Bài tập cải thiện khả năng ‘yêu’ cho phái nữ
Không chỉ giúp giảm cân, duy trì vóc dáng thon gọn, các bài tập dưới đây sẽ giúp phái đẹp tăng sức chịu đựng, khả năng “yêu” và kéo dài thời gian trên giường.
Đứng tấn (Plié squat): Động tác này sẽ giúp bơm máu đến đùi, xương chậu của bạn. Nhiều phụ nữ cần những bài tập thể dục nhỏ này để tăng lượng máu lưu thông tới các cơ quan sinh dục. Thực hiện: Hai chân dang rộng bằng vai, ngón chân hướng ra ngoài, trọng lượng tập trung ở gót chân. Bắt đầu hạ thấp hông và đẩy đầu gối ra như thể bạn đang ngồi trên một chiếc ghế tưởng tượng. Ngồi càng thấp càng tốt. Từ từ đẩy gót chân, hóp bụng. Sau đó quay về vị trí ban đầu.
Nằm ngửa nâng chân: Về cơ bản, nó là một dạng của bài tập Kegel, nhưng kết hợp với nhiều chuyển động hơn. Bài tập này tăng cường sức mạnh cơ bụng dưới, sàn chậu và lưng dưới. Thực hiện: Nằm ngửa, đặt 2 tay thẳng dọc sống lưng. Từ từ nâng 2 chân lên, uốn cong bàn chân như thể bạn sẽ đá gót chân lên trần nhà. Tận dụng cơ bắp cốt lõi khi bạn từ từ hạ chân xuống sàn. Cố gắng không nhấc phần lưng dưới lên khỏi sàn nhà.
Giãn cơ hông: Bài tập này tăng tính linh hoạt và ngăn ngừa chuột rút khi “yêu”. Thực hiện: Quỳ gối, chống thẳng 2 tay, 2 bàn chân chụm lại vào nhau. Từ từ hạ thấp người xuống sao cho ngực chạm sàn nhà. Hai tay duỗi thẳng về phía trước, mông đẩy ra sau. Mỗi lần thực hiện, cố gắng căng cơ bụng. Hít thở sâu. Lặp lại 2-3 lần.
Nằm nghiêng nâng hông: Đây là bài tập khó có thể tăng cường sức chịu đựng. Nó kích thích và làm săn chắc cả vùng bên trong và ngoài đùi. Thực hiện: Nằm nghiêng, chống bằng cẳng tay, giữ hai chân song song và gập đầu gối. Sau đó, mở đầu gối hướng lên trần nhà, đồng thời nâng hông lên khỏi sàn. Cố gắng giữ 2 chân chạm vào nhau. Từ từ hạ xuống. Thực hiện 5 lượt rồi đổi bên.
Động tác gấu bò (Bear Crawl): Nhìn có vẻ đơn giản, nhưng bài tập này có thể tăng sức mạnh, sức bền cho bạn gái. Nó thách thức cơ thể bạn di chuyển về phía trước theo cách mới, đó là bằng đầu gối. Thực hiện: Bắt đầu với tư thế quỳ gối, 2 tay chống thẳng, dang rộng bằng vai. Sau đó nhón các ngón chân, nhấc đầu gối lên cách mặt đất khoảng 5 cm. Di chuyển một cánh tay và chân đối diện về phía trước, sau đó di chuyển phía bên kia.
Video đang HOT
Rút gối (Knee tucks): Phần lưng dưới có rất nhiều đầu dây thần kinh nhạy cảm. Bài tập này sẽ giúp củng cố lưng dưới và tăng phản ứng kích thích. Thực hiện: Nằm ngửa, 2 chân gập cong, bàn chân đặt trên sàn nhà. Sau đó, nhấc chân lên khỏi sàn, ôm và kéo đầu gối về phía ngực, đồng thời nâng hông.
Hít đất (Plank): Đây là một trong những bài tập tốt nhất bạn có thể thực hiện để xây dựng sức bền và khả năng chịu đựng. Thực hiện: Bắt đầu với động tác duỗi thẳng người, chống tay xuống sàn vuông góc với vai. Siết chặt các cơ bụng, hông, đùi, nhón chân, giữ ít nhất 20 giây. Thực hiện 10 lượt mỗi lần.
Chùng chân (Lunge): Bài tập này không chỉ giúp tăng sức mạnh ở phần cơ thể dưới mà còn tăng tính linh hoạt, giúp bạn thoải mái hơn khi đổi tư thế “yêu”. Thực hiện: Đứng thẳng, hơi nâng ngực, vai thả lỏng. Sau đó bước về phía trước một bước, hạ thấp hông cho đến khi chân trước ở góc 90 độ và đầu gối của chân sau gần như chạm đất. Cố gắng đặt trọng lượng ở gót chân trước. Bước tiếp và lặp lại với chân kia.
Theo new.zing.vn
5 căn bệnh thường gặp ở buồng trứng là nguyên nhân HÀNG ĐẦU gây vô sinh, hiếm muộn, PHỤ NỮ phải nắm rõ
Buồng trứng là cơ quan sinh sản quan trọng của phái nữ. Do đó, các bệnh lý xảy ra ở buồng trứng chính là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh, hiếm muộn mà phái nữ cần đặc biệt lưu ý.
Những bệnh lý thường gặp ở buồng trứng mà bạn cần tìm hiểu ngay:
1. Viêm tắc vòi trứng
Vòi trứng (hay còn được biết tới là ống dẫn trứng) giữ vai trò cầu nối giữa tinh trùng và trứng để vận chuyển trứng đã được thụ tinh đến tử cung làm tổ. Tuy nhiên, nếu vòi trứng bị viêm, hay tắc nghẽn, bó hẹp lại sẽ khiến tinh trùng khó kết hợp được với trứng và trứng sẽ không thể di chuyển về tử cung làm tổ. Điều này vô tình dẫn đến trường hợp mang thai ngoài tử cung hoặc vô sinh, khó có con sau này.
2. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Bệnh này thường xảy ra ở khoảng 15% nữ giới trong độ tuổi sinh sản, đồng nghĩa là có những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang nhưng vẫn có con bình thường. Do những người này có rất nhiều trứng nhưng trứng không rụng.
Nguyên nhân gây ra bệnh này thường là do bệnh nhân có các triệu chứng như tăng nội tiết tố nam, rối loạn kinh nguyệt (kinh thưa, mất kinh trong tháng), thừa cân, béo phì...
Ảnh minh họa
3. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng được biết tới là một trong những bệnh phụ khoa có khả năng gây vô sinh ở phái nữ rất cao. Những khối u nang được hình thành và phát triển từ những bao nang có chứa dịch bên trong buồng trứng. Bệnh sẽ gây tổn thương trực tiếp tới buồng trứng, làm co ép tử cung và khi tinh trùng gặp nhau sẽ khó tạo thành hợp tử để thụ thai.
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là những khối u ác tính và làm tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới.
4. Viêm buồng trứng
Người bị viêm buồng trứng dễ bị rối loạn ngày rụng trứng, từ đó khiến ống dẫn trứng khó thực hiện được chức năng phóng noãn và làm trứng không thể rụng để kết hợp với tinh trùng thụ tinh. Đặc biệt, bệnh viêm buồng trứng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng như dính buồng trứng, tắc vòi trứng, từ đó làm tăng khả năng vô sinh ở nữ giới cao hơn.
Một vài dấu hiệu nhận biết bệnh viêm buồng trứng là đau vùng bụng dưới, đau xương hông và hậu môn, rối loạn kinh nguyệt kèm theo sốt cao, ớn lạnh, cơ thể nhức mỏi...
5. Suy buồng trứng
Suy buồng trứng cũng là một trong những nguyên nhân làm suy giảm nhu cầu tình dục và gây cản trở chức năng sinh sản của phái nữ. Bệnh thường xuất hiện ở nữ giới trong độ tuổi từ 35 - 45.
Khi bị suy buồng trứng thì buồng trứng sẽ không thể thực hiện được chức năng sinh sản và nuôi dưỡng trứng để duy trì hoạt động sinh sản. Đồng thời, bệnh cũng làm cho các hormone sinh dục của nữ giới không thể duy trì và tái tạo kịp thời để cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể.
5 sự thật thú vị mọi phụ nữ nên biết về buồng trứng
1. Buồng trứng là nơi sản xuất lượng lớn hormone
Buồng trứng tiết ra estrogen và progesterone. Hai hormone đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ thể nữ giới tuổi dậy thì (phát triển ngực, các chu kỳ, hông nở). Estrogen và progestero cũng là hormone cần thiết để tử cung thụ thai, nếu thiếu có thể gây ra các rắc rối khi mang thai.
Thêm vào đó, buồng chứng cũng sản xuất ra testosterone cung ứng cho cơ thể (mặc dù số lượng nhỏ hơn so với estrogen). Testosterone có tác dụng thúc đẩy ham muốn tình dục.
2. Buồng trứng có thay đổi kích cỡ
Không giống nhiều bộ phận khác trong cơ thể, buồng trứng không có kích thước cố định. Nó thay đổi rất nhiều trong suốt chu kỳ và suốt cuộc đời của người phụ nữ. Buồng trứng thường có chiều dài bình thường khoảng 3-5 cm. Hàng tháng trong thời gian rụng trứng và chu kỳ nguyệt san, kích thước buồng trứng sẽ càng mở rộng và to hơn.
3. Căng thẳng cũng làm ảnh hưởng tới buồng trứng
Đây là chắc chắn. Cơ thể bị áp lực từ những bước ngoặt lớn trong đời (vd: vào đại học) hoặc thay đổi thể chất (vd giảm sút cân năng nghiêm trọng) có thể dẫn tới buồng trứng ngừng sản xuất. "Đơn giản, đó là cách tự nhiên ngăn ngừa mang thai trong thời gian gặp căng thẳng". Dweck nói.
4. Buồng trứng có thể là nguyên nhân gây ra mụn
Bởi vì buồng trứng đóng vai trò quan trọng tạo nên sự cân bằng hormone nên nó cũng có thể là nguyên nhân khi cơ thể gặp vấn đề do hormone. "Trong những trường hợp nhất định như hội chứng buồng trứng đa nang, sự cân bằng của hormone estrogen, progesterone và testosterone bị thay đổi.
Có thể thấy triệu chứng dư thừa testosterone là mụn trứng cá, lông phát triển ở các vị trí điển hình của nam giới, và trọng lượng biến động".
5. Thuốc ngừa thai cũng có ảnh hưởng tích cực đến buồng trứng
Phương pháp ngừa thai, đặc biệt là các loại thuốc có chứa estrogen và progesterone có thể giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng chỉ sau vài tháng sử dụng (theo Hiệp hội ung thư Mỹ).
Theo phunutoday.vn
Thực hư đàn ông càng nhiều lông càng giỏi 'chuyện ấy' Ở đàn ông, sự xuất hiện rõ lông ở các vị trí như cẳng chân, cẳng tay, ngực, cằm và mép do gia tăng lượng nội tiết tố sinh dục androgen (thành phần chính của androgen là testosterone) bắt đầu từ giai đoạn dậy thì. Hỏi: Bác sĩ cho hỏi tại sao đàn ông thường có nhiều lông và rậm hơn phụ nữ?...