Bài toán chưa có lời giải
Sau vài năm bị chỉ trích từ nhiều phía, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) đã trở lại trung tâm của vũ đài địa chính trị châu Âu trong cuộc khủng hoảng liên quan tới Ukraine.
Bài toán về vị trí của Kiev trong mối quan hệ phức tạp giữa Moskva và phương Tây vẫn chưa có lời giải.
Biểu tượng của NATO cùng cờ của Liên minh châu Âu và Ukraine tại Kiev, Ukraine. Ảnh: Getty Images
Giữa tháng 2, đơn vị lính Mỹ đầu tiên đã tới Romania để tăng cường sức mạnh cho sườn phía Đông của NATO, theo cam kết của Tổng thống Mỹ Joe Biden bổ sung 3.000 quân đến châu Âu như động thái trấn an đồng minh giữa lúc căng thẳng Nga-Ukraine lên đến đỉnh điểm. Trước đó, Đức đã tuyên bố gửi thêm 300 quân đến Lítva để hỗ trợ cho lực lượng NATO ở Bắc Âu, còn Đan Mạch thì đặt các đơn vị quân đội nước này nằm trong diện có thể được NATO huy động vào tình trạng báo động. Cả Pháp, nước đang kêu gọi củng cố “tự chủ chiến lược” cho Liên minh châu Âu (EU), cũng đề cập đến khả năng triển khai hàng trăm lính đến Romania trong khuôn khổ chiến dịch của NATO.
Không khó để nhận ra rằng NATO đã phản ứng rất mạnh mẽ với cuộc khủng hoảng được cho là liên quan trực tiếp đến an ninh của các nước đồng minh phía Đông. Điều này xuất phát từ thực tế, đối với cả Nga và phương Tây, Ukraine có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong bàn cờ lớn thế giới. Từ lâu, trong thế chiến lược của lục địa Á-Âu, Ukraine luôn được quan tâm vì nước này là trung tâm tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ tại lục địa Á-Âu, cửa ngõ chiến lược án ngữ con đường hướng sang phía Tây của Nga và ra Địa Trung Hải. Năm 1997, chiến lược gia kỳ cựu Zbigniew Brzezinski (Mỹ) cho rằng Washington nên giành quyền kiểm soát Ukraine để ngăn chặn nước Nga khôi phục ảnh hưởng trong khu vực mà trong Chiến tranh Lạnh từng gắn bó với Liên Xô.
Vì những lý do đó, những động thái điều chuyển quân Nga tại khu vực gần biên giới Ukraine kéo dài trong nhiều tháng đã trở thành cái cớ để phương Tây lớn tiếng cảnh báo về nguy cơ một cuộc tấn công của Moskva nhằm vào Kiev. Bất chấp những tuyên bố bác bỏ của Moskva, những lời trấn an của chính Kiev và thái độ bình tĩnh của nhiều nước châu Âu, Washington đều đặn sử dụng tất cả các công cụ trong cỗ máy truyền thông để cảnh báo thế giới về một cuộc chiến tranh sắp nổ ra. Chiến dịch thổi lửa của Mỹ đã đẩy châu Âu-NATO vào tình thế hết sức hoang mang, một phần lớn do không nắm được hoàn toàn ý đồ của hai trong số rất ít nhân tố chính quyết định xu hướng của cuộc khủng hoảng: Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Quan ngại của các nước châu Âu càng lớn dần khi Nga và Mỹ lần lượt bác bỏ các để xuất an ninh của nhau.
Suốt vài tháng qua, NATO đã theo đuổi cách tiếp cận kép nhằm tháo ngòi nổ căng thẳng. Một mặt, NATO duy trì thái độ hết sức cứng rắn đối với Nga. Đầu tiên, tổ chức này, với tư cách là một khối thống nhất, đã bác bỏ hoàn toàn yêu cầu của Nga liên quan đến Ukraine và chính sách mở rộng liên minh. Phát biểu sau cuộc gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại trụ sở ở Brussels giữa tháng 12/2021, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định “sẽ không thỏa hiệp về quyền của Ukraine được lựa chọn con đường đi của mình, chúng ta sẽ không thỏa hiệp về quyền của NATO bảo vệ tất cả các đồng minh và chúng ta cũng không thỏa hiệp về việc NATO duy trì quan hệ đối tác với Ukraine”. Đến cuối tháng 1, tuyên bố này đã được cụ thể hóa bằng một lá thư ngoại giao chính thức.
