Bài thuốc kinh nghiệm trị ho mùa thu đông
Chứng ho Đông y gọi là khái thấu. Khái là ho nhưng không có đờm, bệnh phát ra từ thận. Thấu là không ho nhưng có nhiều đờm bệnh thường phát ra từ tỳ, tuy nhiên phần nhiều ho có đờm nên mới ghép hai từ lại với nhau gọi là khái thấu.
Đông y cho rằng “5 tạng, 6 phủ đều có thể làm cho người ta sinh ra chứng ho. Nhưng chủ yếu là do các tạng tỳ, phế, thận. Vì tỳ là nguồn gốc sinh ra đờm, phế là chỗ chứa đờm, phế với thận là tạng mẹ con, 3 tạng ấy có quan hệ với nhau rất chặt chẽ, cho nên khi bị bệnh là có liên quan với nhau”.
Chứng ho có 2 nguyên nhân: Ngoại nhân và nội nhân.
Mùa đông bị nhiễm lạnh, phong hàn nhập vào phế, làm cho phế khí ủng tắc lại, không tuyên thông.
Triệu chứng: Ho ngứa cổ, đờm loãng màu trắng, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, sợ rét, phát sốt, đau đầu, đau mình mẩy, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.
Điều trị: Tán phong hàn, tiêu đờm.
Bài thuốc Chỉ thấu tán: kinh giới 12g, tử uyển 12g, cát cánh ( sao) 12g, bách bộ 12g, trần bì 8g, chích thảo 4g, sinh khương 12g.
Cách dùng: Ngày 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn, khi thuốc còn ấm.
Tuy là mùa đông, những hôm trời nắng nóng, bệnh nhân bị cảm phong nhiệt nung nấu tân dịch, làm phế khí bế tắc sinh chứng ho.
Triệu chứng: Bệnh nhân ho nhiều đờm màu vàng nhưng khó khạc ra, mặt đỏ, miệng khát, sốt cao, ra mồ hôi, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.
Tử uyển trong bài thuốc Chỉ thấu tán trị ho mùa đông.
Điều trị: Tân lương giải biểu, trừ ho hóa đờm.
Bài thuốc Tang cúc ẩm gia giảm: tang diệp 12g, cúc hoa 6g, bạc hà 6g, lô căn 8g, hạnh nhân 8g, cát cánh 8g, cam thảo 4g, liên kiều 8g.
Cách dùng: Ngày uống một thang đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát chia 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn sáng và ăn tối, uống liên tục 5 ngày.
Bệnh thường xảy ra mùa đông nhưng trời nắng nóng cảm nhiễm thử thấp làm tắc các khiếu ở phế.
Triệu chứng: Ho đờm nhiều dễ khạc ra, sốt, khát nước nhưng không muốn uống, tâm phiền, lồng ngực đầy tức, mặt đỏ, tay chân nặng nề, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch nhu hoạt.
Điều trị: thanh nhiệt tiêu thấp hóa đờm trừ ho.
Video đang HOT
Bài thuốc Thanh lạc ẩm: lá sen tươi 8g, kim ngân hoa tươi 12g, vỏ xanh dưa hấu 12g, hoa đậu ván tươi 12g, xơ mướp 8g, trúc diệp tươi 8g
Cách dùng: Ngày uống 1thang đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát chia 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn, uống liên tục 3 ngày.
Nếu thời tiết cuối thu do táo hỏa làm khô tân dịch ở phế sinh chứng ho khan.
Triệu chứng: ho khan không có đờm, nếu có ít đờm thì khó khạc ra, phiền khát, mặt đỏ, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng, mạch hồng sác.
Điều trị: thanh phế giáng hỏa.
Bài thuốc Hoàng liên giải độc thang: hoàng liên 12g, hoàng cầm 8g, hoàng bá 8g, chi tử 8g. Tùy theo chứng trạng của bệnh nhân có thể gia thêm các vị khác cho thích hợp.
Cách dùng: Ngày 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày.
