Bãi Sao, Phú Quốc đang ở đâu trên bản đồ du lịch quốc tế?
Năm 2015, CN Travel đã bình chọn Bãi Sao là 1 trong 10 bãi biển hoang sơ và yên tĩnh nhất thế giới bên cạnh những Maldives, Fiji… Trong khi những bãi biển top 10 liên tục thăng hạng, thì Bãi Sao đang ở đâu trên bản đồ du lịch quốc tế?
Viên ngọc lãng quên giữa đảo Ngọc…
Nằm ở phía nam Phú Quốc, Bãi Sao đẹp tựa tranh vẽ đã quen thuộc với nhiều du khách, là nơi nhớ đến hơn cả khi nhắc về Phú Quốc đối với các du khách trẻ.
Tên gọi Bãi Sao bắt nguồn từ thuyết dân gian, xưa kia khi hoàng hôn buông xuống, những đàn sao biển sẽ kéo lên phủ kín bờ cát và dưới mặt nước để tắm trăng, vì vậy, người dân nơi đây đặt tên cho vùng biển này là Bãi Sao.
Dài hơn 7km, Bãi Sao sở hữu vẻ đẹp bình yên và trong lành đến lạ kỳ: đại dương lam ngọc trong xanh lấp lánh, những bờ cát trắng mịn, những con sóng êm ả vỗ bờ, những mũi đá nhô ra biển kỳ vĩ, những rặng dừa cao vút vươn mình ra biển khơi… tất cả tạo nên nét hoang sơ, trong trẻo và tinh khiết của vùng biển này.
Cuối năm 2021, tờ Le Figaro đã gợi ý cho du khách Pháp về 7 trải nghiệm đáng giá để tới Việt Nam ngay khi du lịch quốc tế mở cửa trở lại, và một trong số đó là: “Ghé qua Bãi Sao – nơi góp phần làm nên tên tuổi Phú Quốc với bãi cát mịn và nước biển trong vắt rất phù hợp để lặn biển”.
Đến với Bãi Sao, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị. Ảnh Shutterstock
Trước đó, vào năm 2015, Bãi Sao cũng đã được độc giả CN Traveler bình chọn vào danh sách 10 bãi biển hoang sơ và yên tĩnh nhất thế giới bên cạnh những bãi biển nổi tiếng của Maldives, Fiji, Mexico hay Australia.
Video đang HOT
Kết quả tìm kiếm trên mạng xã hội Instagram với các từ khóa liên quan đến Bãi Sao sẽ có đến hơn 40.000 lượt đề cập và khoảng hơn 3.000 lượt check-in của du khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Điều này cho thấy sức hút của Bãi Sao không thua kém những bãi biển nổi tiếng thế giới như Paradise (Phuket, Thái Lan); South Beach (Miami, Mỹ) hay Kelingking (Bali, Indonesia)…
Được ưu ái ban tặng những điều kiện tự nhiên quý giá, nhiều chuyên gia hay du khách đều cho rằng, Bãi Sao có xuất phát điểm thuận lợi và hoàn toàn có thể ghi danh trên bản đồ những thiên đường du lịch thế giới nếu có được những nhà đầu tư lớn đến để bồi đắp những hệ sinh thái dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng bài bản và đúng tầm.
…nhưng chưa được phô sắc đúng tầm
Hiện nay, đến với Bãi Sao, bên cạnh trải nghiệm tắm biển, check-in bên bờ biển; du khách có thể tham gia các hoạt động vui chơi giải trí trên biển như chèo thuyền kayak, cano nước, lặn biển, câu cá… và thưởng thức ẩm thực địa phương bên những hàng quán dọc bờ biển. Du khách bị thu hút về Bãi Sao bởi vẻ đẹp thiên phú, nhưng các loại hình dịch vụ du lịch nơi đây còn mang tính tự phát của tư nhân, chưa có hình thức bảo tồn thiên nhiên và gây ảnh hưởng tới môi trường biển.
Các loại hình dịch vụ du lịch tại Bãi Sao còn nhỏ lẻ, tự phát. Ảnh Sun Property
Cách Bãi Sao không xa, tại Thái Lan, trước khi được US News đưa vào danh sách 1 trong 15 bãi biển đẹp hàng đầu thế giới, trở thành điểm đến đẳng cấp quốc tế quy tụ loạt resorts cùng chuỗi trung tâm mua sắm, bars, nhà hàng cao cấp…, bãi biển Rai Leh (Krabi) vốn là một làng chài thanh bình với bãi biển xanh và bờ cát trắng mịn.