Mặt khác, liên minh quân sự để ngỏ cánh cửa ngoại giao, các nước thành viên chủ chốt tích cực vào cuộc và kết hợp chặt chẽ với các thiết chế của phương Tây khác, đặc biệt là EU, với hy vọng thuyết phục Moskva bằng cả những đề nghị đối thoại lẫn đe dọa trừng phạt. Lần lượt hàng chục chuyến đi con thoi và cuộc điện thoại giữa Tổng thống Nga với lãnh đạo phương Tây đã dần dần làm cho tình hình tạm lắng dịu, nhất là sau khi Nga tuyên bố kết thúc các cuộc tập trận gần biên giới Ukraine và bắt đầu điều chuyển lực lượng về doanh trại.
Tuy vậy, các động thái hòa hoãn của Moskva dường như không nhận được phản ứng tương tự từ phía NATO. Tại hội nghị Bộ trưởng quốc phòng NATO ngày 17/2, các nước thành viên đã ra tuyên bố chung cảnh báo Nga “sẽ phải trả giá đắt” nếu tấn công Ukraine. Tuyên bố của NATO không đề cập đến những tín hiệu giảm căng thẳng của Moskva trong mấy ngày qua.
Việc phát sinh căng thẳng Nga-Ukraine không phải bất ngờ do tính chất nhạy cảm của quan hệ hai nước, hơn nữa căng thẳng leo thang từng bước suốt nhiều tháng nay. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là NATO có vẻ đã siết chặt hàng ngũ để đối phó với sự biểu dương sức mạnh của nước Nga. Ít ai có thể tưởng tượng chỉ cách đây một thời gian ngắn, một tổng thống Mỹ đã lớn tiếng chỉ trích liên minh quân sự hùng mạnh nhất thế giới thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh là “lỗi thời”, Tổng thống Pháp coi đó là “chết não” còn Thổ Nhĩ Kỳ, gia nhập NATO từ năm 1952 – bỏ ra hàng tỷ USD để sắm tên lửa phòng không S-400 của Nga và mở chiến dịch quân sự tại Syria chống lại lực lượng dân quân người Kurd đồng minh của phương Tây, sau đó đe dọa hải quân Hy Lạp, một nước thành viên khác, tại Địa Trung Hải. Cuộc rút quân vội vã của Mỹ khỏi Afghanistan mà không tham vấn trước các đồng minh càng làm cho bức tranh thêm u ám. Giới nghiên cứu phương Tây đa số có chung nhận xét, cuộc khủng hoảng Ukraine đã trao cho NATO cơ hội níu kéo được lý do để tiếp tục tồn tại, nhân danh bảo vệ phương Tây trước sức mạnh của nước Nga.
Video đang HOT
Nếu nhìn vào phản ứng của NATO và Mỹ, cũng như những bước đi của Nga gần đây, rất dễ rút ra một kết luận là, Moskva đã không đạt được những mục tiêu như tuyên bố. Nhưng trên thực tế, Nga đã đạt được rất nhiều kết quả quan trọng, mà điều đầu tiên là buộc NATO nói riêng và phương Tây nói chung chấp nhận đối thoại về cơ cấu an ninh châu Âu, theo chương trình nghị sự và thời gian biểu do Moskva áp đặt. Trong một thời gian dài, những quan ngại của Nga đối với sự mở rộng ảnh hưởng của NATO sang phía Đông, phương Tây tăng cường quân lực tại một số nước thành viên mới thông qua chương trình Hiện diện ở phía trước (EFP) bằng cách diễn giải tùy tiện Định ước cơ bản Nga-NATO về quan hệ, hợp tác và an ninh năm 1997, … đã bị phớt lờ.
