Bãi rác hết “chỗ chứa”, người dân lãnh đủ
2 ngày qua, hàng trăm người dân thôn Thọ Vức tập trung dựng lều trên đường vào bãi rác Thọ Vức (Hòa Kiến, TP Tuy Hòa, Phú Yên) chặn tất cả các xe chở rác thải vào khu vực này.
Theo phản ánh của người dân, trong nhiều năm qua, Xí nghiệp xử lý rác thải (Công ty CP Môi trường và đô thị Phú Yên) đã nhiều lần để nước bẩn từ bãi rác tràn xuống dòng suối Cây Sanh, gây ô nhiễm trầm trọng cho khu dân cư. Mặc dù người dân nhiều lần phản ánh, thậm chí đã chặn xe chở rác của công ty nhưng công ty này không có biện pháp xử lý dứt điểm khiến người dân bức xúc.
Người dân chặn các xe chở rác thải về bãi rác Thọ Vức
Đặc biệt, vừa qua trên địa bàn tỉnh Phú Yên xảy ra mưa to, nước thải từ bãi rác Thọ Vức tiếp tục đổ ra suối, tràn vào khu dân cư, bốc mùi hôi thối nồng nặc, nước giếng bị ô nhiễm không thể sử dụng.
Quá bức xúc, hàng trăm hộ dân chặn không cho xe chở rác thải vào khu bãi rác để yêu cầu chính quyền tỉnh Phú Yên vào cuộc can thiệp.
Trước tình hình trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Lê Văn Trúc đã có cuộc đối thoại với người dân và đại diện công ty. Tại cuộc đối thoại, ông Trúc yêu cầu Công ty cổ phần Môi trường và Đô thị Phú Yên phải xử lý dứt điểm mùi hôi thối và kiểm tra lại quy trình vận hành các hồ chứa; không để tình trạng nước thải tràn xuống khu vực dân cư.
Nước thải từ bãi rác Thọ Vức chảy ra suối, tràn vào khu dân cư. Ảnh Nhạn Sơn
Sau khi đối thoại với đại diện chính quyền tỉnh Phú Yên, người dân Hòa Kiến đã không còn chặn xe rác.
Trong khi đó, tại cuộc đối thoại, đại diện công ty cho rằng: Do thiết kế bãi rác Thọ Vức đã không đủ sức chứa nên dẫn đến tình trạng rò rỉ nước thải ra khu dân cư. Hiện công ty phải dùng bạt che phủ toàn bộ bãi rác để hạn chế nước mưa làm đầy hồ chứa. Trước mắt, công ty sẽ kiểm tra lại quy trình vận hành các hồ chưa nước thải, xử lý mùi hôi thối. Tuy nhiên, phải đến đầu năm 2015, đơn vị này mới có thể phối hợp chỉnh sửa lại quy hoạch bãi rác, khắc phục triệt để tình trạng gây ô nhiễm trên.
Video đang HOT
Doãn Công
Theo Dantri
Nhức nhối công viên 40 ha thành bãi rác giữa Hà Nội
Trong khi Hà Nội đang thiếu những lá phổi xanh thì tại Cầu Giấy, 1 công viên có quy mô 40 ha đang bị bỏ hoang. Buốt ruột hơn khi nhìn cảnh nhiều năm nay, khu đất được quy hoạch là công viên trên đã không được triển khai, công viên này đã và đang bị biến thành bãi đổ phế thải xây dựng...và sự "vô cảm" của các cấp quản lý.
Chiều cao bãi phế thải tương đương tầng 5-6 của tòa nhà bên cạnh.
Công viên Cầu Giấy rộng 40 ha, tọa lạc tại khu đô thị Yên Hòa (Cầu Giấy), một phần tiếp giáp với đường Dương Quảng Hàm, đường Phạm Hùng thuộc quận Nam Từ Liêm. Cận kề đó là khu đất được quy hoạch làm trường học nằm tiếp giáp với đô thị Yên Hòa.
Khu đất bỏ hoang vì quy hoạch "treo" này đang xuất hiện những "núi" phế thải xây dựng do nạn đổ trộm phế thải. Mặc dù hai dự án này đã được lập từ lâu nhưng không hiểu vì lý do gì dự án công viên Cầu Giấy vẫn chưa được thực hiện.
