Bãi thải dự án điện gió vùi lấp ruộng lúa
Đất cát từ bãi thải một số dự án điện gió ở huyện Hướng Hóa bị sạt lở, vùi lấp ruộng lúa sắp thu hoạch của người dân.
Tại huyện Hướng Hóa, 18 dự án điện gió đang vào giai đoạn nước rút để kịp phát điện thương mại trước thời điểm ưu đãi giá FIT, ngày 1/11.
Theo Sở Tài nguyên Môi trường Quảng Trị, một số dự án điện gió chưa hoàn thiện các giải pháp phòng chống sự cố sạt lở đất tại các bãi tập kết đất đào đắp, tuyến đường vận chuyển, tuyến đường công vụ, trụ điện gió như các dự án Tài Tâm, Hoàng Hải, Amaccao…
Một bãi thải đất đá tại dự án điện gió Tài Tâm (thôn Húc Thượng, xã Húc, huyện Hướng Hoá). Đất đá được đổ từ trên đỉnh đồi xuống, xô ngã và vùi lấp nhiều cây rừng phía dưới.
Phía dưới chân đồi là nhiều mảnh ruộng của người dân thôn Húc Thượng. Cơn bão Côn Sơn và những trận mưa cuối tháng 9 khiến đất đá tại các bãi thải bị cuốn theo dòng nước, vùi lấp ruộng lúa của dân.
Anh Hồ Văn Luân (31 tuổi) ngồi trên một khúc gỗ bị nước cuốn về. Phía dưới chân anh là mảnh ruộng màu mỡ, mỗi năm cho 2 vụ lúa nhưng nay bị đất cát bồi lấp hoàn toàn.
“Chúng tôi chưa thu hoạch được, trời mưa cuốn đất đá trôi xuống, làm lúa bị lấp và bứt gốc, hư hại hoàn toàn”, anh Luân vừa nói vừa bới những khóm lúa còn sót lại. Gia đình anh có hơn 2.000 m2 ruộng bị ảnh hưởng, vốn để nuôi 8 miệng ăn quanh năm.
Anh Luân đi trên một đám ruộng khác bị bùn vùi lấp.
Ông Hồ Văn Ka Rai, Chủ tịch UBND xã Húc cho biết đã nắm thông tin một số hộ dân phản ánh bị vùi lấp ruộng lúa do bãi thải dự án điện gió. Ông Rai vận động người dân chờ qua cao điểm mưa lũ rồi thống kê thiệt hại để dự án đền bù một lần, không mất thời gian làm hồ sơ, đo đạc.
Một đám ruộng bằng phẳng bị nước cuốn trôi thành rãnh sâu. Ngoài bồi lấp ruộng, nước chảy mạnh cùng đất đá khiến dòng chảy của con suối sát chân ruộng bị thay đổi.
Tương tự, tại thôn Ván Ri (xã Húc), đất cát từ bãi thải của dự án điện gió Hoàng Hải bị nước cuốn xuống, bồi lấp ruộng lúa của nhiều hộ dân và một công trình thuỷ lợi.
Đất cát từ bãi thải bị cuốn về, bồi lấp một lớp dày bên bờ suối đoạn qua thôn Ván Ri.
Theo UBND huyện Hướng Hoá, 18 dự án này đều đã xây dựng phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021.
Ông Nguyễn Văn Nghị, Phó giám đốc dự án điện gió Hoàng Hải Quảng Trị cho biết, công ty đang thương lượng với một số hộ dân có ruộng bị bồi lấp để đền bù. Song song, công ty tăng số công nhân để thực hiện các phương án phòng chống sạt lở như làm mương thoát nước, gia cố chân bãi thải bằng rọ đá, san gạt đất tạo thành các bậc thang và lu lèn, đầm chặt, kết hợp trồng cỏ, phủ bạt chống xói lở tạm thời trên mái dốc. Ảnh: Ng.V
Ông Lê Quang Thuận, Phó chủ tịch UBND huyện Hướng Hoá, thông tin một số dự án do chạy đua tiến độ chưa kịp xử lý các bãi thải nên một phần đất đá trôi xuống ruộng bà con, các xã đang rà soát thống kê lại.
“Huyện chỉ đạo các dự án sớm khắc phục, hỗ trợ bà con khôi phục sản xuất”, ông Thuận nói.
Tại huyện Hướng Hoá có 12 xã, thị trấn có công trình điện gió đang thi công. Trong đó, vùng có nguy cơ rất cao chịu ảnh hưởng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét từ các dự án điện gió gồm 12 thôn của 6 xã, thị trấn với 147 hộ/670 nhân khẩu.
