Bài thuốc chữa viêm âm đạo, viêm tinh hoàn bằng lá lốt
Lá lốt được dùng phổ biến làm rau ăn, gia vị đồng thời cũng được nhân dân rất ưa chuộng để sử dụng làm thuốc. Bộ phận dùng để làm thuốc của lá lốt là thân, hoa hay rễ.
Ảnh minh họa
Lá lốt còn gọi là rau lốt, có tên khoa học là Piper lolot C. DC. thuộc họ cây hồ tiêu. Lá lốt thuộc loại thân thảo cao tới 1m, thân hơi có lông. Lá hình trứng rộng, phía gốc hình tim, đầu lá nhọn, soi lên có những điểm trong…
Đây là loại lá được dùng phổ biến làm rau ăn, gia vị đồng thời cũng được nhân dân rất ưa chuộng để sử dụng làm thuốc. Bộ phận dùng để làm thuốc của lá lốt là thân, hoa hay rễ.
Cách dùng lá lốt làm thuốc có thể dùng tươi hay phơi khô, nếu dùng rễ thường hái vào tháng 8 – 9.
Theo Đông y, lá lốt có vị cay, mùi thơm nồng, tính ấm đi vào các kinh vị, tỳ, gan, mật, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau).
Cây lá lốt dùng cho các trường hợp đau bụng lạnh gây nôn thổ, tiêu chảy, hội chứng lỵ trên cơ địa hư hàn, đau đầu, đau răng, chán ăn đầy bụng, đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng…
Sau đây là một số bài thuốc có cây lá lốt:
- Chữa viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư: 50g lá lốt, 40g nghệ, 20g phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi liu riu khoảng 10 – 15 phút rồi chắt lấy một bát nước dùng rửa âm đạo.
- Chữa đau nhức xương khớp: 20g lá lốt, 12g thiên niên kiện, 16g gai tầm xoang, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, chia uống trong ngày. Uống liền trong một tuần.
Video đang HOT
- Chữa đau bụng do lạnh: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.
- Chữa bệnh mồ hôi tay: 30g lá lốt tươi, một chút muối, 1 lít nước, đun sôi. Dùng nước còn ấm ngâm tay chân ngày 1 lần trước khi đi ngủ, làm thường xuyên.
- Chữa bệnh tổ đỉa: Lá lốt giã nát chắt lấy nước cốt, uống hết 1 lần. Bã cho vào nồi đổ 3 bát nước sắc kỹ dùng để rửa vùng tổ đỉa.
Rửa xong lau khô rồi lại lấy bã lá lốt đã sắc đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần, liên tục 5 – 7 ngày sẽ khỏi.
- Chữa thương hàn, giải cảm: 20 cái lá lốt già (thái sợi), một nắm gạo vo sạch, nửa củ hành tây (hoặc hành tím), 1 tép tỏi, 5 nhánh hành hương nhỏ, 2g gừng thái lát mỏng, gia vị nêm.
- Chữa đau bụng do lạnh: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
- Chữa viêm tinh hoàn: Lá lốt 12g, lệ chi 12g, bạch truật 12g, trần bì 10g, bạch linh 10g, sinh khương 21g, sơn thù 6g, phòng sâm 6g, hoàng kỳ 5g, cam thảo (chích) 4g.
Đổ 600ml nước, sắc còn 200ml, chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.
- Chữa phù thũng do thận: Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Cách hạn chế vùng kín có mùi hôi khi mang thai đơn giản
Vùng kín có mùi hôi khi mang thai là trường hợp phổ biến do nhiều yếu tố gây ra, một số cách dưới đây có thể giúp chị em hạn chế mùi hôi hiệu quả.
Có khá nhiều trường hợp vùng kín có mùi hôi khi mang thai. Đây là vấn đề khiến cho các mẹ bầu lo lắng vì nó tạo cảm giác khó chịu, mất tự tin và e ngại rằng vùng kín bị viêm nhiễm ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục như thế nào?
Nguyên nhân bị hôi vùng kín khi mang thai
Khi mang thai, vùng kín xuất hiện mùi hôi do nhiều yếu tố gây ra
Có khá nhiều nguyên nhân làm cho vùng kín xuất hiện mùi hôi khó chịu. Nếu chị em vệ sinh không sạch sẽ hoặc không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển gây viêm nhiễm, ngứa ngáy và có mùi hôi khó chịu.
