Bài thuốc từ cây bạch hoa xà thiệt thảo
Bạch hoa xà thiệt thảo là cây thuốc nam được dùng nhiều trong y học. Sử dụng toàn cây làm thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, hỗ trợ điều trị một số bệnh.
1. Phân biệt với cây bạch hoa xà
Bạch hoa xà và Bạch hoa xà thiệt thảo là 2 cây hoàn toàn khác nhau:
1.1 Bạch hoa xà
Bạch hoa xà còn có tên là bạch tuyết hoa, cây chiến, cây đuôi công, tên khoa học Plumbago zeylanica L., thuộc họ Đuôi công, là loài cây sống dai, cao 0,3-0,6m, có thân rễ, thân có đốt và nhẵn. Lá mọc so le, hình trứng đầu nhọn, phía cuống hơi như ôm vào thân, mép nguyên, không có lông, mặt dưới hơi trắng nhạt.
Hoa màu trắng, mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá; đài hoa có lông dài, nhớt. Tràng dài gấp 2 lần đài.
Bạch hoa xà có độc tính mạnh, chủ yếu dùng làm thuốc chữa bệnh ngoài da. Khi dùng giã nhỏ rễ hoặc lá đắp vào nơi tổn thương sưng đau, lở loét..
1.2 Bạch hoa xà thiệt thảo
Bạch hoa xà thiệt thảo còn có tên là cỏ lưỡi rắn trắng, bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo…
Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê, là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng.
Quả nang khô dẹt ở đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Ngay tại Hà Nội cũng thấy cây này mọc.
Bộ phận dùng: Toàn cây làm thuốc. Dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, sắc uống, chữa nhiều bệnh.
Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.),
Video đang HOT
2. Tác dụng của bạch hoa xà thiệt thảo trong y học cổ truyền
Bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt, đắng, tính hàn; vào các kinh vị, đại tràng, tiểu tràng; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, tiêu thũng, tán kết, kháng nham (chống u)… Thường được dùng hỗ trợ chữa các bệnh viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, sỏi mật, phù thũng… Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng chữa rắn cắn, sởi…
Tác dụng chữa bệnh của bạch hoa xà thiệt thảo có ghi trong nhiều sách khác nhau:
- ‘ Truyền châu bản thảo’ cho rằng bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, tiêu ung, giải độc.
- ‘ Quảng Tây trung thảo dược’ cho biết có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết.
- ‘ Mân nam bản thảo’ lại nêu có tác dụng giảm đau..
Vị thuốc bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo
3. Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại, bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng ức chế tế bào ung thư lymphô, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, tế bào carcinom ức chế hiện tượng gây đột biến do afla toxin B1 tạo ra. Một tác dụng nữa của bạch hoa xà thiệt thảo là có tác dụng ức chế miễn dịch.
Do có tác dụng tăng cường khả năng đại thực bào của hệ thống lưới – nội mô và bạch cầu nên bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm và hỗ trợ trị một số bệnh…
Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa Willd).
4. Dạng dùng và liều thuốc
Bạch hoa xà thiệt thảo được dùng phổ biến dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Liều dùng có thể tới 60g thuốc khô, tương đương với khoảng 250g dược liệu tươi. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Ở nước ngoài, bạch hoa xà thiệt thảo còn được bào chế thành dạng thuốc tiêm để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm ruột thừa…
5. Một số bài thuốc nam chữa bệnh
Chữa viêm họng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày.
Chữa phù thũng, sung huyết: Bạch hoa xà thiệt thảo 40g, rễ cỏ tranh 30g, râu ngô 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày.
Hỗ trợ chữa viêm gan vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, chó đẻ răng cưa 30g, nhân trần 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày.
Hỗ trợ chữa bệnh sỏi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, kim tiền thảo 20g, màng trong mề gà sao cách cát cho vàng 16g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang…
Tinh hoàn bị xoắn nguy hiểm đến đâu?
Xoắn tinh hoàn là tình trạng bệnh lý diễn ra do thừng tinh bị tác động xoắn quanh trục gây ra hiện tượng tắc nghẽn, phù nề, sung huyết.
Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, thanh niên và nếu không được phát hiện điều trị sớm thì dẫn tới hoại tử tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn là một tình trạng cấp cứu do đó cần được khám phát hiện xử trí sớm trước 6h. Nếu xử trí muộn sẽ khiến nam giới mổ cắt tinh hoàn do biến chứng hoại tử sẽ ảnh hưởng một phần tới khả năng sinh sản của nam giới. Ngoài ra có thể ảnh hưởng tâm lý, khiến người nam giới mất tự tin sau này khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn, rối loạn cương dương...
