“Bài toán khó” cho tham vọng tàu ngầm của hải quân Ấn Độ
Với tốc độ phát triển của các dự án tàu ngầm Ấn Độ, hạm đội tương lai của nước này sẽ rất ấn tượng. Nhưng thực tế là hầu hết các tàu ngầm đang trong biên chế đều sắp đến tuổi nghỉ hưu, và có thể trở thành một thách thức cho tham vọng 24 tàu ngầm của Ấn Độ vào năm 2030.
Tàu ngầm INS Kalvari. (Ảnh: Sputnik)
Sau hơn 5 năm trì hoãn, hải quân Ấn Độ ngày 14/12 đã nhận bàn giao INS Kalvari – tàu ngầm hiện đại lớp Scorpene mà họ mong đợi từ lâu. Dự án bắt đầu từ năm 2012- 2013 nhưng đã bị đình trệ do các tranh cãi và vấn đề kỹ thuật và tài chính. Chiếc INS Kalvari sẽ thuộc biên chế Bộ tư lệnh hải quân Tây Ấn, bảo vệ vùng biển Ấn Độ gần Pakistan.
INS Kalvari được giới thiệu là một trong những tàu ngầm tàng hình nguy hiểm nhất thế giới. Hải quân Ấn Độ chỉ có thể tận dụng tối đa sức mạnh tàu ngầm này sau khi trang bị đủ vũ khí chính, ngư lôi và các hệ thống động cơ đẩy khí độc lập (AIP). Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, việc mua sắm dàn khí tài quân sự trên INS Kalvari vẫn chưa thể thống nhất được. Bộ quốc phòng Ấn Độ cho biết mặc dù chưa ở trạng thái chiến đấu tốt nhất, việc triển khai tàu INS Kalvari sẽ tăng cường đáng kể khả năng tác chiến của hải quân.
Đây là tàu ngầm thứ 14 gia nhập đội tàu của hải quân Ấn Độ. Kế hoạch của nước này là sở hữu ít nhất 24 tàu ngầm vào năm 2030 để duy trì ưu thế ở Ấn Độ Dương. Khoảng năm 2021-2022, Ấn Độ sẽ dự kiến nhận thêm 5 tàu ngầm Scorpene còn lại. Tính đến năm 2030, hải quân Ấn Độ cũng sẽ có trong biên chế 6 tàu ngầm hạt nhân mới. Cũng trong thời gian này, 6 tàu ngầm khác của dự án P75 (I) đã được lên kế hoạch đặt mua, và các gói thầu của dự án đang được thông báo.
Video đang HOT
Tuy nhiên, kế hoạch này là một thách thức rất lớn đối với hải quân Ấn Độ khi 13 tàu ngầm hiện đang hoạt động đã 17-31 tuổi và cần được nâng cấp ngay. Hơn nữa, hầu hết các tàu này sẽ đến tuổi phải nghỉ hưu vào năm 2030.
“Mục tiêu 24 tàu ngầm là một thử thách rất khó khăn. Đây là vấn đề chúng tôi phải đặc biệt quan tâm, trong thời gian đó hải quân Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng cường năng lực cho các tàu ngầm lớp Shishumar và Sindhugosh”, ông Abhay K Singh (Retd), nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Quốc phòng và phân tích ở New Delhi, chia sẻ với Sputnik.
Theo các chuyên gia, thay vì đặt mục tiêu số lượng, Ấn Độ nên tập trung phát triển và nâng cấp đội tàu ngầm hiện có. “Cho đến thời điểm này, kế hoạch chỉ là tăng số tàu và chúng tôi vẫn chưa thể đạt được, đúng ra thì các hợp đồng nên tập trung vào chất hơn là vào lượng”, cựu đô đốc Rahul K. Shrawat nhận định.
