Bài thuốc trị đau cổ vai gáy
Đau cổ vai gáy cấp là một chứng bệnh rất hay gặp. Bệnh hay xảy ra khi cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc do chấn thương vùng cổ gáy, cũng có thể do trong đêm nằm lâu ở một tư thế không đổi…
Ảnh minh họa
Bệnh xảy ra đột ngột, sáng sớm khi ngủ dậy thấy mình không quay đầu được, cảm giác tê bì co cứng, toàn thân mệt mỏi… Nguyên nhân do nhiễm cảm phong hàn tà khí thừa cơ xâm nhập làm cho khí huyết trở trệ, kinh lạc ách tắc mà gây ra bệnh. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh.
Bài 1: xuyên khung 12g, quy 12g, thục 12g, phòng sâm 16g, cát căn 16g, rễ xấu hổ 16g, rễ cỏ xước 16g, rễ bưởi bung 16g, cây độc lực 16g, kinh giới 16g, quế vỏ 10g, kiện 10g, tràn bì 12g, chích thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống nóng.
Bài 2: độc lực 16g, bưởi bung 16g, xấu hổ 20g, xương bồ 16g, tang kí sinh 16g, rễ lá lốt 12g, xuyên khung 12g, kê huyết đằng 16g, nam tục đoạn 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 16g, quế 10g, kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống nóng.
Bài 3: thạch xương bồ 16g, đậu đen ( sao thơm) 24g, ngũ gia bì 16g, tang kí sinh 16g, ngải diệp (phơi khô) 20g, tát bát 12g, tang chi 12g, phòng phong 10g, kinh giới 16g, nam tục đoạn 20g, thổ linh 20g, quế 10g, kiện 10g, trần bì 12g, cát căn 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống nóng.
Video đang HOT
Bài 4: đâu đen (sao thơm) 30g, cỏ xước 20g, xuyên khung 12g, tất bát 16g, kinh giới 16g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, tục đoạn 12g, rể cây cúc tần 16g, cà gai leo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống nóng.
Thuốc chườm: Vỏ cây gạo 1 nắm to, cho vào cối đá giã nhỏ, trộn vào 1 chén rượu, sao nóng. Dùng vải mềm gói lại rồi chườm vào chỗ đau, khi thuốc nguôi thì sao lại để chườm tiếp.
Hoặc: đậu đen khoảng 250g sao thơm, lấy miếng vải mềm gói lại chườm tại chỗ.
Thuốc xoa bóp: Nên kết hợp bài thuốc xoa bóp để tăng hiệu quả điều trị. Bài thuốc gồm: nhục quế, thiên niên kiện, xuyên khung, hoa hồi, thạch xương bồ, sinh khương, trần bì, tô mộc, mỗi vị 16g. Các vị thái nhỏ cho vào chai thủy tinh, đổ rượu trắng vào cho ngập thuốc, ngâm khoảng 1 tuần là dùng được. Khi dùng, thoa thuốc đều lên vùng cổ gáy bị đau rồi tiến hành xoa bóp.
Vừng đen - vị thuốc quý ai cũng có thể mua được
Từ lâu đời, vừng đen (còn gọi hắc chi ma) đã được coi là món ăn bổ, và vị thuốc quý.
Vừng có hai loại trắng và đen, trong đó vừng đen có nhiều dược tính hơn cả nên được dùng làm thuốc chữa bệnh. Từ lâu đời, vừng đen (còn gọi hắc chi ma) đã được coi là món ăn bổ, và vị thuốc quý.
Theo y học cổ truyền, vừng đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh, dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt... Ngoài ra, hạt vừng và dầu hạt vừng được dùng để chữa táo bón, tăng cường dinh dưỡng.
Vừng đen
Vừng đen thường được dùng chữa một số bệnh sau:
Giữ cho da đẹp và tóc lâu bạc:
Vừng đen 500g đem phơi khô, sao chín, tán ra bột, cho vào lọ sạch dùng dần. Khi ăn, cho 1-2 thìa bột vừng vào bát, cho thêm đường tùy theo khẩu vị (nếu có đường phèn càng tốt), đổ nước sôi vào quấy đều thành chè. Chè vừng đen thích ăn lúc nào thì làm lúc ấy, ăn liên tục nhiều ngày có tác dụng rất tốt cho da, tóc; người trẻ lâu giữ được vẻ đẹp, lại chữa khỏi ho khan và táo bón.
Chữa đầy chướng bụng
(Người bệnh có cảm giác ậm ạch, sau mỗi lần ăn vào lại đầy bụng, chướng hơi bí bích không tiêu): Lấy vừng đen giã nhỏ nấu cháo và cho vào 1 cái vỏ quýt khô. Khi ăn nêm một ít muối vừa miệng. Ăn vài lần sẽ khỏi.
Chữa sản phụ thiếu sữa
Bài 1: Lấy 30g vừng đen giã nhỏ; cùng với gạo tẻ (chừng 50-60g) cho vào nước nấu nhừ thành cháo mà ăn. Món cháo này vừa có tác dụng lợi sữa, vừa nhuận tràng, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón, và không đủ sữa cho con bú.
Bài 2: Vừng 30g giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn (có thể theo tỷ lệ này làm nhiều, bảo quản tốt để dùng dần). Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.
Chữa viêm mũi mạn tính
Lấy một ít dầu vừng đem đun sôi, giữ nhỏ lửa cho sôi nhẹ 15 phút. Khi nguội, đổ dầu vào lọ sạch có nút kín, dùng dần. Ngày nhỏ mũi 3 lần: mới đầu chỉ nhỏ 2-3 giọt, khi đã quen thì tăng lên 4-5 giọt. Sau khi nhỏ thuốc không cử động mạnh 2-3 phút cho dầu lan ra ngấm kỹ vào niêm mạc mũi. Dùng sau 2 tuần sẽ khỏi bệnh.
- Chữa chân tay đau buốt hơi thũng: Đây là chứng do thấp nhiệt thâm nhiễm làm chân tay đau buốt và hơi thũng. Cách chữa: lấy 40g hạt vừng đen, rang có mùi thơm, tán bột, đổ vào 40g rượu, ngâm trong một đêm, chia đều uống nhiều lần, bệnh sẽ giảm dần và khỏi.
Chữa táo bón
Bài 1: Vừng đen 200g, hà thủ ô đỏ, kỳ tử, long nhãn, tang thầm (quả dâu), bá tử nhân (hạt trắc bá) mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10-20 viên, có thể dùng ở dạng thuốc sắc liều thích hợp.
Bài 2: Vừng đen, đại táo, xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Thục địa, bạch thược mỗi vị 12g. Tất cả cho vào ấm sắc uống ngày một thang.
Những sai lầm khi ăn rau cải chíp cần được sửa chữa ngay Quả thực đáng ngạc nhiên trước những công dụng siêu tuyệt vời của rau cải chíp tuy nhiên nếu sử dụng sai cách, cải chíp có thể hủy hoại sức khỏe của bạn. Thuộc họ nhà cải, cải chíp là một loại rau xanh cực tốt được biết đến như 1 loại dược liệu xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ 5 tại...