Xoắn tinh hoàn là tình trạng bệnh lý diễn ra do thừng tinh bị tác động xoắn quanh trục gây ra hiện tượng tắc nghẽn, phù nề, sung huyết.
Nguyên nhân xoắn tinh hoàn
Gọi là xoắn tinh hoàn nhưng thực ra hiện tượng xoắn chỉ xảy ra ở cuống tinh hoàn, tức là xoắn thừng tinh. Khi mới hình thành trong bào thai, tinh hoàn của bé trai nằm cạnh 2 quả thận. Lúc thai được 3 tháng, trong khi thận nhích lên một tí, thì 2 hòn bi lại chui dần ra khỏi bụng. Khi bé trai ra đời mỗi bi dính với bụng bằng một cuống mạch máu dài gọi là thừng tinh.
Hòn bi với dây thừng tinh giống như quả bóng treo trên dây nó có thể lắc lư, xoay qua xoay lại, và nếu xoay quá đà thì xoắn luôn. Khi thừng tinh bị xoắn mạch máu nuôi tinh hoàn nằm trong thừng tinh sẽ bị xoắn lại và tắc. Máu không thể lưu thông để nuôi tinh hoàn và nếu tình trạng này kéo dài quá 6 giờ thì các tế bào của tinh hoàn sẽ chết.
Xoắn tinh hoàn thừng tinh được chia làm 2 nhóm:
-Xoắn ngoài tinh mạc: Cơ chế do dây chằng bìu tinh hoàn chưa được cố định hoàn toàn, tinh hoàn di chuyển và tự xoay quanh trục tự do trong bìu dẫn tới xoắn. Loại này thường chỉ gặp ở trẻ nhỏ.-Xoắn trong tinh mạc: loại này thì gặp ở nam giới và thanh niên trưởng thành. Do sự bất thường của thừng tinh và tinh mạc bám cao làm cho tinh hoàn di động như quả lắc chuông, gây nên nguy cơ xoắn tinh hoàn là rất cao. Ngoài ra theo cơ chế cơ nâng bìu nên đa phần tinh hoàn bên trái sẽ xoắn ngược chiều kim đồng hồ còn tinh hoàn bên phải thì ngược lại xoắn cùng chiều kim đồng hồ.
Triệu chứng khi bị xoắn tinh hoàn
Lúc mới bị xoắn tinh hoàn, bệnh nhân sẽ bị đau dữ dội, kèm theo tình trạng nôn hoặc cảm giác buồn nôn nhưng hoàn toàn không sốt. Khi khám bệnh bác sĩ sẽ thấy tinh hoàn không nằm xuôi dọc mà nằm ngang có thể sờ thấy nút xoắn. Nhiều lúc cơn đau kéo dài 5 - 10 phút rồi tự hết do thừng tinh bị xoắn rồi tự tháo ra.
Có thể bệnh nhân bị 1,2 cơn đau/ năm do xoắn - tháo xoắn nhưng rồi một hôm nào đó tinh hoàn xoắn luôn, không chịu tự tháo ra nữa.
Mất phản xạ ở da bìu bên xoắn.Rối loạn tiểu tiện (đái rắt, buốt)Khi bệnh nhân đến muộn, tình trạng xoắn kéo dài trên 8 tiếng thì có thể có biểu hiện sốt do nhiễm khuẩn.Bên tinh hoàn bị xoắn có biểu hiện sừng to khác biệt hơn hẳn so với bên còn lại.
Xoắn tinh hoàn là một tình trạng cấp cứu do đó cần được khám phát hiện xử trí sớm trước 6h.
Điều trị xoắn tinh hoàn
Thực người bệnh hay chủ quan, nghĩ viêm nên tự điều trị, chỉ khi đau quá, các triệu chứng không thuyên giảm thì mới đến khám. Đây là lí do khiến người bệnh phải cắt tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn là bệnh không quá hiếm gặp có thể cứu chữa kịp thời nếu bệnh nhân đến bệnh viện trong vòng 4 - 6 giờ mà không để lại di chứng. Bác sĩ sẽ tháo xoắn thừng tinh, cố định tinh hoàn để nó không xoắn nữa. Ngay cả tinh hoàn bên kia dù không bị sao cũng được bác sĩ khâu cố định với mục đích phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Theo dõi:
Nhiễm trùng sau mổHoại tử tinh hoàn, teo tinh hoàn sau mổ tháo xoắn giữ tinh hoànXoắn tinh hoàn tái phát
Bạn bên tái khám sau 1-3-6 tháng, theo dõi kết quả điều trị, xử lý tai biến chứng theo dõi tinh hoàn còn lại.