Bài thuốc đông y hỗ trợ chữa Covid-19
Bộ Y tế hướng dẫn bài thuốc sâm tô ẩm, hoắc hương chính khí tán, nhân sâm bại độc tán gia giảm, ngân kiều tán, tang cúc ẩm, thanh ôn bại độc ẩm, hỗ trợ điều trị người bệnh Covid-19 triệu chứng nhẹ.
Theo Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế, F0 mức độ nhẹ có các triệu chứng lâm sàng là sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau cơ, ít gặp hơn như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nôn, tiêu chảy, mất khứu giác, tê lưỡi; chưa có dấu hiệu viêm phổi, nhịp thở 20 lần/phút, chỉ số SpO2 96% khi thở khí trời.
Y học cổ truyền chia nhóm F0 triệu chứng nhẹ làm hai thể cơ bản:
Thể hàn thấp , triệu chứng lâm sàng gồm sốt, sợ lạnh, người mệt, toàn thân mỏi đau, ho, khạc đờm, ngực bức khó chịu, không muốn ăn, buồn nôn, nôn, đại tiện không thông, lưỡi nhạt. Dưới đây là một số bài thuốc được Bộ Y tế khuyến cáo bác sĩ tham khảo kê đơn và gia giảm cho phù hợp với chẩn đoán.
Bài thuốc sâm tô ẩ m thành phần gồm nhân sâm 12 g, tô diệp 12 g, cát căn 12 g, tiền hồ 8 g, bán hạ chế 6 g, bạch linh 12 g, trần bì 8 g, cam thảo 8 g, cất cánh 8 g, chỉ xác 8 g, mộc hương 6 g. Nếu không có nhân sâm có thể thay thế bằng đảng sâm với liều tương đương.
Bài thuốc hoắc hương chính khí tán , thành phần gồm hoắc hương 12 g, cất cánh 4-8 g, bạch linh 12-16 g, hậu phác 4-8 g, tử tô 8-12 g, bạch truật 8-12 g, bán hạ 12 g, bạch chỉ 4-8 g, đại phúc bì 8-12 g, trần bì 6-12 g, cam thảo 4 g.
Video đang HOT
Bài thuốc nh ân sâm bại độc tán gia giảm , thành phần gồm sài hồ, bạch linh, nhân sâm, tiền hồ, cất cánh, xuyên khung, chỉ xác, khương hoạt, độc hoạt, cam thảo, mỗi loại liều lượng 12 g. Nếu sợ lạnh, sợ gió nhiều gia thêm quế chi 4-10 g; nếu chán ăn, khó tiêu gia hoắc hương 4-6 g, hậu phác 3-6 g; nếu buồn nôn nhiều gia sinh khương 10-12 g.
Các bài thuốc trên được bào chế dưới ba dạng là bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc. Dạng thuốc sắc mỗi ngày 1 thang sắc lấy 300 ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều. Dạng bột, mỗi lần dùng 8-15 g, tùy từng bài, hãm với 150 ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều. Riêng bài nh ân sâm bại độc tán gia giảm sau khi hãm trà cho thêm 2-3 lát gừng tươi và 2-3 lá bạc hà tươi. Dạng cao lỏng dùng lượng tương đương một thang thuốc sắc.
Một số loại thảo dược dùng trong bài thuốc Đông y. Ảnh: The Thaiger
Thể thấp nhiệt, triệu chứng lâm sàng là sốt nhẹ hoặc không sốt, hơi sợ lạnh, mệt mỏi, đầu thân nặng nề, cơ bắp đau mỏi, ho khan đờm ít, nuốt đau, khô miệng không muốn uống nhiều nước, hoặc kèm theo tức ngực bụng trướng, không ra mồ hôi hoặc mồ hôi ra không thông sướng, hoặc buồn nôn không muốn ăn, đại tiện khó, lưỡi nhạt.
Một số bài thuốc tham khảo như sau:
Bài thuốc ngân kiều tán , thành phần gồm liên kiều 12 g, cất cánh 8 g, trúc diệp 5 g, kinh giới 5 g, đậu xị 6 g, ngưu bàng tử 8 g, kim ngân hoa 12 g, bạc hà 8 g, cam thảo 8 g.
Bài thuốc tang cúc ẩm , thành phầm gồm: tang diệp 8-12 g, cúc hoa 4-8 g, hạnh nhân 12 g, liên kiều 8-16 g, cất cánh 4-12 g, lô căn 12 g, bạc hà 4-8 g, cam thảo 4-6 g.