Hay đơn cử, cách Bãi Sao chỉ 3km, từ một làng chài nghèo hơn nửa thập kỷ trước, Bãi Kem nay đã lột xác thành điểm đến của nhiều tỷ phú, ngôi sao nổi tiếng thế giới nhờ được làm đẹp bởi một hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng – giải trí – bất động sản cao cấp do Sun Group kiến tạo với những tên tuổi đã vang danh: Khu nghỉ dưỡng JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, vườn địa đàng bên mũi Ông Đội Sun Premier Village The Eden Bay hay khu đô thị nghỉ dưỡng phong cách nhiệt đới Sun Tropical Village…
Bãi Kem đã lột xác dưới bàn tay người làm đẹp những vùng đất Sun Group. Ảnh Sun Property
Dễ thấy, nhìn về lợi thế cảnh quan, Bãi Sao không hề kém cạnh những “báu vật” của Maldives, Thái Lan hay cả Bãi Kem; nhưng để khai phá mọi tiềm năng, phô diễn mọi thế mạnh, Bãi Sao cần bàn tay quy hoạch bài bản, chuyên nghiệp, quy mô hơn cả về hạ tầng lẫn dịch vụ.
Theo thống kê gần đây, Phú Quốc có khoảng 28.000 phòng khách sạn với gần phân nửa là phòng đạt tiêu chuẩn 5 sao; nhưng một bãi biển đẹp hàng đầu như Bãi Sao lại vắng bóng hoàn toàn sự hiện diện của những tổ hợp du lịch cao cấp, được đầu tư bài bản. Bởi vậy, nếu có bàn tay khai mở như Sun Group với kinh nghiệm đưa Bãi Kem trở thành điểm đến yêu thích của du khách hay kiến tạo siêu tổ hợp giải trí nghỉ dưỡng đẳng cấp Hon Thom Paradise Island, Bãi Sao đủ tiềm lực có thể tỏa sáng trên bản đồ du lịch quốc tế, góp sức vào lộ trình đưa Phú Quốc trở thành điểm đến toàn cầu.
Bãi Sao có thể tỏa sáng trên bản đồ du lịch quốc tế nếu được phát triển đúng tầm. Ảnh Sun Property
Khi đó, sẽ không chỉ có giá trị điểm đến Bãi Sao được gia tăng, tiếp cận giới thượng lưu; mà những nguồn lợi lớn từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ, lưu trú, thương mại và thậm chí bất động sản gắn với du lịch nghỉ dưỡng cũng được mở ra đối với cư dân địa phương và các nhà đầu tư.
…Để 5 hay 10 năm nữa, con đường dẫn đến Bãi Sao sẽ không còn gồ ghề uốn lượn mà thay vào đó là những đại lộ thênh thang, hay hình ảnh quen thuộc khi tìm kiếm về bãi Sao sẽ không chỉ là cây dừa và chiếc xích đu huyền thoại, mà sẽ còn có sự góp mặt của những công trình biểu tượng tầm cỡ quốc tế, cũng như các trải nghiệm xứng tầm.
Ban IV đề xuất cải thiện một số rào cản trong mở cửa du lịch quốc tế
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) vừa đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả thực thi chủ trương mở cửa du lịch quốc tế.
Du khách trải nghiệm chèo thuyền trên sông Sêrêpôk. Ảnh: Hoài Thu/TTXVN.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, tháng 3/2022, Việt Nam đã đón 15.000 lượt khách du lịch quốc tế. Tính chung 3 tháng đầu năm đã đón 22.358 lượt. Tuy nhiên theo Ban IV và Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB), sau gần 2 tháng thực thi chủ trương mở cửa lại du lịch quốc tế trong bối cảnh dịch bệnh tạm thời được kiểm soát, các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn cả khách quan và chủ quan, bao gồm một số rào cản kĩ thuật trong các quy trình, quy định, khâu tổ chức thực thi.
