Bài toán khó cho Apple thời Covid-19: Liệu có thể sản xuất iPhone mới? Ai sẽ là người mua?
Apple hiện đang phụ thuộc khá lớn vào Trung Quốc cả về nguồn cung lẫn thị trường tiêu thụ. Nhưng liệu tình thế có thay đổi trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang ngày càng diễn biến phức tạp?
Đối với Apple Inc., công ty có giá trị lớn nhất nước Mỹ hiện nay, cơn khủng hoảng Covid-19 đặt ra nhiều câu hỏi cấp thiết về cả cung lẫn cầu.
Về phía cung, nhiều nhà máy nằm trong chuỗi sản xuất của Apple tại Châu Á vẫn đang đóng cửa kể từ sau Tết Nguyên đán khi dịch viêm đường hô hấp cấp do coronavirus khởi phát tại Trung Quốc. Chuỗi sản xuất bị đóng cửa này bao gồm các nhà máy lắp ráp iPhone – cỗ máy kiếm tiền lớn nhất của Apple, khiến ông lớn ngành công nghệ “lao đao”.
Trước bối cảnh đó, Trung Quốc thực hiện biện pháp phong toả nhằm kiểm soát dịch bệnh, một số nhà máy của Apple tại đây vẫn duy trì hoạt động; tuy nhiên bức tranh này cũng không mấy tươi sáng.
Có vẻ ở thời điểm hiện tại, Apple đã trì hoãn việc tiết lộ thêm thông tin về mẫu iPhone SE2 với giá thành rẻ hơn và dự kiến sẽ ra mắt… hồi tháng 3.
Khi Covid-19 bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới và khiến các nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, câu hỏi về việc liệu người tiêu dùng có còn sẵn sàng bỏ một khoản tiền lớn cho những chiếc điện thoại của Apple hay không chắc chắn đang khiến CEO Tim Cook phải “đau đầu”.
Apple đã từng thắng lớn trước khi Covid-19 bùng phát. Hãng công bố mức doanh thu kỷ lục trong quý mua sắm trước đó và tiết lộ việc dự kiến ra mắt những chiếc iPhone 5G đầu tiên vào tháng 9 tới. Nhưng ở thời điểm hiện tại, cơn bão mang tên Covid-19 này có thể khiến ông lớn làng công nghệ phải “cân nhắc lại”.
Tương tự, câu hỏi về thị trường tiêu thụ được đặt ra cho hầu hết các sản phẩm khác của Apple như iPads, Macbook, thậm chí cả tai nghe. Tuy vậy, mảng dịch vụ của Apple có thể vẫn sẽ ổn định khi mà hầu hết mọi người ở nhà, họ sẽ truy cập nhiều hơn vào App Store, Apple Music hay các dịch vụ video và trò chơi trên các thiết bị của Apple.
Những con số nói gì?
Doanh thu: Apple dự kiến doanh thu của hãng sẽ đạt từ 63 đến 67 tỷ USD trong quý kết thúc vào tháng 3. Tình hình lạc quan trước đó khiến hồi cuối tháng 1 các nhà phân tích của FactSet dự báo doanh thu của hãng có thể đạt 65,1 tỷ USD. Tuy nhiên, sau khi kết thúc quý I, con số dự báo chỉ là 57,3 tỷ USD. Dự báo cho cả năm tài chính 2020, các chuyên gia nhận định rằng mức doanh thu của hãng chỉ đạt khoảng 270,45 tỷ USD; giảm so với con số dự báo 273,88 tỷ USD hồi cuối tháng 1.
Video đang HOT
Lợi nhuận: Các nhà phân tích dự báo mức lợi nhuận hiện tại của Apple chỉ đạt khoảng 2,45USD/ cổ phiếu; giảm so với con số dự báo 2,71USD/ cổ phiếu hồi cuối tháng 2 và 2,99USD/ cổ phiếu hồi tháng 1. Đối với cả năm tài chính 2020, các nhà phân tích dự báo cổ phiếu Apple có thể tăng tối đa 12,83USD/ cổ phiếu. Tất nhiên con số này cũng giảm so với mức dự báo 13,8USD/ cổ phiếu hồi cuối tháng 1.
Biến động cổ phiếu: Cổ phiếu Apple sụt giảm 13,4% giá trị trong quý đầu năm 2020 khi chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 11%.
Các nhà lãnh đạo Apple nói gì?
Ngày 17/2: Đại diện Apple tiết lộ nhu cầu cho các sản phẩm Apple tại Trung Quốc hiện bị ảnh hưởng nặng nề do Covid-19 bùng phát ở quốc gia này. Apple đã đóng cửa toàn bộ store tại Trung Quốc ở thời điểm đó và lo ngại về niềm tin người tiêu dùng giảm ngay cả khi các store mở cửa trở lại. Đồng thời, hãng cũng đưa ra cảnh báo về việc nguồn cung iPhone toàn cầu có thể bị ngưng trệ do sản xuất chậm hơn dự kiến sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán ở châu Á. Sự thiếu hụt nguồn cung iPhone sẽ khiến doanh thu của Apple bị ảnh hưởng trong quý đầu năm.