Quan hệ Nga-NATO sẽ còn sóng gió, ngay cả trong những ngày sắp tới khi cả Mỹ và NATO vẫn theo dõi tuyên bố rút quân của Nga với sự dè dặt. Câu hỏi đặt ra là, trong trường hợp căng thẳng giảm bớt, Ukraine sẽ có chỗ đứng như thế nào trong cuộc cờ lớn tại châu Âu? Rõ ràng, Nga sẽ không thể thỏa hiệp về việc Ukraine tiến dần lại với quỹ đạo phương Tây, dù triển vọng nước này trở thành một thành viên NATO còn rất xa vời và không thể nằm trong chương trình nghị sự của bất cứ nước châu Âu nào. Nhưng ngay cả đối với phương Tây, việc xác định cho Ukraine một thế đứng mới phù hợp với những toan tính chiến lược của họ đồng thời không chọc giận “người láng giềng lớn phía Đông” cũng không hề là một điều dễ dàng. “Cần phải tìm kiếm ngay lập tức một thuật ngữ cơ bản”, Tổng thống Macron nói với các phóng viên tháp tùng ông trên chuyên cơ đến Kiev cách đây hơn một tuần. “Tôi nghĩ chúng ta phải phát minh ra một điều gì mới, ngay cả từ định nghĩa”, ám chỉ mô hình Phần Lan hóa có thể không phù hợp. Thực tế, mô hình này, mặc dù có thể làm cho Nga hài lòng, đã bị nhiều nước phản đối, nhất là Ba Lan và chắc chắn cả Ukraine. Trước mắt, các nhà lãnh đạo phương Tây tạm bằng lòng với việc khẳng định việc Ukraine gia nhập NATO “không nằm trong chương trình nghị sự” của khối.
Song song với đó, Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng NATO cũng công bố quyết định tiếp tục gia tăng hiện diện quân sự ở Đông Âu. Ngày 17/2, hàng trăm lính dù Mỹ đã được triển khai sang Ba Lan, cách biên giới Ukraine chỉ vài trăm km. Những đợt triển khai này có thể không phải là tạm thời. Bà Amelie Zima, chuyên gia về NATO của Đại học Paris-Pantheon- Assas nhận xét: “Nếu không có tín hiệu hạ nhiệt căng thẳng rõ ràng từ phía Nga, các nước Đông Âu sẽ không chấp nhận để NATO rút quân”. Sau hội nghị thượng đỉnh Vácsava 2016, tức là hai năm sau khi Nga sáp nhập Cremea, NATO đã quyết định triển khai 4 lữ đoàn cơ động đến các nước Baltic và Ba Lan trong khuôn khổ chương trình EFP. Đến nay, lực lượng này vẫn chưa rút đi. Sự hiện diện song song của quân đội Nga và NATO ở Đông Âu sẽ còn khiến mâu thuẫn song phương kéo dài, dễ bùng lên thành một cuộc khủng hoảng mới do những thỏa thuận hay hiệp ước liên quan đến cấu trúc an ninh châu Âu vẫn còn tương đối sơ sài và dễ dược diễn giải một cách tùy tiện.
Tiến Nhất (Phóng viên TTXVN tại Pháp)
Cuộc sống ở quốc gia châu Âu đầu tiên dỡ bỏ toàn bộ hạn chế phòng COVID-19
Đan Mạch đang thử nghiệm tiếp cận với đại dịch COVID-19 một cách táo bạo, thậm chí được đánh giá là khá mạo hiểm.
Dù số ca mắc mới liên tục tăng, quốc gia này vẫn dỡ bỏ tất cả hạn chế phòng dịch khi tỷ lệ tiêm chủng cao.
Ông Allan Hjorth, 70 tuổi, cư dân Copenhagen trên chuyến phà. Ảnh: NY Times
Theo Thời báo New York, trên một chuyến phà đến thành phố lớn thứ 2 của Đan Mạch hôm 4/2, Allan Hjorth là người nổi bật nhất. Ông là một trong số ít hành khách đeo khẩu trang giữa hàng trăm người không che mặt. Họ đang hào hứng tận hưởng khoảnh khắc ăn mừng khi tất cả các hạn chế COVID-19 đã được dỡ bỏ vài ngày trước đó.
"Việc đeo khẩu trang khiến mọi người cảm thấy có điều gì đó không ổn. Ở Đan Mạch, chúng tôi muốn tin rằng mọi thứ sẽ trở lại bình thường", ông Hjorth nói.