Về khách quan, các chuyên gia đánh giá: Cuộc chiến tranh giữa Nga - Ukraine gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch do mất thị trường du khách Nga và Ukraina; khó khăn cho việc đi lại của du khách nhiều nước tới Việt Nam và đẩy giá thành các chuyến du lịch tăng cao; thu nhập khả dụng của du khách bị giảm và làm giảm sự tự tin của khách về an ninh, an toàn khi đi du lịch; các thị trường lớn truyền thống của Việt Nam chưa sẵn sàng: Trung Quốc chưa mở cửa cho du lịch vì theo đổi chiến lược Zero-COVID; Hàn Quốc chỉ thật sự mở cửa cho du lịch ra nước ngoài (không phải cách ly khi quay về) từ 1/4/2022; Nhật Bản và Đài Loan hiện vẫn đang áp dụng chính sách cách ly khi khách du lịch quay về nên chưa thể có triển vọng để thu hút khách từ các thị trường này.
Về chủ quan, qua ý kiến chuyên gia và phản ánh từ cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ du lịch, hàng không, thời điểm mở cửa rơi vào cuối mùa cao điểm của du lịch inbound - khách quốc tế (thường từ tháng 10 năm trước đến tháng hết 3 năm sau) và thiếu sự chuẩn bị cần thiết trước đó một vài tháng để thu hút và xây dựng niềm tin cho các thị trường khách mục tiêu nên hiệu ứng thu hút khách quốc tế chưa thể bộc lộ rõ ngay sau khi công bố quyết định mở cửa; sự hạn chế ở khâu truyền thông, xúc tiến, quảng bá chính sách mở cửa du lịch tới các thị trường khách mục tiêu.
Mặc dù Chính phủ có tuyên bố mở cửa du lịch quốc tế chính thức từ ngày 15/3/2022, đi kèm từng bước nới lỏng về quy định y tế đối với du khách nhập cảnh vào Việt Nam sau đó, tuy nhiên các hoạt động truyền thông và xúc tiến cho du lịch Việt Nam ở nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức. Việc truyền thông và cung cấp thông tin cho các đối tác quốc tế đang chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân thực hiện một cách riêng lẻ, phụ thuộc vào năng lực và mối liên hệ của từng doanh nghiệp. Các trang web và các trang mạng xã hội được du khách và các đối tác quốc tế theo dõi, tương tác nhiều, như vietnam.travel hay trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại các nước trên thế giới thiếu cập nhật thường xuyên, trình bày không trực quan, khó hiểu.
Mặc dù các quy định về y tế của Việt Nam đối với du khách quốc tế sau thời điểm tuyên bố mở cửa du lịch đã có những thay đổi, thích ứng với bối cảnh mới nhưng chưa thật sự theo kịp tình hình, chưa thuận lợi cho du khách và cũng không chứng minh được rõ ràng giá trị đối với mục tiêu "đảm bảo an toàn phòng chống dịch" nên một số khách quốc tế ưu tiên lựa chọn điểm đến là các nước khác trong khu vực có quy định thuận lợi hơn.
"Chính sách thị thực nói chung chưa thực sự được vận hành như trước khi xảy ra đại dịch. Những ưu đãi về miễn thị thực chưa đáp ứng được các xu hướng du lịch sau dịch , chưa cạnh tranh với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, các vấn đề như thị thực nhận tại cửa khẩu vẫn phải cần giấy "chấp thuận visa", cần nhiều loại giấy tờ thủ tục phức tạp hơn so với trước COVID-19; thị thực điện tử (e-visa) cũng chưa có cơ chế xác nhận ngày trả lời kết quả tự động trên trang web và chưa giải thích lý do vì sao hồ sơ bị từ chối, khiến du khách nhập cảnh vào Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn không đáng có", báo cáo Ban IV nêu.
Theo Ban IV, để đạt được mục tiêu kỳ vọng đón được trên 5 triệu lượt khách quốc tế tới Việt Nam năm 2022, góp phần giúp du lịch, hàng không và nền kinh tế Việt Nam nói chung có sự bứt phá đáng kể sau bối cảnh đại dịch, Ban IV cùng cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Thủ tướng Chính phủ xem xét, cân nhắc chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương một số giải pháp: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch), các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp, lên kế hoạch đồng bộ đẩy mạnh truyền thông quốc tế và tiếp thị du lịch ra quốc tế.
