Bài thuốc dân gian chữa tưa lưỡi
Tưa lưỡi là những màng giả màu trắng ngọc trai ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên lưỡi của trẻ nhỏ. Những màng này bám khá chặt vào niêm mạc, gây vướng víu và đau làm cho trẻ khó nuốt và khó chịu.
Nguyên nhân chính là do một loại vi nấm (thường là Candida albicans) gây ra.
Để phòng và điều trị tưa lưỡi cho trẻ, hàng ngày sáng và tối nên dùng miếng gạc nhỏ sạch hoặc khăn bông nhỏ mềm sạch thấm nước muối sinh lý để vệ sinh miệng cho bé thật nhẹ nhàng, không cố gắng chà xát để cạo đi những đốm trắng có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé. Vệ sinh núm vú và luộc thật kỹ bình đựng sữa trước và sau khi bé bú. Ngoài ra, có thể dùng một số bài thuốc dân gian chữa tưa lưỡi như sau:
Bài 1: Lá rau ngót tươi 5 – 10g. Cách dùng: Lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước. Dùng bông hoặc vải mềm sạch thấm vào nước thuốc cọ sát lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ. Chú ý động tác phải nhẹ nhàng và khéo léo. Một ngày làm như vậy 2 – 3 lần. Thường chỉ 2 ngày sau là trẻ bú được.
Video đang HOT
Rau ngót, mật ong, cỏ nhọ nồi là những thuốc dân gian chữa tưa lưỡi tốt.
Bài 2: Mật ong 1ml, nước lá nhọ nồi (cỏ mực) 10ml. Cách dùng: Lá nhọ nồi tươi hái về rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước. Lấy 10ml nước lá nhọ nồi trộn lẫn với 1ml mật ong. Dùng bông hoặc vải mềm sạch thấm vào nước thuốc, bôi vào lưỡi lợi và vòm miệng cho trẻ. Mỗi ngày bôi 2 – 3 lần.
Bài 3: Lá rau ngót 15g, hàn the 1g. Cách dùng: Rửa sạch lá rau ngót, giã nát, vắt lấy nước, hòa hàn the vào, đem hấp cơm. Khi cơm chín, lấy thuốc ra dùng bông sạch, thấm bôi vào chỗ có đóng váng trắng. Mỗi ngày làm 2 lần.
Bài 4: Phơi lá mít vàng cho thật khô rồi đốt cháy cho thành than. Trộn với một ít mật ong rồi bôi vào chỗ tưa lưỡi 2 – 3 lần/ngày.
Bài 5: Cỏ mực (toàn cây tươi trừ rễ) 8g, lá hẹ tươi 4g. Giã vắt lấy nước cốt hoà với mật ong chấm lên chỗ đau, 2 – 3 lần một ngày, mỗi lần cách nhau 2 giờ.
Chú ý: Nên dùng mật ong loại tốt đã được kiểm định chất lượng. Nếu dùng các bài thuốc trên sau 2 – 3 ngày trẻ vẫn khó chịu, khó bú và quấy khóc cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Theo Suckhoevadoisong
Một số bài thuốc trị bướu cổ do rối loạn tuyến giáp
Bướu cổ do rối loạn tuyến giáp gây cho người bệnh nhiều phiền phức trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, sử dụng một số bài thuốc từ thảo dược có thể hạn chế được chứng bệnh này.
Bệnh bướu cổ xuất hiện thường do rối loạn tuyến giáp. Khi bị bướu cổ, người bệnh có thể sờ thấy khối u ở yết hầu, cảm giác vướng ở cổ, mệt mỏi, lo lắng. Trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ khó thở, khó nuốt, khản tiếng, mất tiếng. Ban đầu, bướu rất nhỏ, nhìn qua không thấy, sờ nắn không đau, khi bệnh nhân ngửa cổ ra mới thấy rõ.
Một trường hợp bướu cổ.