Gần 2 năm sau đại dịch, điều "bình thường" này đã diễn ra tại một trong những quốc gia thịnh vượng nhất thế giới. Khoảng 5,8 triệu dân ở quốc gia Bắc Âu này sẽ sống cuộc sống không gặp phải bất kỳ hạn chế COVID-19 nào, mặc dù gần 1% dân số có kết quả xét nghiệm dương tính với vius chỉ trong một ngày vào tuần trước. Quốc gia này đang ghi nhận số ca COVID-19 trên đầu người cao nhất thế giới và số ca nhập viện đã đạt mức cao nhất mọi thời đại.
Tuy nhiên, chính phủ tuyên bố rằng kể từ ngày 1/2, họ sẽ không còn coi COVID-19 là một mối đe doạ nghiêm trọng và dỡ bỏ tất cả các hạn chế, bao gồm cả việc bắt buộc đeo khẩu trang trong không gian kín và trên các phương tiện giao thông công cộng.
Đan Mạch hiện đang ghi nhận nhiều ca tử vong do COVID-19 hơn những tuần đấu tiên đầu tiên của đại dịch. Ảnh: NY Times
Với sự gia tăng của các ca nhiễm như hiện nay, việc dỡ bỏ các hạn chế có vẻ đi ngược lại với tình hình thực tế. Tuy nhiên, giới chức nước này cho biết số ca tử vong và nhập viện đang tăng chậm hơn nhiều so với các ca nhiễm. Số bệnh nhân mắc bệnh nặng cũng ở mức thấp nhất trong nhiều tháng.
Bộ trưởng Y tế Đan Mạch Magnus Heunicke nói rằng nước này vẫn chưa vượt qua đại dịch, nhưng ông cho biết đây là thời điểm thích hợp để hưởng lợi từ biến thể Omicron và tỷ lệ tiêm chủng cao của đất nước. Tính đến nay, khoảng 81% toàn bộ dân số Đan Mạch đã được tiêm chủng đầy đủ và 62% đã hoàn thành một mũi vaccine tăng cường.
"Chúng tôi cam kết với người dân rằng ngay khi có thể, chúng tôi sẽ nới lỏng hơn. Nhưng nếu có một biến thể mới, nếu chúng tôi biết rằng vaccine không hiệu quả, chúng tôi sẽ không ngần ngại làm những điều cần thiết", ông Heunicke nói.
Hàng nghìn người đã đổ xô đến các câu lạc bộ đêm ở Copenhagen để ăn mừng khi các hạn chế COVID-19 được dỡ bỏ. Ảnh: NY Times
Trong khi nhiều quốc gia châu Âu đã dần dỡ bỏ các hạn chế COVID-19, các quốc gia Bắc Âu nhìn chung đang có những động thái quyết liệt hơn. Na Uy cũng đã dỡ bỏ gần như tất cả các hạn chế trong tháng này, bao gồm bắt buộc làm việc từ xa, giới hạn phục vụ rượu và lệnh cấm các môn thể thao. Thụy Điển ngày 9/2 cũng bỏ gần hết quy định phòng dịch.
Espen Nakstad, quan chức y tế cấp cao Na Uy, cho biết: "Mọi người đều biết sẽ có đợt bùng phát COVID-19 mới trong mùa thu hoặc mùa đông. Nhưng lo lắng quá sớm cũng chẳng giải quyết được gì".
Nhiều chuyên gia y tế hàng đầu và người dân Đan Mạch đã hoan nghênh quyết định chấm dứt các hạn chế phòng dịch. Các nhà phân tích nhận định điều này có thể báo trước tương lai những nước giàu có đủ khả năng sống chung với COVID-19, khi họ có tỷ lệ tiêm chủng cao, năng lực xét nghiệm khổng lồ và hạ tầng dữ liệu y tế mạnh mẽ.
Tuy nhiên, các nhà virus học cảnh báo rằng không có gì đảm bảo biến thể tiếp theo gây triệu chứng nhẹ như Omicron. Họ cho rằng quyết định mở cửa của Đan Mạch có thể sớm phản tác dụng.
Hôm 5/2, hàng nghìn người đã đổ xô đến các hộp đêm ở Copenhagen, nơi mở cửa trở lại vào tuần trước lần đầu tiên sau gần 2 tháng. Nhiều thanh niên trên đường tới xem trận đua xe quy tụ 7.000 người trong không gian kín ở miền Trung Đan Mạch. Họ nói rằng mình không thấy rủi ro vì đã mắc COVID-19 trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh.
