Bài toán hóc búa nhất của Tổng thống Mỹ tiếp theo
Ai chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 8/11 tới đều sẽ phải đối mặt với vấn đề hóc búa nhất: Xoay sở quan hệ với Nga.
Tại một hội nghị thường niên của các chuyên gia Nga, Tổng thống Vladimir Putin không chỉ đưa ra lời chỉ trích thường thấy đối với những hành động được cho là sai trái của Mỹ trên trường quốc tế. Ông còn giải thích rõ tại sao mình cảm thấy vô ích khi cố hợp tác với Washington.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Không thể nào đồng ý với các ông. Những gì được nhất trí không được thực thi”, hãng tin Bloomberg dẫn lời Putin nói về Mỹ thông qua một phiên dịch viên trong một phiên vấn đáp kéo dài 3 giờ đồng hồ.
Với vẻ thoải mái, Putin dẫn ra một loạt ví dụ, trong đó có việc Mỹ từng nhất trí miệng rằng sẽ không mở rộng NATO. Ông nhắc đến một thỏa thuận ngừng bắn chết yểu mới đây ở Syria. Nhà lãnh đạo Nga nói rằng lệnh ngừng bắn đổ vỡ vì Mỹ hứa nhưng không phân biệt nổi quân nổi dậy Syria ôn hòa với các nhóm khủng bố ở Aleppo, và thậm chí còn bỏ bom một căn cứ quân sự Syria làm hơn 60 binh sĩ thiệt mạng.
Mỹ giải thích vụ tấn công là một sai sót, và Nga nên cho nỗ lực hòa bình thêm thời gian. Ngoại trưởng John Kerry chỉ trích việc bắn phá Aleppo có thể tạo thành tội ác chiến tranh.
Các công kích của Putin chĩa vào chính phủ Mỹ cả trước kia và bây giờ không dừng lại ở đó. Ông tiếp tục khẳng định Nga đã chán ngấy kiểu hành xử kẻ trên của Mỹ trong một phần tư thế kỷ qua. Thay vì được tham vấn như một đối tác bình đẳng thì Nga phải nhận các quyết định như việc đã rồi.
“Không có đối thoại, đó là vấn đề. Một quyết định được đưa ra sẵn và chúng tôi được bảo đó là quyết định đúng”, Putin bình luận tại cuộc gặp Câu lạc bộ Valdai của các nhà phân tích Nga và nước ngoài, được tổ chức gần khu nghỉ mát Sochi bên bờ biển Đen.
Video đang HOT
Cùng lúc đó, nhà lãnh đạo Nga nhắc lại một cụm từ mang tính ngoại giao: rằng ông sẽ làm việc với một tổng tư lệnh mới của Mỹ, dù người đó có thể là ai. Putin dường như cũng giảm nhẹ những điều kiện ông đặt ra để Nga quay trở lại thỏa thuận năm 2000 với Mỹ về tiêu hủy plutonium cấp độ vũ khí đang dư thừa.
Một số điều kiện trong số đó nằm trong khả năng đáp ứng của một Tổng thống Mỹ và tối hậu thư của Putin được một số người hiểu như sự định giá cho bất kỳ một sự nối lại quan hệ nào.
Có lúc Putin bị chất vấn rằng, nếu muốn cải thiện nền kinh tế Nga thì ông phải theo đuổi một chính sách ngoại giao bớt hiếu chiến hơn. Ông trả lời rằng: “Chúng ta đều muốn xuống thang căng thẳng địa chính trị, nhưng không phải bằng một đám tang. Chẳng có ai hài lòng nếu chúng ta phải tự chôn mình để tháo ngòi căng thẳng địa chính trị”.
Andrey Kortunov, Tổng giám đốc Hội đồng Các vấn đề quốc tế Nga, cho rằng, những lời của ông Putin có nghĩa là nhượng bộ trước những yêu sách của phương Tây về Syria hoặc Ukraina “không chỉ là một trò chơi tổng 0, mà còn dẫn đến sự sụp đổ của đất nước”.
Theo Kortunov, vì mối quan hệ Mỹ – Nga có tầm quan trọng chiến lược nên sẽ là khôn ngoan nếu tổng thống Mỹ tiếp theo nỗ lực khởi động lại với Putin. Mặc dù vậy, chuyên gia này cho rằng điều đó sẽ vô cùng khó.
Nếu Hillary Clinton thắng cử ngày 8/11, các cáo buộc hacker Nga là thủ phạm trộm email từ máy chủ của Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ có thể sẽ khiến cho sự phục hồi quan hệ trở nên khó khăn hơn. Hôm 27/10, Putin bác bỏ ý kiến chỏ rằng Moscow đã tìm cách tác động cuộc bầu cử Mỹ.
Lĩnh vực hiệu quả nhất mà hai cựu thù có thể hợp tác vừa qua là kiểm soát vũ khí. Nhưng với những gì ông Putin tuyên bố mới đây thì dường như ông có rất ít sự quan tâm dành cho vấn đề này.