Ngày 27/2: Chia sẻ trên Fox Business, CEO Tim Cook tiết lộ các nhà máy của Apple tại châu Á đang tăng cường hoạt động sản xuất trở lại sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán kéo dài.
Ngày 13/3: Apple tuyên bố sẽ tạm thời đóng cửa các store của mình trên thế giới trừ do lo ngại ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh. “Chúng tôi chưa biết chắc chắn khi nào mới tới đỉnh dịch và rủi ro vẫn luôn tiềm ẩn”, công ty này tiết lộ.
Ngày 5/4: CEO Tim Cook cho biết trong một bài đăng trên Twitter việc Apple tìm cách sản xuất khoảng 1 triệu khẩu trang mỗi tuần cho các nhân viên y tế. Đến thời điểm hiện tại, hãng đã quyên góp hơn 20 triệu khẩu trang cho ngành y tế trên khắp nước Mỹ.
Các nhà phân tích nói gì?
Aaron Rakers – chuyên gia phân tích của Wells Fargo: “Từ góc độ nguồn cung, chúng tôi đang nhìn thấy những con số tích cực từ thị trường Trung Quốc. Ví dụ, Foxconn báo cáo năng lực sản xuất tăng nhanh hơn dự kiến. Hơn nữa, phố Wall đã sẵn sàng cho các nhà đầu tư tăng tốc sau tháng ba. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên tạm chấp nhận mức giá cổ phiếu Apple thấp hơn khoảng 30% so với dự kiến ban đầu”.
Katy Huberty – chuyên gia phân tích của Morgan Stanley: “Apple đang phải đối mặt với phản ứng “đòn bẩy tiêu cực” từ phía người tiêu dùng khi họ đóng các cửa hàng bởi công ty vẫn duy trì trả lương cho nhân viên bán lẻ và đầu tư theo đúng lộ trình trong giai đoạn không có doanh thu hiện nay”. Đồng thời bà cũng hạ dự báo giá cổ phiếu Apple từ 368USD xuống 328USD vào tháng 3 nhưng vẫn duy trì mức xếp hạng cao đối với cổ phiếu này.
Kyle McNealy – chuyên gia phân tích của Jefferies: “Mặc dù chúng ta không thể thay đổi những con số này theo hướng tích cực hơn, hãy cân nhắc đến tác động tích cực của mảng dịch vụ khi hầu hết người dùng ngồi nhà như hiện nay có thể bù đắp vào áp lực giảm doanh thu do đóng cửa các store”. Ông giảm mức dự báo cho cổ phiếu Apple từ 370USD xuống còn 320USD và khẳng định đây vẫn là cổ phiếu đáng mua.
Timothy Arcuri – nhà phân tích của UBS: “Những thách thức của chuỗi cung ứng đã nhường chỗ cho những lo ngại về nhu cầu trên toàn cầu. Nếu tình trạng này kéo dài đến tháng 6, rất có thể Apple sẽ phải hoãn việc ra mắt iPhone 5G vào mùa thu này. Tuy vậy, đây vẫn là cổ phiếu đáng mua và tôi giảm mức dự báo cho cổ phiếu này từ 355USD xuống mức 335USD”.
Daniel Ives – nhà phân tích của Wedbush: “Apple sẽ chứng kiến một vài sự sụt giảm, nhưng sẽ không có sự sụt giảm nhu cầu lớn nào bởi hãng đang hứa hẹn ra mắt một tính năng mới chưa từng có từ trước đến nay cho các sản phẩm iPhone của mình”. Ông dự báo giá cổ phiếu Apple có thể duy trì ở mức 335USD/ cổ phiếu và đây vẫn là cổ phiếu đáng mua. Đồng thời, chuyên gia của Wedbush hy vọng việc ra mắt iPhone 5G có thể trì hoãn muộn nhất tới kỳ nghỉ lễ năm nay.
Hà My
ILO: Lao động trong lĩnh vực nào bị tác động vì suy thoái Covid-19 nhiều nhất?
Dưới tác động kinh tế của đại dịch Covid-19, nhiều lĩnh vực kinh tế then chốt được xác định sẽ phải hứng chịu sự sụt giảm mạnh trong sản lượng đầu ra, lao động trong những lĩnh vực này sẽ đặc biệt cảm nhận rõ những khó khăn do rủi ro về kinh tế mang lại.
Ảnh: SCMP
Ngày 7/4, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã cập nhật báo cáo nhanh về tác động của dịch bệnh Covid-19 đến thị trường lao động toàn cầu.
Số liệu ước tính toàn cầu từ ILO cho thấy cuộc khủng hoảng Covid-19 gây nên sự sụt giảm chưa từng có của các hoạt động kinh tế và số giờ làm việc. Tính đến ngày 1/4/2020, số liệu ước tính cho thấy số giờ làm việc của quý này (Quý II) sẽ giảm khoảng 6,7%, tương đương với 195 triệu người lao động làm việc toàn thời gian.
