Bài thuốc hay chữa khỏi bệnh táo bón nặng chỉ trong vài ngày
Táo bón là tình trạng đi ngoài phân cứng, số lần đi tiêu ít hơn bình thường. Táo bón không quá nguy hiểm nhưng kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây mất tự tin cho người bệnh.
Có nhiều cách chữa trị bệnh táo bón , dưới đây là một số cách chữa tri bệnh táo bón bằng thuốc Nam.
10 vị thuốc Nam chữa trị bênh táo bón
Vừng đen hay còn được gọi là hắc chi ma, một thực phẩm quen thuộc chứa nhiều chất dầu, protein, cholin, phytin, methionin. Hạt vừng có vị ngọt, tính bình vào 4 kinh phế, vị, can, thận. Người ta dùng vừng đen để chữa can thận thận suy yếu, ù tai, váng đầu, hoa mắt, chóng mặt, đại tiện bí táo, râu tóc bạc sớm.
Với những người bị táo bón có thể dùng vừng đen 40-50g sao qua trộn với 30g mật ong ăn vài lần trong ngày. Dùng trong vài ngày và kiểm tra kết quả.
Người ta dùng dầu của hạt cây thầu dầu (còn gọi là tỳ ma du) để chữa bệnh. Đây là vị thuốc có vị ngọt, cay, tính bình, quy vào hai kinh vị và đại tràng. Thầu dầu có tác dụng nhuận hạ, tích trệ, tiêu sưng, và có tác dụng trơn nhuận, có tác dụng tốt với những người già bị bệnh táo bón. Nên mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5ml.
Quả mướp:
Mướp tươi có chứa cholin, phytin, các acid amin tự do, có tác dụng lưu thông máu, thông sữa, làm dịu, chữa táo bón, đau nhức gân xương. Có thể dùng mướp nấu ăn hoặc sắc cô đặc lấy nước uống có tác dụng làm hoạt tràng, thông tiện.
Bồ kết có vị cay, mặn, tính ấm hơi độc, quy vào hai kinh phế, đại trường. Bồ kết chứa chất saponin, một số flavonoid và hợp chất triterpen, có tác dụng trừ đờm, khai khiếu, điều trị bệnh táo bón, làm thông sữa. Người ta thường chọn những quả bồ kết to, sao tồn tính, tán thành bột mịn, uống ngày 1 lần 2g với nước cơm để điều trị bệnh táo bón.
Video đang HOT
Vừng đen trị táo bón rất tốt.
Đào nhân:
Vị thuốc này được chế biến từ nhân của hạt đào, trong đào nhân có chứa chất dầu, ngoài ra có amygdalin, men elmusin, một ít tinh dầu, vị đắng, ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm, can. Đào nhân có tác dụng hoạt huyết, trừ ứ, nhuận tràng. Để trị táo bón có thể dùng 4-8g sắc uống, có thể dùng hoa đào 5-8g cũng có cùng tác dụng.
Lô hội:
Bộ phận dùng chủ yếu là nhựa lô hội đem chế biến khô. Đây là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, quy vào hai kinh tâm, can. Lô hội có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, thanh can, hoạt tràng, thông tiện. Người ta dùng lô hội để chữa táo bón, ruột dạ dày, can đởm thực nhiệt. Liều dùng chủ yếu là 6g lô hội nghiền nát, trộn với đường rồi ngậm và nuốt dần hoặc dùng lô hội 20g, chu sa 15g, tán nhỏ hòa với rượu làm viên, uống mỗi lần 4g với rượu hoặc nước cơm, ngày 2 lần.
Đại hoàng:
Bộ phận dùng chủ yếu là rễ cây đại hoàng. Đại hoàng có vị đắng, tính lạnh quy vào 5 kinh: tỳ, vị, can, tâm bào, đại trường. Có tác dụng thông rửa tràng vị, phá tích, hành ứ. Đại hoàng dùng để chữa táo bón do nhiệt kết với liều thường dùng 6-12g. Có thể dùng đại hoàng 9g, đào nhân 9g, hạt bí đao 9g, mang tiêu 9g, đan bì 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần chữa bệnh viêm ruột, đau bụng, táo bón.
Thảo quyết minh :
Thảo quyết mình là hạt của cây muồng. Các hạt được dùng làm thuốc là những hạt già, được chế biến khô, chứa chất antraglucosid, ngoài ra có protid, chất nhớt, chất béo và sắc tố. Thảo quyết minh có vị mặn, tính bình, vào hai kinh can, thận, có tác dụng thanh can, ích thận, thanh can hỏa, trừ phong nhiệt, làm sáng mắt, hoạt tràng, thông tiện. Liều dùng 6-10g, dùng sống hay sao, có thể tán bột hay sắc uống để điều trị bệnh táo bón.