Ở phương diện Tây y, bướu cổ là tình trạng xuất hiện một khối u lồi ở vùng cổ. Đặc biệt, khối u nằm ngay vùng cổ trước vì khu vực này có những cấu trúc dễ phát sinh thành bướu như tuyến giáp, ống giáp móng bẩm sinh. Hầu hết bệnh bướu cổ phát sinh từ các bệnh tuyến giáp như bướu giáp đơn thuần, viêm tuyến giáp hoặc bệnh ung thư tuyến giáp... Ở phương diện y học cổ truyền, bệnh bướu cổ phát sinh là do liên quan với đất, nước, nơi ở (vùng, miền) và tình chí (trạng thái tinh thần) thay đổi. Bệnh lý chủ yếu là đàm thấp và khí trệ: Người bệnh có tỳ khí kém, thêm ảnh hưởng của thức ăn càng tăng thêm khí trệ mà sinh bệnh. Hoặc do tức giận, thương can, can khí không thông đạt, uất nên sinh đờm, đờm khí kết ở cổ mà sinh bệnh. Đàm thấp và khí trệ là hỗ tương nhân quả cho nên khối u ngày càng to thêm.
Để điều trị bướu cổ, Tây y thường cho bệnh nhân sử dụng thuốc. Trong trường hợp nặng có thể dùng biện pháp i-ốt xạ trị hoặc phẫu thuật. Bên cạnh đó, Đông y tận dụng những vị thuốc thiên nhiên, hiệu quả, an toàn giúp cải thiện tình trạng bướu cổ như:
Hải tảo (rong biển): Là một loại thực phẩm giàu i-ốt và các chất dinh dưỡng tự nhiên, giúp nhuyễn kiên, tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt, tăng cường miễn dịch cơ thể. Vì vậy hải tảo có khả năng làm mềm khối u sưng trong các trường hợp bướu cổ. Người bệnh rửa sạch hải tảo 50g, thái nhỏ, cho vào nồi cùng gạo tẻ 100g đã vo sạch và cho 1 lít nước. Đun to lửa, sau đó bớt lửa, nấu thành cháo loãng, cho thêm muối vừa ăn. Mỗi ngày ăn hai lần vào buổi sáng và tối.
Hải tảo là dược liệu quý trong điều trị bệnh tuyến giáp.
Cháo ngũ vị : Đối với những trường hợp bướu cổ do bệnh cường giáp basedow, người bệnh cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để cân bằng hệ miễn dịch của cơ thể. Có thể dùng bài thuốc sau: lúa mạch 150g, toan táo nhân 10g, ngũ vị tử 10g, mạch môn 19g, hạt sen 10g, long nhãn 10g. Toan táo nhân, ngũ vị tử giã vụn, sắc cùng với mạch môn, lấy nước đặc. Hạt sen bỏ tâm, nấu nhừ để riêng. Lúa mạch nấu thành cháo, khi sắp chín thì cho các vị kia vào, ăn mỗi ngày một bát.
Bên cạnh đó, bài thuốc gồm các vị: hải tảo (thành phần chính), khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, neem (xoan Ấn Độ) cũng rất tốt đối với bệnh tuyến giáp, trong đó có bướu cổ. Sau thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng bài thuốc này với tỷ lệ chính xác từng vị thuốc và bào chế thành công dưới dạng viên nén là thực phẩm chức năng Ích Giáp Vương. Sản phẩm này là công thức toàn diện giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp, điều hòa hormon tuyến giáp, phòng ngừa các bệnh lý do rối loạn tuyến giáp như bướu cổ (bướu tuyến giáp), ung thư tuyến giáp, nhược giáp, cường giáp; giảm đau, làm mềm khối u tuyến giáp; giúp giảm các triệu chứng của bệnh lý tuyến giáp như mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, rối loạn thân nhiệt...
Đây là sản phẩm dẫn đầu trong dòng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng tuyến giáp lâu dài, không gây tác dụng phụ, được các chuyên gia đưa ra thảo luận trong hội thảo điều trị bệnh lý tuyến giáp tại Hà Nội vừa qua. Ích Giáp Vương hiện đã có mặt tại khắp các nhà thuốc trên cả nước và được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
Theo giadinh
Những bài thuốc dân gian từ mít Với mùi vị thơm ngọt, mít không những rất giàu chất dinh dưỡng mà còn được sử dụng trong các bài thuốc dân gian giúp giải rượu, trị cao huyết áp, chữa mụn nhọt. Dưới đây là 5 bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả từ mít: 1. Bài thuốc giải bia rượu Nguyên liệu: Mít chín: 30 múi, chọn mít dai,...