Bài thuốc hay từ rau muống (Phần 1)
Theo đông y, rau muống có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng giải nhiệt, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt…
1.Thanh nhiệt giải độc
Ăn rau muống luộc tốt cho bà mẹ có thai thiếu sắt, bà mẹ đang cho con bú, người bị táo bón, tiểu đục, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, trẻ còi xương (lấy nước rau muống quấy bột).
2 .Chứng kiết lỵ
Thường gặp mùa hè thu (ban đầu bị tiêu chảy do thấp nhiệt sau chuyển sang kiết lỵ, phân có nhầy màu đỏ trắng, đau thắt bụng): lấy một bó rau muống tươi nhặt rửa sạch, thêm một ít vỏ quýt khô để lâu (trần bì) nấu với nhiều nước, lửa nhỏ trong vài giờ rồi uống.
3. Đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng
Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt khô 12g. Tất cả sao qua cho vào ấm, đổ 500ml nước, sắc còn 250ml chia 2 lần uống lúc đói.
4. Say sắn, ngộ độc sắn
Một nắm rau muống nhặt rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống. Hoặc lấy 100g rau muống làm sạch cắt đoạn, cám gạo tẻ 50g trộn vào giã nhuyễn, thêm nước cho loãng để uống.
Video đang HOT
5. Chảy máu cam, ho nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, trĩ, lỵ ra máu…
Giã rau muống uống nước cốt hoặc thêm đường, mật ong.
6. Khí hư bạch đới
Rau muống cả rễ 500g, hoa râm bụt trắng 250g hầm với thịt lợn hoặc thịt gà, ăn thịt uống nước.
7. Đái tháo đường
Rau muống 60g, râu ngô 30g nấu nước uống (rau muống tía tốt hơn rau muống trắng).
8. Quai bị
Rau muống 200 – 400g luộc kỹ, ăn cả cái lẫn nước. Có thể pha đường vào nước rau.
9. Lở ngứa, loét ngoài da, zona
Ngọn rau muống và lá cây vòi voi rửa sạch giã nhuyễn với ít muối đắp lên.
10. Rôm sảy mẩn ngứa, sởi, thủy đậu ở trẻ em
Dùng nước nấu rau muống xoa, rửa, tắm. Rau muống một bó rửa sạch, thái nhỏ; gà lông vàng, chân vàng, da vàng 1 con làm sạch mổ moi bỏ lòng, nhồi rau muống vào, hầm nhừ, thêm ít rượu. Khi chín bỏ rau ăn thịt gà. Ăn độ 3 con choai choai (gà giò).
Theo VNE
Bài thuốc hay từ cây thìa là
Ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, lá, quả và hạt thìa là còn được dùng để làm hương liệu chế biến thức ăn và làm thuốc.
Thìa là hay thì là có tên khoa học Anethum graveolens. Là một loại rau gia vị quen thuộc có từ lâu đời và không thể thiếu trong nhiều món.
Ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, lá, quả và hạt thìa là còn được dùng để làm hương liệu chế biến thức ăn và làm thuốc. Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy thìa là có thể phòng trừ tiêu chảy và hạn chế ngộ độc thực phẩm, nên ăn nhiều thìa là trong bữa ăn hoặc sau bữa liên hoan uống ly trà hãm hạt thìa là sẽ rất tốt cho tiêu hóa và tránh đầy bụng, tránh tiêu chảy.
Hạt được dùng để lấy dịch chiết điều chế thuốc chữa đầy bụng ở trẻ sơ sinh hoặc ngậm chữa đau răng. Ngoài ra còn có tác dụng chữa xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, xơ cứng mạch não dẫn tới nhức đầu, dùng liều như dưới dạng thuốc hãm: 1 - 2 thìa cà phê hạt thìa là trong một lít nước sôi hoặc 50 - 100ml dịch chiết chia uống trong ngày, nhưng chỉ uống 2 lần, liên tục trong nhiều ngày. Khi có triệu chứng khó ngủ hoặc bị kích thích nhiều quá, cũng có thể uống trà thìa là trước khi ngủ.
Đông y cho rằng, lá thìa là có tác dụng kích thích sự bài tiết nước tiểu, gia tăng lượng nước tiểu thải ra, nhờ đó làm giảm các cơn đau quặn do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận.
Thìa là không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc tốt
Dưới đây là một số phương thuốc tiêu biểu chữa bệnh từ thìa là:
Chữa rối loạn tiêu hóa: Ăn lá thìa là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón. Với trẻ em, 1 - 2 muỗng nước sắc lá thìa là trộn vào thức ăn sẽ ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa và giúp trẻ ngủ ngon giấc. Tinh dầu thìa là trích từ sự chưng cất hạt, được dùng trong trường hợp đầy bụng, nấc cụt, ợ chua thừa axit trong dạ dày và chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.
Chữa tiêu chảy và kiết lỵ: Chất dầu trong hạt thìa là rất hữu hiệu để chữa chứng no hơi, đầy bụng. Lấy hạt thìa là chiên trong một lượng tối thiểu bơ cùng với đồng lượng hạt của cây cỏ cari (fenugreek), hỗn hợp này được xem như một loại thuốc đặc hiệu chữa bệnh tiêu chảy và lỵ trực trùng cấp tính. Để đạt hiệu quả tối đa có thể nướng hạt cho vàng rồi nghiền thành bột trộn chung với sữa đặc hoặc kem sữa, dùng 2 - 3 lần trong ngày.
Giúp hơi thở thơm tho: Hạt thìa là có đặc tính làm phân hóa hơi trong dạ dày, nhai 5 - 7 hạt thìa là mỗi ngày sẽ giúp hơi thở thơm tho.
Chứng mất ngủ: Ăn canh rau thìa là vào bữa tối hoặc hãm nước hạt thìa là uống thay nước trước giờ ngủ, đêm sẽ ngủ ngon giấc.
Chữa bệnh đường hô hấp: Khi cảm lạnh, cúm hoặc viêm cuống phổi, dùng khoảng 60g hạt thìa là chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia ba lần uống trong ngày.
Chữa mụn nhọt sưng tấy: Giã nát lá thìa là tươi thành khối nhão rồi đắp lên mụn nhọt đã chín bị vỡ ra có máu. Có thể trộn chung một ít bột nghệ rồi đắp lên các chỗ ung loét có mủ, tác dụng làm lành rất nhanh. Lá thìa là đun trong dầu vừng được điều chế thành một dạng thuốc dầu để bôi làm giảm đau trong trường hợp đau và sưng ở các khớp.
Chữa rối loạn kinh nguyệt: Thìa là có tác dụng kích thích và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nó làm giảm đau trong các trường hợp đau bụng kinh ở thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh hoặc do có thai, dùng 60g dịch chiết lá thìa là trộn chung với 1 muỗng nước ép rau mùi tây, chia 3 lần uống trong ngày.
Theo VNE
Bài thuốc hay trị bệnh đau bụng mỗi khi đến tháng Bản thân mình sau khi chịu khó &'chữa trị' theo cách này đã đỡ đau bụng hẳn, mỗi kì nguyệt san không còn là nỗi ám ảnh nữa... Đối với một số chị em thì những ngày đèn đỏ là những ngày cực hình trong tháng, nhiều người do nội tiết, do sức khỏe yếu bị đau lưng, mỏi mệt và đau bụng......