Ngày càng nhiều nơi áp dụng biện pháp phong tỏa một phần hay toàn diện, dẫn đến việc hạn chế hoạt động của doanh nghiệp và hạn chế việc di chuyển của phần đông người lao động. Với nhiều người lao động và doanh nghiệp, điều này có nghĩa là họ không thể tiếp tục làm việc, trong khi đó những người khác phải thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc.
Các biện pháp can thiệp này đã ảnh hưởng nặng nề tới nhiều hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ (dịch vụ lưu trú và ăn uống, thương mại bán lẻ v.v) trong khi lĩnh vực sản xuất thì bị gián đoạn trong dọc chuỗi cung ứng (ví dụ ngành sản xuất ô tô) và nhu cầu hàng hóa giảm mạnh.
Đại dịch Covid-19 gây nên những tác động rộng khắp, sâu sắc và chưa từng có tiền lệ đối với việc làm. Việc điều chỉnh quy mô việc làm thường chỉ được thực hiện khi kinh tế suy giảm do một số yếu tố cản trở (chẳng hạn như tỷ lệ thất nghiệp tăng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009).
Những lĩnh vực có nguy cơ cao nhất
Theo ILO, các ngành chịu tác động nhiều nhất của Covid-19 là dịch vụ lưu trú, ăn uống; bất động sản; hoạt động kinh doanh và hành chính; sản xuất và bán buôn bán lẻ sửa chữa xe máy.
Dựa trên dữ liệu kinh tế và tài chính theo thời gian thực, tác động của khủng hoảng đến kết quả kinh tế có thể được đánh giá phân theo ngành (tuy nhiên việc phân ngành còn hạn chế tùy thuộc sự sẵn có của dữ liệu toàn cầu).
Từ đánh giá này có thể thấy nhiều lĩnh vực kinh tế then chốt được xác định sẽ phải hứng chịu sự sụt giảm mạnh trong sản lượng đầu ra, trong đó bao gồm các dịch vụ lưu trú và ăn uống, sản xuất, thương mại bán buôn và bán lẻ, bất động sản và các hoạt động kinh tế. Đây là những lĩnh vực thâm dụng lao động và tuyển dụng hàng triệu người lao động, thường là được trả lương thấp, với trình độ kỹ năng thấp, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn uống và bán lẻ.
Những người lao động trong những lĩnh vực này sẽ đặc biệt cảm nhận rõ những khó khăn do rủi ro về kinh tế mang lại. Những lĩnh vực này sử dụng 1,25 tỷ lao động trên toàn thế giới, chiếm gần 38% lực lượng lao động toàn cầu. Tùy thuộc vào thực trạng của mỗi quốc gia, những người lao động này đang phải đối mặt với sự sụt giảm mạnh mẽ và tồi tệ về số giờ làm việc, cắt giảm tiền lương và bị sa thải và tất cả mọi người trong số họ gộp lại tạo nên những con số ước tính của mô hình nowcasting thể hiện ở trên.
Trong số các lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất, phân ngành thương mại bán buôn và bán lẻ có tỷ trọng lao động bị ảnh hưởng lớn nhất. Họ vốn thường là những người được trả lương thấp và không được bảo vệ. Nhóm 482 triệu lao động này gồm có nhân viên thu ngân, nhân viên kho bãi, nhân viên bán hàng và các công việc khác có liên quan.
Trong các lĩnh vực đó, những người lao động làm các công việc được xét là thiết yếu (ví dụ như giao đồ ăn) vẫn có thể tiếp tục làm việc nhưng họ phải đối diện với nhiều hơn với rủi ro về sức khỏe nghề nghiệp.
Lao động làm việc trong các lĩnh vực kinh doanh không thiết yếu thì phải đóng cửa trên diện rộng và phải đối mặt với tình trạng sụt giảm mạnh về việc làm và số giờ làm việc. Các dịch vụ lưu trú và ăn uống cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tác động tới 144 triệu lao động. Ở một số quốc gia, lĩnh vực này hầu như phải đóng cửa hoàn toàn, còn ở những nơi vẫn có thể hoạt động thì phải chứng kiến sự sụt giảm mạnh về nhu cầu dịch vụ. Hơn một nửa số lao động này là phụ nữ.
Hoàng An
Hàng loạt chính sách kích cầu được đưa ra, ô tô trước cơ hội rẻ hơn tới hàng trăm triệu đồng Hàng loạt các đề xuất mới cùng với các chương trình khuyến mãi lớn được kỳ vọng là giải pháp tạm thời để bình ổn thị trường ô tô trong giai đoạn khó khăn này. Ảnh minh họa. Thị trường ô tô Việt Nam đang rơi vào cảnh khó khăn chung do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Theo báo cáo số liệu...