Mạch môn:
Vị thuốc được dùng là rễ cây mạch môn đông, vị thuốc này có vị ngọt hơi đắng, tính hơi lạnh, vào 3 kinh tâm, phế, vị.Mạch môn có tác dụng nhuận mát phổi, thanh tâm, tả nhiệt, sinh tân dịch, lợi sữa, nhuận tràng, tiêu đàm, chữa ho. Để điều trị bệnh táo bón người ta tường dùng mạch môn 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 9g, sắc uống.
Mật ong:
Mật ong có tác dụng tốt cho sức khỏe, có vị ngọt, tính bình, quy vào 5 kinh: tâm, phế, tỳ, vị, đại trường.Mật ong có tác dụng nhuận, trơn, hoạt tràng, bổ trung, giảm đau, giải độc. Mật ong dùng nhiều trong việc chữa đại tràng táo kết, chỉ thống, thích hợp với người bị chứng tân dịch ở vị tràng thiếu, hư nhược, không phải chứng thực, phù hợp với người già, trẻ em, phụ nữ sau đẻ bị táo bón. Liều dùng 20-40g mỗi ngày.
Phan tả diệp:
Bộ phận dùng làm thuốc lá lá cây phan tả diệp, đây là vị thuốc có vị cay, đắng, tính rất lạnh, quy kinh đại tràng. Thường được dùng phối hợp phan tả diệp 8g, hậu phác 12g, sắc uống chữa chứng đại tràng bí kết gây táo bón.
Cũng nên lưu ý rằng vị thuốc này không nên dùng cho những người thể hư nhược, phụ nữ mang thai.
Theo Trí Thức Trẻ
Những bài thuốc tuyệt vời từ rau mồng tơi chữa 9 bệnh hay gặp
Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng...
Rau mồng tơi còn gọi là mùng tơi, lạc quỳ, có tên khoa học là Basella alba L, thuộc họ Basellaceae, là loại dây leo, lá to, dày, dòn, màu xanh thẫm và nhiều chất nhầy. Quả nhỏ khi chín có nước với màu tím than.
Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng... Ăn mồng tơi chữa táo bón, đái dắt, kiết lỵ, tốt cho người tiểu đường, thải chất béo nên rất tốt cho người có mỡ và đường máu cao, trị táo bón, trị núm vú sưng, trị đái dắt, tiểu buốt...
Sau đây là một số tác dụng của rau mùng tơi:
- Chữa táo bón, nóng ruột: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ.
Hoặc lấy lá mồng tơi, lá vông non mỗi thứ 30g, rễ đinh lăng 20g, củ mài 12g (thái mỏng sao vàng), vừng đen 30g (rang nổ), sắc với 600ml nước còn 300ml. Người lớn chia 2 lần, trẻ em tùy tuổi dùng ít hơn.
- Chữa chảy máu mũi (chảy máu cam) do huyết nhiệt: Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu.
- Chữa đinh nhọt: Lá rau mồng tơi tươi, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, ngày thay thuốc 2 - 3 lần.
- Chữa thiếu sữa ở sản phụ: Thường ăn rau mồng tơi, sữa sẽ nhiều.
- Chữa tiểu tiện không thông, tiểu dắt, tiểu nhỏ giọt (do nhiệt): 100g mồng tơi, sắc nước uống trong ngày thay trà.
- Chữa chúng nóng trong người: Nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ cùng cua đồng giã nát (lọc bỏ bã) ăn rất tốt.
- Chữa sưng trĩ (thể nhẹ): Một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời ăn thường xuyên canh mồng tơi với cá diếc
- Chữa chứng đi tiểu nóng buốt: Khi tiểu tiện thấy nóng buốt và khó lấy một nắm lá mồng tơi cho vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống ngày vài lần.
- Chữa da không tươi sáng: Rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn 1 lần hoặc lấy lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.
Rau mồng tơi tính mát lạnh, vì vậy dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng, đại tiện lỏng. Để hạn chế lạnh, nên nấu kỹ.
Trí Thức Trẻ
Hoa thiên lí chữa bệnh trĩ: Chỉ 4 - 5 lần đã thấy hiệu quả Ngoài giá trị làm thức ăn và làm thuốc nói trên, gần đây người ta còn nghiên cứu dùng lá thiên lí chữa trĩ (lòi dom) có kết quả cực tốt. Thiên lý là cây mọc leo, thân hơi có lông, nhất là ở những bộ phận còn non. Lá hình tim, đầu lá nhọn, có lông trên các gân lá. Hoa khá...