Bài thuốc Đông y phòng viêm đường hô hấp
Bài thuốc từ bí đao, hành, hẹ, rau họ cải… giúp hỗ trợ điều trị chứng viêm đường hô hấp, giải cảm, tăng cường miễn dịch.
Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ, cho biết, có rất nhiều thực phẩm giúp phòng ngừa, điều trị chứng viêm đường hô hấp. Qua nhiều năm, các thầy thuốc Đông y nghiên cứu, điều chế thành bài thuốc hữu hiệu, thích hợp sử dụng để nâng cao sức đề kháng trong mùa dịch Covid-19, đồng thời phòng cảm mạo khi thời tiết giao mùa.
Trong đó, một số thực phẩm có tác dụng tốt như sau:
Bí đao
Bí đao gốc Ấn Độ, được trồng ở hầu khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của chấu Á và miền Đông châu Đại dương. Trong bí đao có chứa nước 67,9%, ngài ra là protein, vitamin, sắt và các khoáng chất khác. Quả có vị ngọt, tính lạnh, không độc, tác dụng lợi tiểu, giải khát, mát tim, tiêu sưng.
Bài thuốc trị viêm đường hô hấp cấp: 15 g hạt bí đao cùng đường phèn, giã nhuyễn, trộn mật ong, uống với nước chín, ngày 2-3 lần.
Hạt bí đao, bồ công anh, kim ngân hoa, sinh ý dĩ nhân, ngư tinh thảo, hoa xà thiệt thảo (mỗi dược liệu 40 g), cùng đào nhân, cát cánh, cam thảo, rễ lau, bán chi liên, mộc hương (mội dược liệu 20 g), tổng lượng 320 g, sắc uống chữa viêm phổi, ung nhọt ở phổi.
Hành, hẹ
Hành lá được cho là gia vị tuyệt hảo trong nấu nướng. Dân gian có câu: “Trăm thứ canh không hành không ngon”. Hành đóng vai trò quan trọng cho món ăn thơm ngon và kích thích tiêu hóa. Loại cây này có vị cay ngọt, tính ấm, tác dụng giải cảm, sát trùng. Đây là một gia vị tuyệt với chữa nhiều bệnh.
Hành trắng (cả rễ, lá) 30 g, gừng tươi 10 g, tía tô 20 g sắc uống, chữa khư hàn, thông khí trệ, giải cảm, ho.
Video đang HOT
Hành hỗ trợ điều trị chứng ho do viêm đường hô hấp, giải cảm, tăng sức đề kháng. Ảnh: Master Class
Hành tây là loại rau sử dụng phổ biến ở châu Âu trong các bữa ăn hàng ngày. Ở nước ta, hành tây cũng thường được sử dụng để xào với thịt, dầm giấm để ăn sống. Cây trồng lấy thân hành, củ ăn và làm thuốc. Lương y Sáng cho biết, hành tây là một thứ gia vị bổ, ngon, có tác dụng thông tiểu và lợi đường hô hấp, chống nhiễm khuẩn… Một số bài thuốc như sau:
Hành tây 50 g sắc uống trị viêm phổi, khó thở, tiểu tiện không thông.
Sắc hành tây lượng tùy dùng, lấy nước đặc, chế mật ong vào, uống một thìa vào buổi sáng, bồi bổ cho người mới ốm dậy, ho, viêm đường hô hấp.
Cũng giống như hành, hẹ cũng có tác dụng giải cảm, trị ho cùng các chứng viêm đường hô hấp bằng việc lấy lá hẹ một năm, sắc uống hàng ngày.
Rau họ cải
Cải bắp, cải bẹ trắng, cải canh, cải củ, cải soong… không chỉ cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, giúp tăng hệ miễn dịch, mà còn có thể làm nhiều bài thuốc trị chứng viêm đường hô hấp, cảm mạo.
Theo lương y, trong cải bắp có chất chống viêm loét là vitamin U, tuy nhiên nó rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao nên phải ép lấy nước dùng. Cải bắp tươi lượng tùy dùng cùng đường, ép lấy nước uống. Thông thường 1 kg sẽ cho 500-700 ml nước ép. Nếu giã tươi lấy nước cốt cùng được 350-500 ml, uống liên tục trong 2 tháng, trị viêm đường hô hấp, ho.
Cải bẹ trắng tính vị đắng, ngọt, hạt (bạch giới tử) giúp lợi khí, tiêu đờm, giảm ho.
Cây cải canh sắc uống cùng hạt cải canh trị ho, long đờm, giảm đau. Bài thuốc tiếp theo gồm dược liệu bạch giởi tử sao 12 g, hạt tía tô sao 12 g, hạt củ cải sao 12 g giật dã, sắc uống 1 tháng một ngày hoặc tán bột, làm viên, uống 4-8 g một ngày.
Với cải soong cũng là một loại rau rất tốt, chứa nhiều vitamin và muối khoáng. Bài thuốc hữu hiệu để giải cảm, phòng chống viêm đường hô hấp và chống mệt mỏi là: cải soong tươi 200-300 g, đường vừa đủ, giã vắt lấy nước cốt, pha đường uống hoặc sắc uống.
Thúy Quỳnh
Các loại rau hỗ trợ chữa bệnh đường hô hấp
Chứng bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp biểu hiện sốt ho, ho khan, ho cơn, thở mệt ... đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình bệnh chứng Phong ôn Xuân ôn trong Ôn dịch Đông y.
Mướp đắng - Ảnh minh họa
Nguyên nhân phần nhiều vì ngoại tà ôn dịch lây nhiễm, vì nội thương phế âm hư, người gầy yếu vốn đang mắc các bệnh mạn tính, dinh dưỡng kém, ăn uống không phù hợp...