Không dừng lại ở đó, khi mang thai, cơ thể chị em sẽ có những biến đổi nhất định, nên vùng kín xuất hiện mùi hôi kéo dài.
Trong 3 tháng đầu, lượng hormone cơ thể thay đổi, lượng khí hư tiết ra nhiều, vùng kín trở nên ẩm ướt khi mang thai. Nếu lúc này mẹ bầu vệ sinh không sạch sẽ thì vùng kín sẽ xuất hiện mùi hôi, ngứa ngáy và đây chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, nấm gây hại phát triển.
Nếu trong thời gian mang thai, chị em quan hệ giường chiếu bừa bãi, không an toàn, nạo phá thai nhiều lần có thể dẫn đến viêm vùng chậu từ đó làm vùng kín có mùi hôi khó chịu.
Bệnh viêm âm đạo cũng là nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi. Đây là trường hợp xảy ra thường xuyên nếu âm đạo bị vi khuẩn, nấm tấn công. Chị em sẽ bị nổi mẩn ngứa âm đạo, mụn nhọt xuất hiện, khí hư ra nhiều màu trắng đục và vùng kín sẽ cũng có mùi hôi.
Vùng kín có mùi hôi khi mang thai nguy hiểm không?
Vùng kín có mùi hôi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Hầu hết các căn bệnh phụ khoa nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản, gây vô sinh hoặc hiếm muộn. Nhiều trường hợp, biến chứng nặng còn gây ung thư cổ tử cung.
Nguy hiểm hơn nữa, khi mắc bệnh trong thời gian dài có thể gây sảy thai, sinh non hoặc khó khăn trong việc chuyển dạ, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Đặc biệt, nếu thực hiện biện pháp sinh tự nhiên dễ cho vi khuẩn, virus tấn công qua da và niêm mạc yếu ớt của bé, do vậy bé sinh ra có nguy cơ bị viêm da, viêm đường hô hấp, viêm giác mạc,...
Cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ là cách giảm mùi hôi vùng kín khi mang thai
Để phòng tránh viêm nhiễm cùng với các nguy cơ tiềm ẩn khi bị hôi vùng kín trong thời gian mang thai, chị em cần thực hiện các biện pháp chăm sóc cơ thể cũng như thăm khám bác sĩ thường xuyên.
Thai phụ cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đều đặn và cần đúng cách mỗi ngày. Không thụt rửa quá sâu, mạnh tay để tránh gây trầy xước, nhiễm trùng. Trong dân gian, người ta hay nấu nước lá trầu không để rửa âm đạo và cách này đã cho hiệu quả cải thiện tình trạng vùng kín có mùi hôi hiệu quả.
Ngoài cách dùng lá trầu không, còn khá nhiều biện pháp khác có công dụng tương tự mà chị em mang thai có thể sử dụng. Kể đến như dùng nước muối pha loãng, lá ngải cứu, lá trà xanh, ...
Cùng với các biện pháp kể trên, các bà bầu cũng cần hạn chế quan hệ khi mang thai hoặc trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể quan hệ một cách an toàn để tránh gây viêm nhiễm. Nên mặc quần trong đảm bảo chất liệu nhẹ, mềm dễ hút ẩm, nên thay thường xuyên khi quần bị ướt. Đồng thời, cần có chế độ ăn uống hợp lý, không dùng chất kích thích và thăm khám bác sĩ đều đặn để kịp thời phát hiện bệnh để có biện pháp khắc phục nhanh chóng.
Do vậy, khi vùng kín xuất hiện mùi hôi trong thai kỳ các mẹ cũng không cần quá lo lắng. Chỉ cần thực hiện đúng phương pháp điều trị thì tình trạng này sẽ được cải thiện hiệu quả.
Theo phunusuckhoe
Dân văn phòng hãy chú ý! Nếu thấy những dấu hiệu này thì có thể bạn đang bị viêm nhiễm phụ khoa Hãy chú ý khi thấy những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc chứng viêm nhiễm phụ khoa sau. Với đặc thù công việc phải ngồi nhiều, dân văn phòng là đối tượng dễ mắc phải các chứng bệnh khó nói. Ngoài trĩ thì viêm nhiễm phụ khoa cũng là vấn đề mà những người làm văn phòng dễ gặp phải. Với những...