Nếu nhìn từ đường Phạm Hùng vào thì đây là một khu đất trống, cỏ dại um tùm. Một phần lớn diện tích đất công viên đã bị chiếm dụng trở thành nơi cư trú bất hợp pháp và địa điểm kinh doanh của nhiều hộ dân. Nằm giữa công viên là một con đường đất chạy cắt ngang và điều đáng nói là hai bên đường mọc lên nhiều ngôi nhà tạm, được làm bằng tôn và nhiều ngõ ngách dẫn tới các kho chứa đồng nát.
Ông Lưu Đức Hồng - chủ tịch UBND phường Mỹ Đình I, quận Nam Từ Liêm - cho biết gần đây qua tiếp xúc cử tri, người dân phản ảnh có một nhóm xã hội đen bảo kê cho chở phế thải xây dựng vào đổ tại khu đất nói trên nhưng qua kiểm tra chưa xác định được nhóm xã hội đen này hoạt động ra sao.
"Thông tin chúng tôi nắm được thì việc đổ trộm phế thải diễn ra chủ yếu về đêm nên rất khó ngăn chặn" - ông Đức nói. Tuy nhiên, theo phản ảnh của những người dân kinh doanh gần khu đất nói trên, việc đổ phế liệu diễn ra cả vào ban ngày.
Không chỉ làm nhà để ở, những phần "đất vàng" của công viên nằm trên mặt đường Phạm Hùng còn bị "xẻ thịt" thành từng mảng phục vụ kinh doanh như: trông giữ xe, rửa xe, gara ô tô, sân tennis, quán bia....
Hiện có tới 7 khu tập kết phế thải vật liệu xây dựng nằm ngay trong khu công viên và khu đô thị Cầu Giấy, Hà Nội. Một tình trạng đáng báo động khác, môi trường của công viên Cầu Giấy rộng 40ha đang bị ô nhiễm bởi phế liệu xây dựng.
Khủng khiếp hơn, các bãi phế thải được đổ từ nhiều năm. Theo những người làm nghề bới rác tại đây, bãi phế thải này đã tồn tại từ hơn 3 năm nay. Đến nay, nhiều "núi" phế thải đã chất thành các đống cao ngang ngửa tầng 5-6 của tòa nhà mới xây bên cạnh.
Theo một số người dân cư ngụ tại đây, hoạt động đổ phế thải xây dựng tại đây không cần phải lén lút. Để thuận tiện cho các xe lên bãi đổ phế thải, các đầu nậu của các bãi này còn làm cả đường lên. Điều đáng nói, con đường này sau khi được làm xong vẫn không hề bị cơ quan chức năng tại địa phương phá bỏ.
Câu hỏi đặt ra là "ai" đang bảo kê cho hoạt động tại công viên này? Cơ quan chức năng tại sao không vào cuộc điều tra trong khi tồn tại ở đây hơn 3 năm? Khi giải phóng mặt bằng gặp khó khăn trong khâu di dời phế thải vật liệu xây dựng, đến lúc đó phải chăng sẽ lại dùng kinh phí ngân sách của nhà nước?
Sau đây là hình ảnh đã ghi nhận được tại hiện trường khu công viên Cầu Giấy.
Công viên Cầu Giấy đang biến thành 7 núi phế thải vật liệu xây dựng.
Vật liệu xây dựng đổ trái phép, được nén thành "núi" phế thải.
Chiều cao các "núi" phế thải tương đương tầng 4-5 của các tòa nhà cao tầng xung quanh.
Đường dẫn lên các núi phế thải.
Trong lòng công viên, dân tứ xứ đổ về đua nhau dựng nhà, lán ở trái phép.
Nhiều người dân cho biết, ban đêm các xe chở phế thải vật liệu xây dựng thường xuyên tập kết, đổ "trộm" vào khu đất công viên này.
Việc tồn tại công viên "rác" đang gây ô nhiễm toàn bộ khu vực lân cận trong đó có 2 bệnh viện lớn, trụ sở các cơ quan Đảng, Chính phủ....
Video công viên 40 ha thành bãi rác giữa Hà Nội:
Tâm Phúc (Tổng hợp)
Theo NTD
Người phụ nữ đổi đời nhờ bới được 11 cây vàng từ bãi rác Trong khi bới rác, chị Nguyễn Thị Ngà (34 tuổi, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) tình cờ nhặt được... một cơ hội đổi đời. Hôm đó, trong lúc mải mê bới tìm rác từ một chiếc xe tải vừa tập kết về, chị phát hiện túi bóng màu xanh chứa đầy giẻ rách. Xé cái túi ra, chị ngỡ ngàng...