Bài thuốc chữa huyết áp cao từ cây nhàu
Người bị huyết áp cao dùng rễ nhàu sắc uống như nước trà hằng ngày, liệu trình điều trị 15 ngày sau đó dùng bớt liều, uống liên tục vài tháng thì huyết áp ổn định.
Tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam cho biết nhàu gọi là nhàu lớn, nhàu núi hay nhàu rừng. Tên khoa học là Morinda citrifolia L. Cây thuộc họ cà phê Rubiaceae.
Nhàu mọc trong tự nhiên là loại cây nhỡ hay cây gỗ, hoàn toàn nhẵn. Lá hình bầu dục rộng, ít khi bầu dục thuôn, có góc ở gốc, có mũi nhọn ngắn, nhọn hoặc tù ở chóp, dài từ 12 đến 30 cm, rộng từ 6 đến 15 cm, bóng loáng, dạng màng. Hoa trắng, hợp thành đầu, đường kính từ 2 đến 4 cm. Quả nạc, gồm nhiều quả mọng nhỏ, màu vàng lục nhạt, bóng, dính với nhau. Hạt có phôi nhũ cứng.
Loài cây này mọc rải rác trong rừng thường xanh, gần mép nước. Nhàu cũng thường được trồng phổ biến ở Việt Nam và Ấn Độ, Myanmar, các nước nhiệt đới châu Á và Australia. Cây ra hoa gần như quanh năm.
Quả nhàu.
Đông y dùng rễ, lá, quả và vỏ cây nhau để làm thuốc. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Rễ thường được sử dụng nhiều nhất bằng cách phơi hay sấy khô, còn các bộ phận khác dùng tươi. Rễ nhàu có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp. Quả cũng có tính nhuận tràng và lợi tiểu. Lá có tác dụng tăng lực và hạ sốt, làm dịu và điều kinh.
Rễ được dùng chữa cao huyết áp, nhức mỏi tay chân và đau lưng, uốn ván. Dân thường dùng rễ để nhuộm đỏ vải, lụa. Lá nhàu chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt và nấu canh ăn cho bổ. Lá giã nát để dùng ngoài giúp làm lành vết thương, giúp vết loét nhanh chóng lên da non. Dịch lá được dùng đắp trị bệnh viêm khớp gây đau nhức. Vỏ nấu dành cho phụ nữ sau khi sinh uống bổ.
Quả nhàu chấm với muối ăn dễ tiêu hóa, ngoài ra còn dùng làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới. Quả nướng chín ăn chữa kiết lỵ, ho hen, cảm, tốt cho người bị bệnh tiểu đường và phù thũng. Liều rễ cây từ 30 đến 40 g, lá từ 8 đến 10 g.
Phân tích thành phần dược lý cho thấy rễ nhàu chứa glucosid, anthraquinon gọi là morindin có tinh thể màu vàng cam tan trong nước sôi. Bên cạnh đó còn chữa hỗn hợp anthraglucosid như damnacantal, chất l-methoxy-rubiazin, morindon và l-oxy-2,3-dimetoxyanthraquinon. Lá cũng chứa morindin.
Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu một số bài thuốc hay từ cây nhàu như sau:
Huyết áp cao
Rễ nhàu từ 20 đến 40 g, sắc uống thay nước chè hằng ngày. Liệu trình trị 15 ngày, sau đó dùng bớt liều. Uống liên tục vài tháng thì huyết áp ổn định. Có thể ăn quả nhàu nướng và uống nước rễ nhàu.
Video đang HOT
Đau lưng, nhức mỏi chân tay
Dùng rễ nhàu hay quả non thái miếng, ngâm rượu uống dần, ngày uống một chén con.
Trần Ngoan
Theo phunusuckhoe.vn
5 thứ mà nội tạng sợ nhất nhưng bạn đang "thản nhiên" nạp vào cơ thể hằng ngày
Cơ quan nội tạng nào cũng có nỗi sợ riêng. Do đó, nếu bạn không kìm hãm và ngăn ngừa những "khắc tinh" này thì chẳng chóng mà hao mòn cơ thể, suy kiệt sức khỏe.
Nếu chúng ta sớm biết rằng các cơ quan này sợ nhất điều gì, sẽ có cách để "giải cứu" chúng khỏi những nguy cơ mất an toàn vẫn đang đều đặn tấn công chúng hàng ngày thông qua thói quen sinh hoạt.
Sau đây là ý kiến của chuyên gia giúp bạn phòng bệnh đúng cách.
1. Tim sợ muối, vì ăn quá mặn gây ra huyết áp cao
Tim chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong cơ thể, nhưng nó chính là một chiếc động cơ hoạt động chính của cơ thể bạn, là duy nhất và đặc biệt quan trọng.
Để bảo vệ tim khỏi sự tấn công, chúng ta cần phải bắt đầu từ chế độ ăn ít muối. Nghiên cứu chứng minh rằng muối có tác hại tỉ lệ thuận với bệnh huyết áp cao, càng ăn mặn bao nhiêu, huyết áp càng tăng bấy nhiêu.
Nếu mỗi ngày bạn ăn thêm 1g muối, huyết áp sẽ tăng thêm khoảng 2mm Hg, đồng thời khoảng cách huyết áp trên dưới giãn ra 1,7 mm Hg.
