Bãi rác đầu tư tiền tỷ, dân vẫn “lãnh đủ” ô nhiễm
Gần 1 năm nay, nhiều hộ dân ở thôn phú Quang, xã Phú Nhuận và khu phố Hải Tiến, thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh phải sống chung với ruồi, muỗi, mùi hôi thối của nước thải, không khí từ bãi rác được quy hoạch.
Bãi chứa và xử lý rác thải huyện Như Thanh được xây dựng trên diện tích rộng khoảng 1,6ha, với nguồn vốn đầu tư ban đầu khoảng 5 tỷ đồng (chủ yếu là công tác giải phóng mặt bằng), trong đó tỉnh Thanh Hoá hỗ trợ 1,7 tỷ đồng, huyện Như Thanh là 3,3 tỷ đồng. Công trình trên được Công ty CP xây dựng Xanh-Sạch-Đẹp Thành Tâm đứng ra xây dựng và quản lý.
Bãi rác gần 1 năm qua gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhiều hộ dân.
Mục tiêu của công trình là chế biến rác thải xử lý thành phân vi sinh, được bắt đầu triển khai xây dựng từ năm 2008, đến năm 2009 đã bắt đầu đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, điều đáng nói là từ lúc xây dựng đến nay, công ty trên mới hoàn thành được việc xây dựng tường bao quanh bãi rác, và một khu nhà cấp 4. Các hạng mục khác mà công ty đã hứa sẽ xây dựng như: Lò đốt yếm khí, máy sàng, máy ve viên, nhà để xe, công trình phụ cho công nhân… thì vẫn không thấy đâu. Việc xử lý, chế biến rác thành phân vi sinh như trong dự kiến cũng chưa được thực hiện.
Video đang HOT
Người dân vô cùng bức xúc nhưng cũng chẳng biết kêu ai.
Điều đó đã khiến bãi rác trở thành nối ám ảnh của người dân, gây ô nhiễm và ảnh hướng lớn đến đời sống, sinh hoạt của những hộ dân sống quanh khu vực bãi rác. Chia sẻ những bức xúc của mình về vấn đề gây ô nhiễm từ bãi rác, anh Lê Văn Chinh, ở thôn Phú Quang, xã Phú Nhuận cho biết: “Gần 1 năm nay, do không được xử lý đến nơi đến chốn nên mùi hôi thố từ bãi rác bốc lên rất khó chịu, trời mát còn đỡ, cứ nắng lên thì dân “lãnh đủ”. Ruồi, muỗi nhiều vô kể, đặc biệt là ruồi xanh, chúng có ở khắp nơi, hôm nào ăn cơm nhà tôi cũng phải đóng cửa kín mít nhưng vẫn có ruồi. Thậm chỉ ngủ trưa cũng phải mắc màn. Nhiều gia đình có con nhỏ thì còn khổ nữa. Suốt ngày phải đóng cửa kín bưng. Dân kiến nghị nhiều, “kêu cứu” nhiều nhưng chính quyền xã, huyện vẫn làm ngơ”.
Mục sở thị bãi rác được quy hoạch tiền tỷ, điều đầu tiến chúng tôi ghi nhận được là dòng nước đen ngòm, hôi thối chảy ra từ bãi rác lênh láng khắp đường, trong bãi rác không có một thiết bị nhà máy, máy móc gì khác ngoài một dãy nhà cấp 4. Theo một số hộ dân ở đây cho hay, nước như thế này đang còn đỡ, vì mấy hôm trước chúng tôi kêu nhiều quá, bên công ty có cho người phun thuốc nên đã bớt mùi.
Nước từ bãi rác lênh láng tràn ra đường.
Đây là những gì mà Công Thành Tâm xây dựng từ năm 2008 đến nay.
Ông LêVăn Nam, ở khu phố Hải Tiến, thị trấn Bến Sung cho hay: “Kể từ khi bãi rác này xuất hiện, gần 2,5 ha lúa của người dân chúng tôi không còn cấy được nữa, bỏ hoang đã mấy năm nay, nguyên nhân là do khi bãi rác này xây dựng đã chặn mất dòng nước suối cung cấp nước cho cánh đồng. Bên cạnh đó, nguồi nước trên lại ngâm với rác rồi chảy xuống cánh đồng, khiến cho ruộng có nước cũng không ai dám lội xuống đồng, thành thử dân chúng tôi không có ruộng để cấy nhưng vẫn đành bỏ hoang”.
Cũng theo ông Nam thì thời gian gần đây, nước giếng nhà ông có mùi rất khác lạ, hôi không dùng được, gia đình phải đi xin nước ở nơi khác về dùng. “Giếng nước nhà tôi trước đây có thế này đâu, gần đây mới xuất hiện hiện tượng như thế, tôi cũng không giám chắc là do bãi rác, vì không có phương tiện kỹ thuật để đo đếm, nhưng từ khi có bãi rác mới xuất hiện mùi này”, ông Nam chia sẻ.
Ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch UBND thị trấn Bến Sung khẳng định: “Sau khi nhận được thông tin phản ánh, chúng tôi đã cho người xuống kiểm tra, đúng là bãi rác có gây ô nhiễm thật. Chúng tôi cũng đã yêu cầu công ty Thành Tâm phải xử lý tránh để ảnh hưởng lâu dài đến các hộ dân”.