Nếu bệnh ho đã lâu ngày dùng bài Thanh táo cứu phế thang: thanh cao 10g, tang diệp 12g, nhân sâm 6g, hạnh nhân 6g, chích thảo 4g, hồ ma nhân 6g, a giao 6g, mạch môn 6g, tỳ bà diệp 4g.
Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống liên tục 15 thang.
Ho do nội nhân
Do vị hỏa xông lên phế sinh chứng ho đờm
Triệu chứng: Ho khi nặng, khi nhẹ, đờm dính ở cổ họng khạc khó ra, ngực sườn chướng đầy, lưỡi không có rêu, mạch huyền.
Điều trị: Khai thông phế khí, lợi đờm.
Bài thuốc Tô tử giáng khí thang: tô tử 10g, bán hạ 10g, nhục quế 6g, cam thảo 8g, đại táo 8g, tiền hồ 4g, hậu phác 4g, sinh khương 6g, trần bì 6g, đương quy 8g.
Cách dùng: Ngày uống 1 thang sắc 3 lần uống 3 lần trước khi ăn.
Do lao động quá sức ăn uống sút kém tổn thương tỳ thổ không sinh ra phế kim mà ho
Triệu chứng: tiếng ho nhỏ, đờm nhiều dễ ra, ăn ít, mặt nhợt, nhiều mồ hôi, hơi thở ngắn, tinh thần mệt mỏi, sức yếu, nặng thì sinh chứng tiêu chảy, mạch hư vô lực. Nếu để lâu ngày không được điều trị sinh chứng hư lao.
Điều trị: Bổ thổ để sinh kim.
Bài thuốc Lục quân tử thang gia giảm: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, cam thảo 8g, bán hạ (chế) 10g, trần bì 12g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân gia giảm cho thích hợp.
Cách dùng: Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày uống sau khi ăn khi thuốc còn ấm.
Người nghiện rượu, thuốc lá làm thận âm, can âm hư, hỏa bốc lên sinh ho.
Triệu chứng: Ho ít đờm, ngày ho ít đêm ho nhiều, họng khô, nóng về đêm, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ sẩm, mạch tế sác.
Điều trị: Tư bổ thận âm can âm, giáng hỏa khu đờm.
Bài thuốc Lục vị hoàn gia vị hoặc bài Nguyệt hoa hoàn: thiên môn 8g, mạch môn 8g, sinh địa 12g, thục địa 12g, hoài sơn 12g, bách bộ 8g, sa sâm 12g, xuyên bối mẫu 8g, a giao 12g, phục linh 12g, tang diệp 12g, cúc hoa 12g.
Cách dùng: Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày, sau khi ăn.
Trẻ nhỏ mùa này hay bị cảm lắm, mẹ học mấy mẹo này để con khỏe, chẳng phải uống viên thuốc nào nhé!
Việc trẻ em hay bị cảm sốt do thay đổi thời tiết là vấn đề làm nhiều mẹ lo lắng.
Mùa thu đông là khoảng thời gian có tỷ lệ trẻ mặc bệnh đường hô hấp trên cao. Bởi vì đường hô hấp của trẻ đang phát triển, niêm mạc khí quản chưa phát triển hoàn thiện, lông mao của phổi còn thưa thớt không thuận lợi cho việc đào thải bụi bẩn, vi khuẩn, chất nhờn. Do đó, trẻ rất dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phế quản.
Bác sĩ trực tuyến: Wang Yan, bệnh viện Nhân dân trực thuộc Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên và cách phòng ngừa các bệnh này.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là gì?
Viêm đường hô hấp trên hay còn gọi là cảm cúm bao gồm viêm mũi cấp, viêm họng cấp, viêm amidan cấp,... Các triệu chứng trên có thể xảy ra đơn lẻ hoặc cùng lúc.
Biến chứng do viêm đường hô hấp trên có thể là: viêm xoang, viêm tai giữa, áp xe amidan, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh hen cấp.
Viêm mũi có phải là bệnh viêm đường hô hấp trên không?
Viêm mũi cấp tính là một loại nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các triệu chứng chính của nó là chảy nước mũi, nghẹt mũi và hắt hơi. Sổ mũi chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn đầu, đôi khi kèm theo sốt nhẹ, mệt mỏi, khó chịu và các triệu chứng khác. Khi viêm mũi cấp tính tái phát, bội nhiễm vi khuẩn hoặc điều trị không triệt để sẽ dẫn đến viêm mũi mãn tính.