Các thông tin chính sách, quy định liên quan, cần được cập nhật thường xuyên, trực quan, dễ hiểu trên đầy đủ các kênh, bằng các ngôn ngữ phổ biến, để đạt được tính kịp thời, hiệu quả. Bên cạnh đó, cần chủ động, đổi mới hình thức, đa dạng hóa các thị trường nguồn để tiếp thị, quảng bá du lịch; chú trọng hợp tác công - tư trong các chiến dịch truyền thông quốc tế đặc biệt tìm cơ chế phát huy mạnh mẽ vai trò của các Văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam tại một số nước (như Anh, Úc - đã được TAB và các doanh nghiệp du lịch chủ động phát triển bước đầu); tăng cường hoạt động e-marketing và cần gắn kết các sự kiện có ý nghĩa như SEAGAMES 31 trong các chiến dịch truyền thông để lan tỏa hình ảnh, văn hóa, giá trị nổi bật của Việt Nam tới du khách các nước.
Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan sớm giảm thiểu các rào cản, yêu cầu đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, như: Bỏ yêu cầu khách du lịch quốc tế xét nghiệm trước khi xuất cảnh, chỉ cần test nhanh tại cửa khẩu nếu khách có các triệu chứng như sốt, ho...; liên quan đến bảo hiểm cho khách du lịch, bỏ yêu cầu "bao gồm nội dung dành cho điều trị COVID-19".
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an nghiên cứu, đề xuất phương án cải thiện chính sách thị thực, thị thực điện tử theo hướng: Mở rộng thêm danh sách miễn thị thực cho các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Canada, Úc, New Zealand, Thụy Sĩ, Bỉ, Hà Lan,... nhằm đa dạng hóa thị trường, không để bị lệ thuộc vào một vài thị trường truyền thống, nhất là các thị trường chi phối trong khu vực nhưng du khách chưa sẵn sàng đi du lịch trở lại như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Tăng thời gian miễn thị thực cho các thị trường xa như thị trường châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý và các nước Bắc Âu) từ 15 ngày lên 30 ngày; áp dụng thị thực xuất - nhập cảnh nhiều lần và có giá trị miễn nhiều ngày hơn nhằm thu hút và giữ chân khách ở lại Việt Nam lâu hơn, qua đó tăng doanh thu cho ngành du lịch. Giảm bớt giấy tờ và thủ tục với các doanh nghiệp lữ hành hoặc trực tiếp với du khách, đơn giản hóa thị thực điện tử và thị thực tại cửa khẩu để phát huy hiệu quả hơn nữa các hình thức thị thực này.
Các địa phương phân công rõ đầu mối cơ quan chuyên môn cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các quy định, quy trình ứng xử liên quan cho doanh nghiệp với tinh thần công - tư phối hợp chặt chẽ để gia tăng hiệu quả thực thi chủ trương của Chính phủ; công khai thường xuyên và đảm bảo tính cập nhật trên các trang thông tin điện tử của tỉnh để doanh nghiệp lập và thực hiện các kế hoạch với du khách thực sự thuận lợi, hiệu quả, tránh tình trạng hiện nay còn tồn tại việc viện dẫn, hướng dẫn, thực thi các quy định chưa đồng bộ hoặc không rõ ràng ở các sở, ngành, đầu mối khác nhau, nên doanh nghiệp gặp không ít khó khăn ở khâu triển khai với đối tác, du khách quốc tế.
Trong giai đoạn cao điểm chuẩn bị cho mùa du lịch inbound 2022, Ban IV, TAB cùng cộng đồng doanh nghiệp du lịch đề xuất Thủ tướng xem xét thành lập một Tổ công tác đặc biệt đa thành phần (bao gồm đại diện của khu vực công, khu vực tư nhân và một Ban Thư ký hỗ trợ tích cực), hoạt động điều hành trực tuyến dựa trên các số liệu, dữ liệu thực tế, thường xuyên cập nhật tình hình để đưa ra các quyết định kịp thời.
Tổ công tác sẽ thực hiện hoặc hỗ trợ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện các báo cáo hàng tháng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi các Bộ, ngành, địa phương liên quan để đúc kết các bài học, đề xuất cải thiện các quy định cho mở cửa du lịch quốc tế được thông thoáng và thuận lợi hơn.
Đắk Lắk: Doanh nghiệp tìm cách tiết giảm chi phí, phục hồi sản xuất Trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài và giá cả thị trường gia tăng khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ở Đắk Lắk gặp khó khăn nên họ tìm cách tiết giảm chi phí, phục hồi sản xuất. Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH PM Coffee, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN) Trong...