Đông y cho rằng, phế âm hư chủ yếu do tân dịch bị suy giảm khi nhiễm ngoại tà dễ dẫn đến ho khan, ho không có đờm, khi âm càng hư suy không chế ngự được hỏa tà mà tà hỏa càng thịnh càng gây ho, sốt.
Bệnh tật phát sinh từ sự thiếu cân bằng âm dương, nếu trong cơ thể nội nhiệt "nóng" dễ gây tích nhiệt, gây viêm sưng nặng hơn. Bên cạnh dùng thuốc nên phối hợp món ăn bổ mát tiêu đàm hết nóng, giúp ức chế vi khuẩn, virus phát triển mạnh hơn.
Dưới đây là một số món ăn dược thiện bổ mát, giàu vitamin, giúp chữa viêm đường hô hấp và tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể.
Rau tần ô (cải cúc): Vị ngọt thơm, tính mát, tác dụng kiện tỳ vị, giáng hỏa, tiêu đàm, giúp chữa ho đàm ho khan, ho đàm nhiệt khó thở, viêm họng. Nấu canh với thịt cá, hoặc luộc ăn cả cái lẫn nước.
Rau má: Vị hơi đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, mát gan, thanh phế dưỡng âm giải độc, lợi tiểu, giúp chữa phế nhiệt ho khan, sốt ho viêm phế quản, viêm họng, mụn nhọt. Dùng bằng cách nấu canh với cá thịt, xay sinh tố đều tốt.
Cải canh (cải cay): Vị cay mát không độc. Tác dụng hóa đàm, thông tiếu, an tỳ thận... giúp chữa ho khan, ho đàm, ho đàm thở dốc, viêm họng phát sốt. Chế biến bằng cách nấu canh với thịt cá, luộc ăn đều tốt.
Củ cải (cải củ): Vị ngọt hơi đắng, không độc. Tác dụng long đờm, tiêu thũng, thông ứ trệ, giúp chữa ho khan, ho tức ngực sườn, bụng đầy chậm tiêu. Chế biến bằng cách hầm thịt cá, nấu canh luộc ăn.
Mướp đắng (khổ qua): Vị đắng, tính hàn không độc. Tác dụng trừ tạng nhiệt, sáng mắt, mát tim, trừ nội nhiệt, bổ hư tổn, giúp chữa ho khan, họng khô, sốt về chiều, ho tức ngực. Chế biến bằng cách nhồi thịt, nấm mèo, đậu hũ nấu canh ăn, hoặc luộc xào ăn đều tốt.
Giá đậu (Giá đậu xanh): Vị ngọt tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, tiêu độc chỉ khát, tiêu thực... giúp chữa đau họng phế nhiệt, ho khan khàn tiếng, bụng đầy, rất tốt với ai bị tiểu đường, tim mạch, huyết áp, cholesterol xấu cao, viêm thanh quản, đau mỏi. Chế biến bằng cách nấu canh chua hoặc luộc, xào, ép nước uống.
Mướp hương: Vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, trừ thấp, tiêu viêm... giúp chữa phế, đại tràng, nhiệt táo, ho, viêm họng, mụn nhọt. Chế biến bằng cách nấu canh với cua hoặc thịt cá đều được.
Bí đao (bí xanh): Vị ngọt, tính hơi hàn, không độc. Tác dụng giải khát, mát tim trừ nóng nhiệt, giảm phù, thông tiểu... giúp chữa nội nhiệt tâm phế nhiệt, ho khan viêm họng, táo bón... Nấu canh cá thịt hoặc luộc ăn đều tốt.
Rau diếp: Vị ngọt hơi đắng, tính hàn, không độc. Tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc nhuận phế, dễ ngủ, giúp chữa ho, đau họng phát sốt, ho khan ho cơn. Ăn sống, ăn lẩu, sốt cà chua, luộc, xay sinh tố...
Lưu ý: Nếu ho khan, ho cơn, đàm vàng là phế nhiệt, phế hỏa thịnh, ngoài món ăn bài thuốc trên cần tăng cường ăn rau củ quả, nước trái cây tươi bổ mát, có thể dùng nước mía, bột sắn dây, nước mơ, dâu, sơ ri, quít, chanh, bưởi. Nên tránh món ăn khô, cay, nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào khó tiêu. Tuy nhiên sốt lâu, khí huyết đều hư, người sợ lạnh nên ăn bổ, dễ tiêu, tránh thức ăn mát, sống, lạnh, chua đắng quá, các món rau củ trên khi nấu canh, luộc cho thêm gia vị cay ấm như gừng, hành, tỏi. Nếu trẻ em, người già yếu nên ăn lỏng dễ tiêu như món cháo hầm, tốt nhất hầm đậu xanh, đậu đen; ăn canh rau ngót, khoai tím, khoai mỡ, cải soong, rau mầm... Khi ăn uống bổ dưỡng phù hợp giúp cơ thể khỏe mạnh để tăng cường miễn dịch, đồng nghĩa sức đề kháng tốt chống lại tác nhân gây bệnh.
Lương y Nguyễn Minh Phúc - nguyên PCT Hội Đông y TP Vũng Tàu
Cách nào vận dụng y học cổ truyền trong phòng, chống bệnh do virus? Y học cổ truyền (YHCT) có rất nhiều thảo dược không chỉ giúp phòng, tránh các bệnh do virus gây ra mà còn có thể chữa được một số bệnh. Nhằm nâng cao hơn nữa thể lực con người, đồng thời hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp, cũng như hướng dẫn người dân những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết,...