Bài thuốc quý chữa bệnh bạch hầu
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng, chống bệnh bạch hầu do đã có trường hợp tử vong.
Trong Đông y, bạch hầu cũng được coi là bệnh lý nguy hiểm, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh bạch hầu trong Đông y
Tà độc dịch bệnh là nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch hầu, yếu tố khí hậu và thể chất là điều kiện quan trọng cho sự phát triển của bệnh.
Bệnh thường phát triển vào mùa thu và mùa đông, khi trời không mưa kéo dài và khí hậu quá khô hanh. Theo Đông y đây là lúc táo khí – thứ khí chủ sự khô ráo – thịnh vượng, lúc này tà độc dễ dàng xâm nhập qua miệng và mũi gây bệnh.
Do táo khí là tà dương, dễ chuyển hóa thành nhiệt và làm tổn thương âm khí, đặc biệt ở trẻ em có thể chất âm hư, hoặc Phế và Vị có sẵn táo khí và nhiệt tích tụ, táo khí càng dễ xâm nhập.
Theo Đông y, tà độc dịch bệnh là nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch hầu.
Vì vậy, tà độc dịch bệnh xâm phạm Phế và Vị, chuyển hóa thành nhiệt và làm tổn thương âm khí, gây viêm họng. Bệnh có thể tiến triển qua các giai đoạn:
Tà độc ở biểu : Tà dịch do táo khí xâm nhập qua miệng và mũi vào Phế và Vị, họng là cửa ngõ của Phế và Vị, nên ban đầu có thể thấy các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau mình, họng đỏ và sưng, và có màng giả màu trắng dạng chấm hoặc mảng.
Tà độc hóa nhiệt : Tà độc hóa nhiệt, chuyển dịch thành đờm, xông lên họng, nên các triệu chứng bao gồm sốt, mắt đỏ, đau họng, màng giả lan nhanh, cổ sưng đau, giọng khàn, ho.
Trường hợp nặng, đờm và nhiệt kết hợp, làm tắc nghẽn khí đạo, gây khó thở. Nếu tà độc mạnh mẽ, màng trắng có thể nhanh chóng lan rộng, làm tắc nghẽn khí đạo, dẫn đến triệu chứng như mũi phập phồng, tiếng thở khò khè, miệng hôi, và sốt cao kèm bồn chồn.
Tà độc làm tổn thương âm khí : Táo khí hóa nhiệt, làm tổn thương âm khí của Phế và Vị. Phế mất đi sự thanh nhuận dẫn tới họng khô, giọng khàn hoặc ho. Phế âm bị tổn thương, Vị nhiệt tăng lên, dẫn đến miệng khô, hơi thở hôi; âm hư thì nhiệt tất bốc lên, nhiệt xông lên họng, tà độc lan rộng, gây họng đỏ và sưng, màng giả nhanh chóng lan rộng và màu chuyển từ trắng sang vàng.
Tà độc làm tổn thương Tâm khí : Nếu tà độc không được giải trừ, hoặc do điều trị sai cách, tà độc xâm phạm Tâm khí, có thể thấy mặt tái, môi tím, hồi hộp, tim đập nhanh, mệt mỏi, mạch yếu hoặc không đều, trường hợp nặng có thể đột ngột xuất hiện âm kiệt dương thoát dẫn đến tử vong.
Tà độc vào kinh mạch : Nếu tà độc lưu chuyển trong kinh mạch, cản trở khí huyết, kinh mạch mất sự nuôi dưỡng, xuất hiện các triệu chứng như khó nói, khó nuốt, miệng mắt lệch, tê liệt chi.
Video đang HOT
Khó nuốt là một trong những biểu hiện của bệnh bạch hầu ở giai đoạn tà độc vào kinh mạch.
Điều trị bạch hầu theo Đông y
Phong nhiệt xâm nhập vào phần biểu
Triệu chứng: Sốt, hơi ớn lạnh, đau đầu, đau mình, họng đỏ có đốm trắng hoặc mảng giả. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch phù số.
Phương pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt.
Phương thuốc: Ngân kiều tán gia giảm: Kim ngân hoa 12g, liên kiều, ngưu bàng tử, huyền sâm mỗi loại 10g, bạc hà (sắc sau), thiền thoái mỗi loại 5g, cam thảo 9g, ngưu tất 15g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Dương nhiệt thịnh
Triệu chứng: Sốt cao, khát nước hoặc buồn nôn, nôn mửa, họng đỏ sưng, màng trắng lớn. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch số.
Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt tả hỏa giải độc.
Phương thuốc: Ngũ vị tiêu độc ẩm hợp Hoàng liên giải độc thang gia giảm: Kim ngân hoa, tử hoa địa đinh mỗi loại 12g, hoàng liên 6g, hoàng cầm, hoàng bá, chi tử, liên kiều mỗi loại 10g, bồ công anh, sơn đậu căn mỗi loại 15g. Nếu có phát ban trên da, thêm mẫu đơn bì 10g, sinh địa hoàng 12g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Cây và vị thuốc hoàng liên.
Âm hư táo nhiệt
Triệu chứng: Sốt nhẹ, miệng khô, họng khô đau, màng giả ở họng khô. Lưỡi đỏ ít dịch, mạch tế số.
Phương pháp điều trị: Dưỡng âm thanh nhiệt.
Phương thuốc: Dưỡng âm thanh giải thang gia giảm: Sinh địa hoàng, huyền sâm, kim ngân hoa mỗi loại 12g, mạch môn, mẫu đơn bì, hoàng cầm, liên kiều mỗi loại 10g, sơn đậu căn 15g. Sắc uống .Ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Đàm nhiệt bế tắc
Triệu chứng: Sốt, ho hen, giọng khàn, cánh mũi phập phồng. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt số. Nặng thì có đàm kêu, môi tím, sắc mặt tái, khó thở.
Phương pháp điều trị: Trục đàm thông bế, tị uế giải độc.
Phương thuốc: Gấp dùng Hùng hoàng giải độc hoàn, khi cần thiết có thể tiến hành phẫu thuật mở khí quản. Điều trị ngoài có thể dùng Ba đậu chu sa cao dán lên huyệt Ấn đường, sau 8 giờ sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ màu đỏ tím, chích ra, bôi dung dịch Methylen 1%, sau 24 giờ màng giả sẽ thu nhỏ, sau 3 – 4 ngày sẽ hoàn toàn rụng.
Nhẹ thì dùng Ma hạnh thạch cam thang gia vị: Ma hoàng 5g, hạnh nhân, qua lâu, kim ngân hoa, liên kiều mỗi loại 12g, sinh thạch cao 30g, xuyên bối mẫu 10g, sơn đậu căn 15g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Cây và vị thuốc xuyên bối mẫu.
Dịch độc nội xâm
Tâm khí bất túc
Triệu chứng: Sắc mặt tái, mệt mỏi, đầu mặt đổ mồ hôi. Lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi vàng, mạch số yếu hoặc kết đại.
Phương pháp điều trị: Ích khí dưỡng âm.
Phương thuốc: Độc sâm thang hoặc Phục mạch thang gia giảm: Sinh địa hoàng, a giao ( sao), ma nhân, sơn thù du, đảng sâm, mạch môn, ngũ vị tử mỗi loại 10g, cam thảo chích 9g. Nếu độc chưa hết, thêm kim ngân hoa 12g, mẫu đơn bì 10g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Tâm dương bất chấn
Triệu chứng: Sắc mặt tái, tứ chi lạnh ngắt, thở gấp, tiểu ít. Mạch tế yếu.
Phương pháp điều trị: Ích khí hồi dương.
Phương thuốc: Sâm phụ thang hợp Sinh mạch âm gia giảm: Bạch sâm, cam thảo chích mỗi loại 9g, phụ tử, bạch truật, phục linh mỗi loại 10g, hoàng kỳ 15g, ngũ vị tử, mạch môn mỗi loại 12g, can khương 3g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Người dân TPHCM đưa con đi tiêm vaccine ngừa bạch hầu tăng đột biến
Lo ngại về bệnh bạch hầu, nhiều ông bố, bà mẹ ở TPHCM vội vàng đưa con đi tiêm vaccine phòng ngừa dẫn đến lượng người tiêm tăng đột biến.
Tuy nhiên, vaccine phòng bệnh bạch hầu không phải là vaccine hiếm, các điểm tiêm chủng của trung tâm y tế quận, huyện luôn có sẵn vaccine.
Những ngày qua, bệnh bạch hầu xuất hiện ở một số địa phương khiến nhiều người dân TPHCM lo lắng, nhất là những ông bố, bà mẹ có con nhỏ.