Thành phần chính của muối là natri clorua, khi ăn quá mức, có thể gây trữ nước trong cơ thể, tăng áp lực nội mạch, tăng gánh nặng cho tim.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Nhan Hiểu Đông, Hiệp hội Dinh dưỡng Tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) chia sẻ, mỗi ngày người trưởng thành chỉ nên ăn dưới 6g muối.
Nên chọn loại muối có nồng độ nhạt, bởi trong những loại muối này đã được loại bỏ bớt 20% natri clorua, thay vào đó là kali clorua. Từ đó giảm thiểu các ion natri, giảm nguy cơ huyết áp cao, và kali có tác dụng giúp giảm huyết áp.
2. Phổi sợ nhất là khói thuốc, yêu cầu tiêu chuẩn không khí rất cao
Phổi là "cỗ máy làm mới" và lọc khí của cơ thể, khi hút thuốc lâu dài, các hạt khói độc hại đó sẽ được lắng đọng trong phổi, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh phổi.
Biểu hiện sớm nhất là rối loạn chức năng hô hấp, phát sinh các bệnh thông thường như viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, trường hợp nặng có thể bị ung thư phổi.
Nghiên cứu cho thấy, việc hút thuốc lá có sự liên quan và tỉ lệ thuận với khả năng mắc bệnh ung thư phổi. Người hút thuốc với số lượng khoảng 20 điếu/ngày kéo dài trong 20 năm có khả năng ung thư đặc biệt cao.
Ngoài hút thuốc, người sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm lâu dài cũng là yếu tố gây tổn thương đến phổi.
Các chuyên gia cho rằng, sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng, bạn nên hít một hơi thật sâu, tìm một nơi có không khí trong lành để làm sạch phổi. Hãy luôn giữ cho môi trường sống và làm việc được sạch sẽ, trong lành, thoáng khí.
3. Thận rất sợ thịt, ăn quá nhiều chất đạm sẽ làm tăng gánh nặng cho thận
Các chất dinh dưỡng tốt nhất trong thực phẩm bao gồm carbohydrate, protein và chất béo. Theo bác sĩ Thiếp, chất đạm có vai trò tạo thành một số lượng lớn các enzyme protein giúp cơ thể phát triển.
Tuy nhiên, các protein trong quá trình phân giải trong cơ thể khác với carbohydrate và chất béo, vì nitơ của nó sẽ được chuyển đổi thành phần urê, mà các chất này cần được xử lý qua thận. Vì thế, ăn nhiều thịt sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, lâu dần sẽ sinh bệnh.
4. Gan sợ chất béo, người béo thường mắc bệnh gan nhiễm mỡ, nặng nhất là ung thư gan
Người bị béo phì đa phần mắc bệnh gan nhiễm mỡ, bởi khi gan có mỡ thì các nội tạng khác cũng sẽ có sự ảnh hưởng.
Khi chúng ta ăn mỡ động vật vào, gan sẽ phải có nhiệm vụ chuyển hóa nó thành chất béo.
Những chất béo này muốn loại bỏ thì phải cần đến vận động, tập thể dục. Chúng luôn là "lực cản" nặng nề cho quá trình hoạt động của gan.
Khi cơ thể vừa béo lên, ngay lập tức tích mỡ vào gan, làm cho gan không xử lý kịp, sinh ra bệnh.
Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến xơ gan, viêm gan, lâu hơn nữa sẽ gây nguy cơ ung thư gan.
5. Túi mật sợ nhất là thói quen thất thường, không ăn sáng dễ gây ra sỏi
Nhiều người muốn giảm cân hoặc bận rộn thường cho rằng bữa ăn sáng không quá cần thiết, họ có thể nhịn hoặc ăn uống thất thường. Như mọi người đều biết, đây là một "cú đánh lớn" vào túi mật.
Tương tự như tuyến tụy, cơ thể liên tục tiết ra mật và lưu trữ trong túi mật để mỗi mỗi bữa ăn sẽ tự động tiết mật, co bóp, đẩy mật ra đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn. Đây là một quy trình khép kín và phải vận động theo quy luật cố định.
Sau khi ngủ dậy nếu không ăn sáng, lượng dịch mật ứ đọng quá nhiều trong mật mà không tiêu hao, lâu ngày sẽ tích tụ, khô lại tạo thành sỏi mật.
Những điều "thầm kín" này luôn thường trực diễn ra hàng ngày, nhưng nội tạng sẽ không bao giờ có cơ hội để "nói" cho bạn biết mà phòng tránh. Biết để thực hiện điều này sẽ không bao giờ quá muộn.
Theo Soha
Huyết áp cao những điều bạn cần biết: 12 cách phòng bệnh tăng huyết áp nhờ ăn uống theo bài thuốc cổ truyền Ông cha ta thường căn dặn: " bệnh vào từ cửa miệng", do đó dù có vướng phải bất cứ bệnh gì chúng ta nên phòng chống từ việc bắt tay cải tiến "cơ cấu tổ chức" bữa ăn hàng ngày để vừa tăng cường điều dưỡng vừa có hiệu quả cao trong việc phòng trị bệnh. Theo từ điển Y học cho...