Ngoài hiệp ước về Plutonium, Putin còn phê phán Hiệp ước Tên lửa tầm trung năm 1987. Ông than phiền nó buộc Liên Xô cũ phải tiêu hủy các tên lửa hạt nhân tầm trung phóng đi từ đất liền, trong khi để Mỹ giữ nguyên các tên lửa phóng đi từ biển và trên không, và các nước như Iran tự do phát triển tên lửa từ đất liền của họ.
Khi được hỏi về màn thể hiện sức mạnh hạt nhân mới đây, trong đó có việc triển khai các tên lửa hạt nhân tới biên giới giáp Ba Lan, Putin lạnh lùng khẳng định lá chắn hạt nhân đã đảm bảo được hòa bình trong Chiến tranh Lạnh. Ông nhắc lại mình từng cảnh báo George W. Bush rằng nếu NATO không từ bỏ các kế hoạch triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo ở châu Âu thì Nga sẽ phải nâng cao vị thế tấn công của mình.
Putin cho biết, chính Tổng thống Bush bảo ông rằng hãy làm bất kể thứ gì ông thấy cần thiết. Và nhà lãnh đạo Nga nhớ rõ như in những lời đó.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Tổng thống Putin: Nga hầu như không quan tâm đến bầu cử Mỹ
Ý kiến cho rằng Nga quan tâm đến bầu cử Tổng thống Mỹ là do truyền thông tạo ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, và nói thêm rằng Moscow "hầu như không quan tâm" đến kết quả này.
Tổng thống Nga cũng tuyên bố sẵn sàng làm việc với bất kỳ vị tổng thống Mỹ nào trong tương lai.
"Những hình ảnh (cho rằng Nga ủng hộ một ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ) đã được truyền thông tạo nên", ông Putin tiết lộ tại sự kiện Valdai Discussion Club ngày 28/10, và nói thêm rằng sự việc này là hành động cố ý và có mục địch.
"Ý tưởng này đã được &'gieo' thành công vào suy nghĩ chung ở Mỹ ... với mục tiêu duy nhất ... để bảo vệ lợi ích của ứng cử viên của đảng Dân chủ trong cuộc cạnh tranh với ứng cử viên của đảng Cộng hòa, trong trường hợp này chính là với ông Trump", Tổng thống Nga nhấn mạnh.
Tổng thống Putin - Ảnh: RT.
Truyền thông Mỹ "đầu tiên miêu tả Nga là kẻ thù và sau đó nói rằng Trump là người được người Nga yêu mến", ông Putin nói, đồng thời tố cáo các chiến thuật này là "vô nghĩa tuyệt đối."
"Điều này là hoàn toàn vô giá trị, và nó chỉ là một phương thức đấu tranh trong chính trị nội bộ, cũng như một cách để điều khiển ý thức mọi người trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ", ông Putin khẳng định.
Ông tiếp tục nói rằng Nga không quan tâm đến chiến thắng của bất kỳ ứng cử viên Tổng thống Mỹ nào, và sẵn sàng hợp tác với bất kỳ ai. "Nói chung, chúng ta hầu như không quan tâm về điều đó", Tổng thống Nga nói.
Đồng thời, ông Putin nhấn mạnh rằng, Nga hoan nghênh những &'lời nói' và ý định liên quan đến bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Nga, dù do "bất cứ ai nêu lên".
Ông Putin nói, thật khó để làm việc với chính quyền Mỹ hiện nay, vì Washington không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo bất kỳ thỏa thuận nào. Tổng thống Nga cũng nói thêm rằng Moscow đã sẵn sàng để bắt đầu làm việc với một vị tổng thống mới của nước Mỹ.
Tổng thống Nga cũng cho rằng, việc "cố ý mô tả Nga là nguy hiểm về mọi khía cạnh", được dùng như một công cụ chính trị trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, sẽ "ảnh hưởng dài hạn thực chất đến mối quan hệ hai quốc gia".
Donald Trump "đã chọn phương pháp riêng của mình để đến được tới trái tim của các cử tri", ông Putin cho biết, và nói thêm rằng ứng cử viên đảng Cộng hòa phải có một lý do đằng sau hành vi ngông cuồng của mình.
"Ông Trump chỉ đại diện cho những con người bình thường và tự mô tả mình là một người đàn ông bình thường, đồng thời chỉ trích những người đã nắm quyền lực trong nhiều thập kỷ," ông Putin nói thêm.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Điện Kremlin đáp trả tuyên bố của Ukraine về việc ông Putin đến thăm Crimea Tổng thống Nga Vladimir Putin có quyền đến thăm bất kỳ khu vực nào của Nga, bao gồm cả bán đảo Crimea, phát ngôn viên của người đứng đầu nhà nước Dmitry Peskov tuyên bố trong khi bình luận về ý kiến phản đối của Ukraine vì chuyến thăm Crimea của ông Putin. Tổng thống Nga Vladimir Putin "Ukraine có tập tục đưa...