Sáng 12/7, chị Nguyễn Thị Định (Quận 12) đưa 2 con đến Viện Pasteur tiêm vaccine ngừa bệnh bạch hầu. "Tôi đọc thông tin thấy bệnh bạch hầu có thể gây ra nguy cơ tử vong nên rất lo lắng, quyết định đưa 2 con đi tiêm vaccine. Các con còn nhỏ, lại đang trong giai đoạn nghỉ hè, đi chơi tiếp xúc nhiều người, tiêm được vaccine thì gia đình mới có thể yên tâm", chị Định chia sẻ với phóng viên.
Tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu tại Viện Pasteur, TPHCM. Ảnh: Viện Pasteur cung cấp.
Tương tự, anh Trần Anh Tuấn (Quận 8) cũng đưa con trai đến Viện Pasteur để tiêm ngừa vaccine phòng bệnh bạch hầu. Chia sẻ về lo ngại của mình, anh Trần Anh Tuấn cho biết: "Thấy người quen, hàng xóm đưa con đi tiêm ngừa vaccine phòng bạch hầu nên vợ cũng giục tôi dẫn con đi tiêm. Gia đình tôi dự định hè này đưa con về Thừa Thiên Huế, Hải Phòng thăm ông bà nội, ông bà ngoại nhưng giờ vaccine tạm hết khi nào con tiêm được vaccine mới có thể đưa con đi chơi xa".
Do số lượng người đến tiêm ngừa bệnh bạch hầu tăng nhiều lần so với bình thường nên loại vaccine này tại Viện Pasteur tạm hết. Sáng 12/7, Viện Pasteur đã thông báo cho người dân.
Được biết, trong 3 ngày qua, số lượng người dân tìm đến tiêm vaccine bạch hầu dịch vụ tăng cao. Trước đây, Viện Pasteur chỉ tiêm khoảng từ 10-15 mũi/ngày thì trong 3 ngày qua (9,10, 11/7) đã tiêm đến hơn 400 mũi. Hiện Viện Pasteur đang tìm cách bổ sung nguồn vaccine bạch hầu để kịp thời phục vụ nhu cầu của người dân.
Trước lo lắng của nhiều người khi thấy thông báo tạm thời hết vaccine phòng bệnh bạch hầu, đại diện Viện Pasteur cho biết, vaccine phòng bệnh bạch hầu không phải là vaccine hiếm, người dân có thể đến các trung tâm tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), các điểm tiêm chủng của trung tâm y tế quận, huyện luôn có sẵn vaccine phòng bệnh bạch hầu.
Trước đó, chiều 11/7, chia sẻ về tình hình bệnh bạch hầu tại TPHCM, ông Nguyễn Hồng Tâm - Giám đốc HCDC - cho biết, thành phố chưa ghi nhận ca mắc bệnh bạch hầu trong thời gian gần đây, ca mắc bệnh gần nhất tại thành phố là từ năm 2020.
Ông Nguyễn Hồng Tâm cho rằng người dân tích cực phòng ngừa bệnh bạch hầu nhưng không nên hoang mang. Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng, lây lan nhanh và có nguy cơ gây tử vong. Tuy nhiên, bệnh có vaccine phòng chống và thuốc điều trị, người nhiễm bệnh điều trị kịp thời sẽ sớm hồi phục.
HCDC đưa ra khuyến cáo, nguy cơ xuất hiện bệnh bạch hầu tại TPHCM có thể xảy ra do thành phố có mật độ dân cư đông đúc, nhiều người từ các nơi khác đến làm việc, du lịch. Tuy nhiên, khả năng mắc và lây lan bệnh còn phụ thuộc vào mức độ miễn dịch cộng đồng đối với bệnh bạch hầu. Người dân có thể chủ động phòng chống bệnh bằng cách tiêm chủng, tỷ lệ miễn dịch cộng đồng càng cao, khả năng mắc và lây lan bệnh càng thấp.
Được biết, bạch hầu lây lan chủ yếu qua giọt bắn từ đường hô hấp, niêm mạc miệng, niêm mạc họng. Để phòng tránh bệnh bạch hầu, người dân cần giữ vệ sinh tay, chân, miệng, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, giữ vệ sinh thân thể và làm sạch môi trường sống xung quanh.
Kiểm soát, phòng chống bệnh Bạch hầu, Ho gà bằng vaccine tại Đà Nẵng Ngày 10-7, Sở Y tế TP Đà Nẵng phát đi thông báo khẩn về việc thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm soát, phòng chống, sẵn sàng thu dung điều trị hiệu quả bệnh Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine. Tiêm vaccine 5 trong 1 (Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm phổi, viêm...