Bài thuốc từ cây mật gấu
Cây mật gấu chứa nhiều hoạt chất tốt cho người bệnh tiểu đường, chữa rối loạn tiêu hóa, điều trị bệnh lậu…
Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TP HCM, cây mật gấu còn gọi là cây lá đắng được dùng trong các món ăn, nấu nước uống hay ngâm với rượu. Hoạt chất đắng trong cây là hỗn hợp của các hoạt chất sinh học gồm vitamin A, C, E, B1, B2, glycoside, saponin, alkaloid và tannin.
Lá cây mật gấu giúp kiểm soát đường huyết ổn định nhờ hợp chất đắng trong lá, tốt cho người bệnh đái tháo đường và thay thế cho quinin để chữa sốt rét. Chất xanthones, acid phenolic giúp hạ sốt và điều trị cảm lạnh. Các bệnh qua đường tình dục như bệnh lậu được điều trị tốt hơn nhờ trong lá có nhiều chất chống oxy hóa. Ngoài ra, lá cây này còn giúp người dùng chữa táo bón, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tả lỵ.
Lá cây mật gấu có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, được dùng trong các món ăn hay nấu nước uống. Ảnh: SWW
Video đang HOT
“Nhai một lá trước khi đi ngủ vào ban đêm và sáng sớm sẽ thấy giảm các triệu chứng ho, chữa đau họng, trừ đờm. Đặc biệt, lá cây có chứa nhiều carotene cân bằng quá trình tổng hợp các hormon sinh dục nữ và duy trì nồng độ estrogen giúp phụ nữ khỏe mạnh, kích thích khả năng sinh sản”, dược sĩ Phụng nói.
Ngoài lá, thân cây mật gấu cũng có tác dụng trị xương khớp được dùng theo cách sau:
Cây mật gấu rửa sạch đem thái nhỏ đem phơi khô. Sau đó, dùng thân cây này ngâm rượu và chờ đến khi rượu chuyển màu vàng. Người dùng uống một lượng nhỏ rượu ngâm này để điều trị các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp…
Dược sĩ Phụng khuyến cáo phụ nữ đang mang thai không nên dùng lá cây mật gấu. Ngoài ra, người có một hoặc nhiều hơn những bệnh kể trên vẫn cần đi khám và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Việc sử dụng cây mật gấu chỉ như một liệu pháp dự phòng hoặc hỗ trợ điều trị với sự đồng ý của bác sĩ.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
Nên ăn hàu sống hay chín?
Hàu là loại hải sản sống ở vùng ven biển dễ bị nhiễm ký sinh trùng, người dùng tốt nhất nên nấu chín khi sử dụng.
Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TP HCM, thịt hàu có vị ngọt hơi mặn, tính mát, không độc, giàu chất bổ và kích thích tố. Các chất bao gồm protein, carbohydrates, vitamin A, B1, B2, B3, C, D. Chất khoáng như magiê, canxi, đồng, sắt, kẽm, magan, phốt pho và iốt, kali và natri tốt cho toàn cơ thể. Ngoài ra, hàu có lượng cholesterol thấp, thích hợp cho những người ăn kiêng (100 g hàu chỉ có khoảng 70 calo).
Ăn hàu được nấu chín tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Ảnh: GLL
Thịt hàu có tác dụng tráng dương, dưỡng huyết, hoa mắt, chóng mặt, trị chứng mất ngủ do nhiệt. Những đối tượng như phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh thiếu sữa, thiếu máu; nam giới bị di mộng tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý, liệt dương nên sử dụng thực phẩm này. Đặc biệt thành phần kẽm có trong thịt hàu rất cần thiết cho quá trình sản xuất tinh trùng và tăng cường hệ miễn dịch.
Bà Phụng cho rằng, nhiều người hay ăn hàu sống với mù tạt là thói quen có nguy cơ gây hại cao đến sức khỏe. Lý do vì hàu loại hải sản sống ở các vùng ven biển nên có thể nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có sán. Thành phần của mù tạt là tinh dầu ép từ hạt của cây cải bẹ có vị cay nồng gây kích ứng niêm mạc mắt làm chảy nước mắt, nóng rát trong vòm họng và kích thích niêm mạc đường mũi.
Vì thế, khi ăn tốt nhất là nên nấu chín và thay thế mù tạt bằng loại nước chấm khác như chanh, tương... Những người có tì vị yếu, khó tiêu, bị tiêu chảy, đau dạ dày, viêm ruột, dị ứng với các thành phần hải sản tuyệt đối không nên ăn hàu, bà Phụng khuyên.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
5 loại rau quê quen thuộc là bài thuốc quý Rau càng cua, rau dền, rau dừa nước, rau đắng, rau sam mọc ở ven ruộng, bờ sông là những bài thuốc chữa được nhiều bệnh. Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TP HCM, những loại rau quen thuộc trong những bữa ăn hàng ngày của người Việt có thể giúp chữa bệnh và tăng...