Bác sĩ nhắc nhở: cảm lạnh tái phát dễ dẫn đến viêm mũi mãn tính, phụ huynh cần cho con đi khám và điều trị kịp thời.
Nếu trẻ bị viêm đường hô hấp trên thì có cần dùng kháng sinh không?
90% nhiễm trùng đường hô hấp trên là nhiễm vi rút và chỉ cần điều trị triệu chứng mà không cần dùng kháng sinh. Trong thời kỳ khởi phát, trẻ bị nhiễm trùng thì cần dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ.
Bé 6 tháng tuổi ho khò khè về đêm nhưng ban ngày không ho nhiều, cách điều trị như thế nào?
Có thể xảy ra hai trường hợp: Ho về đêm kèm theo thở khò khè có thể do viêm phế quản thở khò khè; ho về đêm có đờm trong cổ họng và không ho vào ban ngày, có thể do dịch mũi chảy ngược. Cha mẹ phải đưa bé đến bệnh viện để chẩn đoán thì mới được kê đơn thuốc phù hợp.
Phòng chống nhiễm trùng đường hô hấp
Chú ý vệ sinh
Phụ huynh cần giữ gìn vệ sinh môi trường trong nhà, đảm bảo không khí lưu thông, duy trì nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, khử trùng quần áo giường bệnh kịp thời để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan. Trong gia đình, người lớn mắc bệnh cần tránh tiếp xúc với trẻ em khỏe mạnh. Bạn cũng cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng cá nhân, trang phục.
Tập thể dục
Tập thể dục có lợi cho việc tăng cường thể lực của trẻ và nâng cao khả năng phòng chống bệnh tật. Ngoài việc khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao, mẹ nên cho bé tắm nắng, hít thở không khí trong lành để nâng cao sức đề kháng và khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài.
Mặc ấm và mặc lạnh phù hợp
Một số mẹ thích mặc cho con thật ấm khi trời trở lạnh vì sợ con bị lạnh. Trên thực tế, để phòng bệnh viêm đường hô hấp trên cho trẻ, mẹ nên nâng cao sức đề kháng cho bé và cho bé mặc quần áo phù hợp.
Nguyên tắc khi mặc quần áo là sờ vào lòng bàn tay và gáy của bé, nếu 3 chỗ này không lạnh có nghĩa là bé đã mặc đầy đủ quần áo.
Tiêm phòng theo kế hoạch
Tiêm phòng cúm là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh cúm. Tiêm phòng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cúm và các biến chứng nghiêm trọng.
- Trẻ em 6 tuổi-8 tuổi: Cần tiêm 2 liều cho lần tiêm chủng đầu tiên (cách nhau 4 tuần)
- Trẻ em> 8 tuổi: chỉ cần 1 liều
- Khuyến cáo người già, trẻ em, phụ nữ có thai, bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, nhân viên y tế và các nhóm nguy cơ cao mắc cúm cần được ưu tiên tiêm phòng cúm hàng năm.
- Không đến những nơi công cộng để giảm nguy cơ lây nhiễm
Xông hơi bằng giấm có thể được sử dụng để khử trùng không khí và ngăn ngừa cảm lạnh.
Chế độ ăn uống hợp lý
Bạn cần cho bé ăn chế độ ăn uống phong phú giàu đạm và vitamin. Hãy cho trẻ ăn, uống nhiều sữa, trứng, thịt nạc, cá và các sản phẩm từ đậu nành để bổ sung năng lượng tiêu hao và nâng cao chức năng miễn dịch.
Trị chứng ngứa ở người cao tuổi Việc bài tiết của tuyến nhờn dưới da ở người cao tuổi trong mùa thu - đông càng làm cho lớp da của người già đã khô thêm khô. Mặt khác người cao tuổi nếu mắc các bệnh mạn tính thường dùng các loại thuốc khác nhau. Nhiều loại thuốc uống hay thuốc bôi có thể gây ngứa và điều này gây khó...