Tùng Anh
Theo Dantri
Ấn Độ quyết định thuê tàu ngầm hạt nhân thứ ba từ Nga
Ấn Độ tiến hành kế hoạch thuê thêm một tàu ngầm Đề án 971 nhằm tăng sức mạnh cho lực lượng răn đe chiến lược của nước này.
Ấn Độ lựa chọn thuê thêm tàu ngầm Đề án 971 của Nga. Ảnh: Sputnik.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ quyết định tiến hành kế hoạch thuê tàu ngầm tấn công hạt nhân thứ ba từ Nga. New Delhi đã lựa chọn một tàu ngầm Đề án 971 "Shchuka-B", tương tự hai chiếc họ thuê trước đó. Quá trình đại tu và hiện đại hóa tại Nga dự kiến kéo dài trong 6 năm, tàu ngầm sẽ mang tên INS Chakra-III khi đưa vào biên chế hải quân Ấn Độ, Sputnik ngày 12/9 đưa tin.
"Việc thuê thêm một tàu ngầm tấn công hạt nhân từ Nga không chỉ là điều khôn ngoan mà còn rất cấp thiết với an ninh quốc gia Ấn Độ. Nó có thể tác chiến tại các vùng biển xa xôi, nơi tàu mặt nước và không quân hải quân không thể hoạt động", đại tá Gurpreet S. Khurana, phó giám đốc Tổ chức Hàng hải Quốc gia Ấn Độ, cho biết.
Nga sẽ thay thế 28 tên lửa hành trình RK-55 Granat (tầm bắn 3.000 km) trên tàu ngầm này bằng hệ thống tên lửa Klub-S (tầm bắn 300 km) theo thỏa thuận kiểm soát xuất khẩu tên lửa tiến công (MTCR), vốn cấm xuất khẩu tên lửa có tầm bắn trên 300 km.
Ấn Độ cũng đang chờ việc bàn giao tàu ngầm Đề án 971 thứ hai mà New Delhi ký hợp đồng thuê với Moscow hồi năm ngoái. Hiện hải quân Ấn Độ chỉ biên chế hai tàu ngầm hạt nhân tấn công. Tàu cũ nhất là INS Chakra được thuê từ Nga và biên chế tháng 4/2012. Chiếc còn lại là INS Arihant, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo do Ấn Độ tự đóng và biên chế tháng 8/2016.
Hai nước đang thỏa thuận điều khoản cho phép Ấn Độ cử chuyên gia tới Nga quan sát và hỗ trợ quá trình đại tu, hiện đại hóa tàu ngầm, góp phần giúp New Delhi làm chủ công nghệ đóng tàu. Ấn Độ có kế hoạch chế tạo ít nhất 6 tàu ngầm hạt nhân với chi phí khoảng 12 tỷ USD.
Hai tàu lớp Shchuka-B đang chờ đại tu tại nhà máy Severodvinsk. Ảnh: Airbase.ru.
Tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ hạt nhân Đề án 971 "Shchuka-B" được Liên Xô biên chế chính thức vào năm 1986. Phiên bản nâng cấp trang bị lò phản ứng hạt nhân OK-650M, cho phép tàu di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 65 km/h khi lặn.
Shchuka-B có thể lặn tới độ sâu tối đa 600 m, gấp đôi những tàu ngầm tương tự của Mỹ. Tàu trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm (28 quả) và 4 ống phóng ngư lôi 650 mm (12 quả), 3 bệ phóng tên lửa phòng không Igla-M và 28 tên lửa hành trình RK-55 Granat.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Lo Trung Quốc bủa vây, Ấn Độ chi bộn tiền sắm tàu ngầm Sau nhiều năm trì hoãn, hải quân Ấn Độ đang chuẩn bị tiếp nhận một trong những công cụ chiến đấu đáng gờm và có khả năng tàng hình tốt nhất thế giới: INS Kalvari - tàu ngầm tấn công được đặt tên theo một loài cá mập hổ dưới biển sâu. Tàu ngầm INS Kalvari. Ảnh: Getty Images. Sự kiện đưa vào...