Bài thuốc thanh ôn bại độc ẩm , thành phần gồm sinh thạch cao 4-8 g, thủy ngưu giác 12-20 g, sinh địa 0,6-1 g, hoàng liên 10-16 g, xích nhược, chi tử, cất cánh, huyền sâm, liên kiều, hoàng cầm, tri mẫu, đan bì, trúc diệp, cam thảo. Liều lượng của những vị này tuỳ triệu chứng của bệnh nhân mà sử dụng.
Các bài thuốc ngân kiều tán và tang cúc ẩm được bào chế dưới ba dạng là bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc. Dạng thuốc sắc mỗi ngày 1 thang sắc lấy 300 ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều. Dạng bột, mỗi lần dùng 20-24 g với bài ngân kiều tán hoặc 10-12 g với bài tang cúc ẩm , tùy từng bài, hãm với 150 ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều.
Riêng bài thanh ôn bại độc ẩm bào chế dạng thuốc sắc. Thạch cao sắc kỹ trước, sau đó cho các vị còn lại vào trừ sừng trâu (thủy ngưu giác). Ngày một thang sắc lấy 300 ml chia hai lần sau ăn sáng chiều, lấy sừng trâu mài thành nước hòa vào rồi uống.
Khối u lớn chèn ép tủy sống chàng trai
Bệnh nhân nam, 24 tuổi, đau lưng, tê bì tay chân, đi lại khó khăn, điều trị bằng thuốc Đông y không bớt.
Các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy chụp cộng hưởng từ phát hiện khối u tủy sống kích thước lớn chiếm chọn ống sống gây nên hội chứng chùm đuôi ngựa (CES - tình trạng các rễ của đám rối thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép, làm ảnh hưởng đến chức năng vận động, cảm giác, đến hai chi dưới và bàng quang, trực tràng). Bệnh nhân được chỉ định vi phẫu lấy khối u, giải phóng chèn ép lên ống tủy.
Bác sĩ Lê Triệu Linh, Khoa chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Bãi Cháy, ngày 27/8, cho biết vùng cột sống có cấu trúc giải phẫu phức tạp, khối u chèn ép, dính vào các dây thần kinh, nguy cơ liệt sau mổ rất cao nên việc phẫu thuật các khối u tủy sống, u tủy cổ là thách thức lớn với phẫu thuật viên. Ngoài ra, u tủy sống là bệnh lý tiến triển chậm, nếu không phát hiện và phẫu thuật sớm có thể gây liệt tứ chi, liệt hô hấp, ảnh hưởng đến chất lượng vận động của người bệnh.
Sau một giờ phẫu thuật, bác sĩ vi phẫu lấy toàn bộ khối u tủy kích thước lớn khoảng 20x30 mm, bảo vệ an toàn cấu trúc tủy sống và rễ thần kinh. Ba ngày sau, bệnh nhân bớt tê bì, cơ lực cải thiện rõ rệt.
Kíp bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
U tủy là những khối u nằm trong ống sống chèn ép vào trong ống sống. U tủy sống có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của ống sống (tủy sống, rễ thần kinh, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, cột sống ngực...). Bệnh dễ nhầm lẫn với những bệnh thoái hóa thường gặp như đau mỏi cổ, cánh tay, tê bì chân tay...
Khi khối u phát triển đủ lớn gây rối loạn chức năng thần kinh như rối loạn cảm giác, rối loạn vận động, rối loạn cơ tròn (gây tiêu, tiểu khó, táo bón), co cứng cơ, teo cơ, liệt tứ chi, rối loạn hô hấp... do khối u phát triển chèn ép lên ống sống. Phẫu thuật bóc tách u vi phẫu là phương pháp tối ưu trong điều trị cho người bệnh.
Bác sĩ khuyến cáo ngay khi xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế có trang thiết bị chẩn đoán hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa để khám, phát hiện sớm, phẫu thuật kịp thời để tránh các biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Vụ "thuốc đông y hỗ trợ Covid-19": Yêu cầu Cục y dược cổ truyền kiểm điểm Vụ Tổ chức Cán bộ (Bộ Y tế) yêu cầu Cục Quản lý y dược cổ truyền kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm vụ công văn liên quan đến thuốc đông y hỗ trợ điều trị Covid-19 bị thu hồi sau 2 ngày ban hành. Một lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ cho biết, Vụ đã có văn bản yêu cầu Cục...