố thông tin, tiếp xúc nhà đầu tư; qua đó gián tiếp quảng bá thương hiệu và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở thị trường trong và ngoài nước.
Mặt khác, mô hình quản trị của công ty niêm yết phân tách giữa sở hữu và điều hành, đưa ra cơ chế giám sát và quản lý rõ ràng, giúp cải thiện hoạt động kinh doanh và thu hút các nhân sự quản lý có chất lượng. Theo số liệu thống kê về 50 công ty niêm yết tốt nhất, nhóm các công ty có điểm quản trị công ty càng cao thì kết quả hoạt động kinh doanh càng tốt hơn, sinh lời cao hơn và ngược lại. Quản trị công ty tốt giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, chi phí vốn thấp, ưu đãi từ phía các nhà đầu tư, đem lại vị thế của doanh nghiệp tốt hơn, giá trị cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp tăng, quy trình ra quyết định hiệu quả, quản lý tốt hơn rủi ro suy thoái và khủng hoảng kinh tế.
Bên cạnh lợi ích cho bản thân doanh nghiệp, thông qua niêm yết, chủ doanh nghiệp cũng có thể hiện thực hóa một phần lợi nhuận bằng việc chuyển nhượng cổ phần cho các cổ đông, đối tác chiến lược bên ngoài. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa sở hữu trong công ty thông qua hoạt động niêm yết cũng có ý nghĩa lớn trong bối cảnh việc chuyển giao thế hệ của các doanh nghiệp gia đình Việt Nam đang được bàn luận đến nhiều. Khi mà thế hệ kế cận, vì nhiều nguyên nhân, không tham gia quản lý và kế nghiệp doanh nghiệp gia đình, niêm yết cổ phiếu và đại chúng hóa hoạt động quản lý kinh doanh chính là một lựa chọn đáng để người chủ cân nhắc để bảo tồn tài sản và chuyển giao thế hệ một cách thuận lợi.
Video đang HOT
Có phải lúc nào cũng dễ dàng?
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã không còn là một thị trường sơ khai, mà đang nhắm tới mục tiêu trở thành thị trường mới nổi theo tiêu chuẩn quốc tế. Nếu như 10 năm trước, số lượng doanh nghiệp trên sàn chỉ vài trăm thì nay đã lên tới con số hàng ngàn. Quy mô niêm yết cũng thay đổi, từ chỉ vài chục đến vài trăm tỷ đồng thì hiện nay đã đạt tới quy mô tỷ USD. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp niêm yết cũng cao hơn rất nhiều để thu hút các nhà đầu tư cũng như nguồn vốn, và lợi thế vẫn luôn thuộc về các doanh nghiệp quy mô lớn, có kinh nghiệm. Các doanh nghiệp mới niêm yết sẽ không dễ dàng thu hút nhà đầu tư nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng và có những lợi thế kinh doanh riêng biệt.
“Các doanh nghiệp đứng trước bài toán phải phát triển mở rộng cần cân nhắc kỹ càng rủi ro và thách thức để đưa ra lựa chọn chiến lược tối ưu, phù hợp với tầm nhìn dài hạn và văn hóa của doanh nghiệp mình”.
Điểm đầu tiên cần lưu ý là việc quyền riêng tư của doanh nghiệp sẽ không còn là đặc quyền. Các doanh nghiệp sẽ phải nâng cao tính minh bạch và tuân thủ việc công bố thông tin theo yêu cầu của thị trường. Đặc biệt, cổ phần và giao dịch đáng kể trong cổ phiếu phải được công khai và một số sự kiện quan trọng phải được công bố ra thị trường không chậm trễ.
Thứ hai là, dưới áp lực của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) với quy luật “cá bơi nhanh nuốt cá bơi chậm”, thay vì “cá lớn nuốt cá bé”, cơ cấu quản trị của công ty niêm yết khiến cho quyền lực của cổ đông chính chịu nhiều giới hạn đặc biệt là quá trình đưa ra quyết định chiến lược. Ở công ty niêm yết, muốn đưa ra các quyết định quan trọng cần phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Tuy nhiên, việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông lại thường kéo dài từ khâu thông báo đến khâu tổ chức, không phù hợp với những quyết định mang tính quyết đoán, nhanh chóng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Bên cạnh đó, khi có các vấn đề xảy ra, các cổ đông là tổ chức luôn mong muốn đối thoại với Ban Giám đốc điều hành và có thể sẽ làm phân tâm trong việc điều hành doanh nghiệp.