Đất cát các bãi thải dự án điện gió bị cuốn trôi khiến ruộng đất người dân bị vùi lấp.
Bộ Công thương 'không kiến nghị Chính phủ gia hạn giá cố định cho điện gió'
Bộ Công thương khẳng định sẽ không trình Chính phủ gia hạn giá cố định đối với các dự án điện gió vận hành sau 31.10 và các dự án này phải đàm phán với EVN để xác định giá mua điện.
Dự án điện gió vận hành sau ngày 31.10 sẽ không được hưởng giá cố định ưu đãi trong 20 năm. Ảnh NGỌC THẮNG
Dù nhận nhiều kiến nghị về gia hạn giá cố định (FIT) đối với các dự án điện gió không kịp tiến độ 31.10 để hưởng giá ưu đãi, nhưng Bộ Công thương khẳng định sẽ không trình Chính phủ gia hạn và các dự án này phải đàm phán với EVN để xác định giá mua điện.
Các vấn đề liên quan đến giá điện, Quy hoạch điện VIII đã được đặt ra với đại diện các vụ cục của Bộ Công thương tại họp báo quý 3 của Bộ này diễn ra chiều 30.9.
Trả lời câu hỏi về việc có gia hạn giá FIT cho các dự án điện gió không kịp về đích trong tháng 10 để hưởng giá cố định trong 20 năm theo Quyết định 39 của Thủ tướng, ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo khẳng định Bộ này sẽ không trình Thủ tướng gia hạn.
Ông Dũng cho hay, gần đây có nhiều thông tin nói rằng Bộ Công thương đang xem xét để gia hạn cơ chế giá FIT cho các dự án điện gió sau khi cơ chế này sẽ hết hạn vào 31.10. "Chúng tôi xin nói thẳng rằng chúng tôi không trả lời báo chí thông tin là sẽ gia hạn hay báo cáo Chính phủ việc gia hạn", ông Dũng bác bỏ.
Các dự án điện gió đang chạy đua cho kịp hoàn thành trước 31.10 để hưởng giá cố định trong 20 năm. Ảnh NGỌC THẮNG
Vị này cho hay, theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến hết tháng 8 đã có 106 dự án điện gió đã nộp hồ sơ đề nghị được công nhận nghiệm thu để kịp hưởng giá FIT, trong đó có 54 dự án thuộc thẩm quyền Bộ Công thương nghiệm thu và trong số này có gần 30 dự án đã nộp hồ sơ cho Cục.
"Điều đó cho thấy có nhiều dự án đã được chủ đầu tư nỗ lực để đưa dự án kịp tiến độ. Thời gian qua chúng tôi nhận khá nhiều đề xuất của các tỉnh, chủ đầu tư đề nghị gia hạn, vì nhiều lý do khác nhau nhưng chủ yếu là nói do Covid-19 làm chậm ảnh hưởng tiến độ", ông Dũng nói.
Về cơ chế cho các dự án không kịp tiến độ hưởng giá FIT, ông Dũng cho biết, Bộ Công thương đang xây dựng cơ chế đấu thầu. "Tình huống của các dự án dở dang không kịp trước 31.10 thì xử lý theo nguyên tắc xem xét chi phí kinh tế kỹ thuật, để chủ đầu tư thương thảo với bên mua điện là EVN trên cơ sở khung giá đã được Bộ Công thương quy định", ông Dũng thông tin thêm.
Trong vài tháng trở lại đây, DN kiến nghị họ gần như không thể tiến hành triển khai dự án được do các quy định giãn cách nghiêm ngặt tại địa phương.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cho rằng, Nghị quyết Số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 có yêu cầu: "Tập trung triển khai ngay các biện pháp tháo gỡ những điểm nghẽn, ách tắc với phương châm 'sớm nhất - hiệu quả nhất' nhằm giảm thiểu thiệt hại, tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp".
Vì thế, trong khi các ngành khác đã có hỗ trợ của Chính phủ như du lịch, hàng không, vận tải... thì nên chăng Bộ Công thương cũng cần có sự xem xét cụ thể khó khăn, tổn thất thực sự của các dự án điện gió không kịp tiến độ 31.10 rồi mới quyết định giải pháp cụ thể.
Nuôi cá linh, tôm càng xanh trên ruộng lúa mùa lũ "Đói lũ" nhiều năm, cư dân miền Tây sông nước tìm sinh kế khác thay cho việc săn bắt sản vật mùa nước nổi. Lúa mùa sau ba tháng xuống giống đang phát triển tốt, vượt theo nước và là môi trường sinh sống lý tưởng của tôm càng xanh. Ảnh: Ngọc Tài Ngày cuối tháng 9, anh Bùi Trí Nhân, 27 tuổi,...