Bài thuốc dân gian trị cảm lạnh lúc giao mùa rất hiệu quả
Bệnh cảm lạnh thường tăng vào thời kỳ giao mùa, thời tiết chuyển lạnh đột ngột, mưa dai dẳng lâu ngày. Do đó, cần có những cách chữa cảm lạnh để khắc phục bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị cảm lạnh hiệu quả
Vì sao bị cảm lạnh
Trong Đông y gọi bệnh cảm lạnh là thương hàn, có nghĩa là cảm thương phải khí hàn.
Vào mùa đông và khi giao mùa hàn khí lưu hành, nếu cơ thể suy yếu thì chính khí không thể đối kháng được hàn khí, do đó hàn khí sẽ xâm nhập vào kinh lạc và tạng phủ gây ra bệnh thương hàn.
Đông y gọi chính khí là khí dương hay còn gọi là năng lực tự vệ của cơ thể, có tác dụng chống lại các tác động từ bên ngoài vào như sự biến đổi thời tiết, khí hậu như gió, mưa, nóng, lạnh.
Ban ngày khí dương ở ngoài mặt da, ban đêm lui vào tạng phủ.
Vì thế người ta hay bị cảm lạnh sau một đêm ngủ mà không mặc đủ ấm hoặc nằm nơi có nhiều gió lùa hoặc để quạt thổi trực tiếp vào người.
Ngoài ra, theo Đông y, vùng đầu mặt cổ là nơi hội tụ của tất cả các kinh dương trong cơ thể, vì thế vùng đầu mặt là nơi chịu rét tốt nhất trong cơ thể.
Các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện từ một đến ba ngày sau khi cơ thể nhiễm virus cảm lạnh. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người, bao gồm:
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
Video đang HOT
- Ho
- Đau nhức cơ thể nhẹ hoặc đau đầu nhẹ
- Hắt xì
- Sốt nhẹ
- Cảm thấy khó chịu trong người.
Bài thuốc dân gian trị cảm lạnh hiệu quả
Nguyên liệu: Ngải cứu tươi 100g, thịt thăn lợn 100g.
Cách làm: Ngải cứu rửa sạch, thịt lợn băm nhỏ, xào qua, cho gia vị vừa đủ, cho khoảng 1 bát nước, đun sôi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi khoảng 5 phút bắc ra ăn ngay hoặc có thể dùng làm canh ăn với cơm.
2. Cháo hành, tía tô và gừng tươi
Nguyên liệu: Lá tía tô, dọc hành tươi, mỗi thứ 20g; gừng tươi 12g.
Cách làm: Tất cả rửa sạch, cắt nhỏ. Nấu gạo tẻ thành cháo. Múc ra tô rồi trộn chung với tía tô, hành, gừng. Thêm gia vị và ăn nóng, đắp mền cho ra mồ hôi.
Có thể cho vào cháo nóng một lòng đỏ trứng gà để tăng thêm khí lực, bổ sung dinh dưỡng.
3. Nước gừng tươi và mật ong
Nguyên liệu: Gừng tươi 50 – 80g, 2 thìa mật ong
Cách làm: rửa sạch, xắt mỏng, sao chín vàng, giã nát, hòa với một cốc nước sôi, uống ấm từng ngụm nhỏ. Có thể hòa với một ít mật ong hoặc đường để uống.
Trúc Chi t/h
Theo phununews
Đi bão dưới trời mưa, cổ động viên Đội tuyển Việt Nam phải nhớ kỹ những điều này
Dường như đã thành một thói quen, cứ sau mỗi chiến thắng của Đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ lại đổ ra đường đi bão đến tận tối khuya.
Việc đi bão trong tiết trời lạnh giá miền Bắc như những ngày này khiến rất nhiều người có thể bị cảm lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe.
CĐV Việt Nam đi bão sau trận chung kết lượt đi AFF SUZUKI Cup 2018 giữa Việt Nam - Malaysia
Theo các chuyên gia về y tế, dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh đó là đau và rát họng.
Sau đó sẽ là các triệu chứng tiếp theo như nghẹt mũi, sổ mũi hoặc sốt nhẹ đối với trẻ nhỏ.
Để không phải "dính" bệnh sau thời gian dài dầm mưa hò hét, cổ vũ, người hâm mộ Đội tuyển Việt Nam cần chú ý một số vấn đề:
- Lau khô người, tắm nước ấm: Cơ thể của bạn sau khi đi về thường bị lạnh và ướt. Nếu không làm khô ngay lập tức thì nước mưa sẽ thấm vào cơ thể làm bạn bị nhiễm lạnh.
Vì vậy, bạn cần lau khô người và tắm nước ấm để cơ thể nóng lên. Việc này cũng giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám lên người.
- Không lên giường ngủ ngay: Các bác sĩ khuyến cáo, cổ động viên sau khi đi bão dưới trời lạnh nên thay quần áo và tắm qua trước khi lên giường ngủ. Nếu lên giường ngủ trùm kín chăn bạn có thể bị hơi lạnh xâm nhập vào cơ thể.
- Tránh xa đồ vật có điện: Khi cơ thể còn ướt sũng, lạnh thì bạn không nên cầm điện thoại hoặc tiếp xúc với các đồ vật có khả năng nhiễm điện, đặc biệt là khi trời đang sấm sét.
- Cách xử lý trước mắt khi có triệu chứng cảm lạnh: Chuyên gia về y tế khuyên rằng, sau khi đi ngoài mưa lạnh về, nếu cảm thấy chóng mặt, nhức đầu và sốt nhẹ rất có thể bạn đã bị cảm lạnh. Lúc này cần phải uống thuốc cảm ngay.
Trường hợp thấy ớn lạnh dọc xương sống cùng những triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, đi tiểu phân lòng, sốt nhẹ, hạ đường huyết, tay chân bủn rùn hoặc toát mồ hôi, chân đừng không vững cần uống nước gừng tươi ngay lập tức.
Nếu làm mọi cách mà triệu chứng vẫn chưa khỏi thì bạn cần đến bệnh viện để thăm khám để bệnh được điều trị kịp thời.
T.C
Theo toquoc
Phân biệt cảm lạnh và dị ứng ở trẻ Trẻ bị cảm lạnh thường kèm theo sốt, trong khi dị ứng thì không. Hà Nhi Theo ngoisao