Ngoài ra, vốn hóa của doanh nghiệp trên thị trường cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan trong nước và thế giới. Tại nhiều thời điểm, giá trị cổ phiếu trên thị trường hiện không phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp, vô hình chung ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu doanh nghiệp và gây bất lợi trong việc huy động thêm vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu và quan hệ đối tác kinh doanh trong khi công ty đang có nhu cầu tăng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Niêm yết hay không niêm yết – Đâu là lựa chọn tối ưu?
Rõ ràng, niêm yết là một bước tiến chiến lược đối với doanh nghiệp, giúp gia tăng uy tín, vốn dài hạn và tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp được xây dựng trên nền tảng văn hóa “gia đình trị” có thể gặp nhiều khó khăn khi niêm yết, khi họ phải chấp nhận thay đổi sang văn hóa quản trị đa dạng hướng tới sự minh bạch khi có sự tham gia của các cổ đông bên ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tư nhân sở hữu bởi một số ít cổ đông hay của gia đình, ít bị áp lực giám sát, yêu cầu minh bạch theo quản trị (ví dụ chế độ báo cáo, sổ sách kế toán tài chính), loại được khả năng bị thâu tóm, và tăng tốc độ của việc đưa quyết định.
Do đó, các doanh nghiệp đứng trước bài toán phải phát triển mở rộng, cần phải cân nhắc kỹ càng những rủi ro và thách thức để đưa ra lựa chọn chiến lược tối ưu và phù hợp với tầm nhìn phát triển dài hạn và văn hóa của doanh nghiệp mình. Và dù theo hướng nào, niêm yết hay không niêm yết, thì tư duy chiến lược và quản trị minh bạch vẫn là chìa khóa đối với doanh nghiệp để phát triển bền vững, đặc biệt trong thời đại CMCN 4.0.
Bùi Tuấn Minh (Phó tổng giám đốc phụ trách Thị trường doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp gia đình, Deloitte Việt Nam)
Theo baodautu.vn
Giá vàng SJC tăng nhẹ
Giá vàng trong nước sáng nay không có nhiều biến động trong khi giá kim loại quý trên thị trường thế giới tiếp tục neo ở mức cao.
Ảnh minh họa.
Khảo sát lúc 10h25 sáng nay (18/12), giá vàng miếng SJC tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đang ở ngưỡng 41,40 - 41,62 triệu đồng/lượng, tăng tiếp 30 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với giá khảo sát sáng qua.
Chênh lệch giá mua vào - bán ra vẫn ở mức 220 nghìn đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng Doji bán lẻ tại Hà Nội không có nhiều biến động, hiện vẫn đang niêm yết ở mức 41,43 - 41,58 triệu đồng/lượng.
Biểu đồ: Kitco
Cùng thời điểm, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco đang ở mức 1.476 USD/ounce, tăng 0,2 USD/ounce, tương đương gần 0,01% so với chốt phiên trước.
Quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank sáng nay, hiện giá vàng thế giới khoảng 41,31 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 90 nghìn đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng giao tháng 2 năm 2020 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.481 USD/ounce. Giá kim loại quý vẫn đang neo ở mức cao bất chấp dòng tiền đổ mạnh vào chứng khoán.
Theo giới chuyên gia, việc thế giới tiếp tục bất ổn và cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ khó lường là động lực mới cho mặt hàng kim loại quý.
LINH LINH
Theo Bizlive.vn
Vì sao doanh nghiệp FDI khó lên sàn? Nhiều doanh nghiệp FDI muốn lên sàn nhưng vẫn gặp khó khăn về cơ chế là vấn đề đã được nói đến nhiều năm nay. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự là do thiếu cơ chế, các nhà đầu tư không mặn mà với nhóm cổ phiếu có vốn nước ngoài, hay chính sách điều hành đang hướng tới mục tiêu khác? Ảnh...