Các câu lạc bộ đêm ở Đan Mạch đang mở cửa trở lại. Ảnh: NY Times
Trên chuyến phà đến Aarhus, ông Hjorth, 70 tuổi, nói rằng ông sẽ không đeo khẩu trang tại bữa tiệc buổi tối mà ông sẽ tham dự.
Ở Đan Mạch, người mắc COVID-19 vẫn xuất hiện ở khắp mọi nơi, trên các con phố, quán cà phê và cửa hàng. Hàng chục nghìn người đã phải cách ly vì có kết quả xét nghiệm dương tính với virus, nhưng nhân viên đã được trở lại văn phòng, quán bar và nhà hàng không còn phải đóng cửa lúc 11h đêm hay trình giấy chứng nhận tiêm chủng.
Ông Troels Lillebaek, Giám đốc Viện Huyết thanh Statens có trụ sở tại Copenhagen, cho biết việc mở cửa trở lại rất có thể sẽ dẫn đến đỉnh điểm các ca nhiễm vào giữa tháng 2. Song giới chức chủ yếu chỉ quan tâm đến số ca nhập viện, không phải số ca nhiễm. Một số người cho rằng đây là chiến lược khá rủi ro.
Stephen Griffin, Phó giáo sư virus học tại Đại học Leeds (Anh), nhận định mặc dù mối liên hệ giữa ca nhiễm và ca mắc nặng ở Đan Mạch khá cách biệt, nhưng các ca tử vong và cần chăm sóc đặc biệt không phải là yếu tố duy nhất cần được xem xét. "Họ mở cửa chỉ vì có đủ giường cho bệnh nhân. Đáng ra mục tiêu nên là ngăn mọi người nhiễm virus ngay từ đầu", ông Griffin nói.
Người dân đang tận hưởng khoảnh khắc các hạn chế Covid-19 được dỡ bỏ ở trung tâm Copenhagen. Ảnh: NY Times
Tiến sĩ Jens Lundgren, Giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Copenhagen, cho rằng để kiểm soát sự gia tăng của số ca nhiễm hiện nay, Đan Mạch sẽ phải áp đặt những hạn chế rất nghiêm ngặt, không tương xứng với mối đe dọa sức khỏe. Ông cho rằng: "Vì vậy, về cơ bản chúng tôi để mặc cho Omicron bùng phát."
Đan Mạch là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Âu áp đặt lệnh đóng cửa vào năm 2020, ngay cả khi nước này không nằm trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Cách quốc gia Bắc Âu dỡ và áp lệnh hạn chế một cách linh hoạt đã nhận được nhiềuu lời ca ngợi.
Tại Đan Mạch, Bộ trưởng Y tế Heunicke cho biết: "Chúng tôi thậm chí không cần phải xem xét đến việc tiêm chủng bắt buộc. Đó là một yếu tố thực sự rất tốt để sống chung với dịch bệnh". Ông Heunicke cũng nói rằng phần lớn người dân Đan Mạch đã có miễn dịch và mục tiêu giới chức nước này đặt ra là tránh phải áp lệnh phong tỏa vào mùa đông tiếp theo. Tuy nhiên, ông thừa nhận chiến lược hiện tại có thể không bền vững vì phụ thuộc vào năng lực xét nghiệm tốn kém, đến mức một nước giàu như Đan Mạch cũng khó có thể đủ khả năng duy trì lâu dài.
Giáo sư Griffin đánh giá Đan Mạch có điều kiện tốt hơn Anh và Mỹ để dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch. Tuy nhiên, ông hy vọng quốc gia này sẽ không phải trả giá trong vài tuần tới vì quyết định mở cửa này.
Thụy Điển tuyên bố đại dịch COVID-19 đã kết thúc tại nước này Ngày 9/2, giới chức y tế Thụy Điển tuyên bố đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 (COVID-19) gây ra đã kết thúc tại quốc gia Bắc Âu này, bất chấp những cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh lây lan. Thụy Điển tuyên bố đại dịch đã kết thúc tại nước này, các biện pháp hạn chế COVID-19 được...