Trong khi đó, ông Trương Thanh Tĩnh, Chánh văn phòng huyện Như Thanh lại cho rằng: “Bãi rác chưa ảnh hưởng gì ghê gớm đến các hộ dân ở đó cả, những ha lúa mà dân phản ánh là không cấy được thì đã không làm từ khi chưa có bãi rác chứ không phải bãi rác hình thành mà ảnh hưởng đến việc dân không cấy được lúa “.
Còn ông Lương Hồng Sỹ, Trưởng phòng TN&MT huyện Như Thanh lại phân trần: “Cuối năm ngoái, trong cuộc họp hội đồng nhân dân huyện, cử tri của xã Phú Nhuận và thị trấn Bến Sung cũng có ý kiến, chúng tôi cũng đã thành lập đoàn kiểm tra. Tại thời điểm kiểm tra, một số hạng mục cơ bản mà công ty hứa sẽ xây dựng để biến rác thải sinh hoạt thành phân hữu cơ là chưa có, chúng tôi cũng đã đề xuất kiến nghị công ty Thành Tâm sớm hoàn thành các hạng mục còn lại trong năm 2012 và sớm đưa vào vận hành đúng theo quy định”.
“Theo lộ trình của dự án là sẽ hoàn thành trong vòng 5 năm, nếu quá hạn mà công ty không hoàn thành thì chúng tôi sẽ tính đến phương án hủy hợp đồng và tìm đối tác mới, chứ để như thế này là không được”, ông Sỹ cho biết thêm.
Có chăng sự “thờ ơ” của chính quyền địa phương chính là sự “tiếp tay” cho Công ty Thành Tâm cố tình làm sai với những gì cam kết trước đó để rồi dân cứ mãi “kêu cứu” còn chính quyền thì “hứa hẹn”…
Theo Dantri
Chịu không nổi nước thải bãi rác
Tối 5-4, hàng trăm người dân thôn Thọ Vức, xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa - Phú Yên đã đổ ra đường chặn tất cả các xe, không cho chở rác lên bãi rác tập trung của TP. Đến 0 giờ ngày 6-4, người dân mới đồng ý để 6 xe rời bánh khi chính quyền địa phương cam kết sẽ can thiệp để giải quyết tình trạng ô nhiễm ở bãi rác này.
Nước suối Kiệu hôi nồng nặc do nước thải chảy ra
Những ngày qua, nước thải từ bể lắng của bãi rác rộng 2 ha này tràn ra ngoài, theo suối Kiệu chảy xuống khu dân cư hơn 60 hộ dân ở thôn Thọ Vức. "Chúng tôi phải gánh nước từ xóm dưới về dùng, không dám uống nước trong vườn nhà" - ông Bùi Công Hòa, ngụ thôn Thọ Vức, cho biết. Ngược dòng suối Kiệu lên phía bãi rác, dòng nước đỏ quạch và hôi nồng nặc. "Chẳng ai dám đụng vào nước suối. Trước đây, cá dưới suối rất nhiều nhưng nay chẳng còn con gì sống nổi. Chúng tôi lội ruộng ghẻ lở cũng mọc đầy" - ông Nguyễn Kim Hùng, ở thôn Thọ Vức, bức xúc.
Theo ông Trần Thái Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Kiến, tình trạng này đã xảy ra từ nhiều tháng trước đây, người dân luôn phản ánh mỗi khi tiếp xúc đại biểu HĐND tỉnh Phú Yên nhưng vẫn chưa thấy khắc phục. "Chúng tôi sẽ có văn bản tiếp tục đề nghị ngành chức năng can thiệp, không thể để tình trạng này kéo dài" - ông Cường khẳng định.
Ông Huỳnh Kim Toàn, Giám đốc Công ty TNHH Nhà - Công trình đô thị tỉnh Phú Yên - đơn vị quản lý bãi rác, cho biết toàn bộ nước thải được đưa vào một bể sục khí rồi qua một bể lắng để xử lý. Tuy nhiên, gặp lúc trời mưa, nước thải từ bãi rác nhiều, bể lắng nhỏ chứa không hết nên đã tràn ra ngoài. "Chúng tôi vẫn chưa có cách nào giải quyết tình trạng này" - ông Toàn thừa nhận.
Hôm qua, 6-4, Cảnh sát Môi trường tỉnh Phú Yên đã tiến hành làm rõ việc nước thải bãi rác tràn ra môi trường ở đây. Trước đó, tối 1-1, Cảnh sát Môi trường cũng đã bắt quả tang tại bãi rác này, nước thải sau khi qua bể sục khí không được đưa vào bể lắng mà xả trực tiếp ra suối thông qua một đường ống ngầm. Các cơ quan chức năng đã đề nghị xử phạt Công ty TNHH Nhà - Công trình đô thị tỉnh Phú Yên vì đã gây ô nhiễm môi trường nhưng không hiểu vì sao chủ tịch UBND tỉnh không ký.
Theo Người lao động
Choáng váng vì đến 'địa ngục' giấy ăn Người dân đang lấy rác lau miệng hàng ngày vì công nghệ sản xuất giấy "kinh dị" này. Nếu không tận mắt chứng kiến, hẳn ít người tiêu dùng có thể ngờ rằng, đằng sau nhiều loại giấy ăn, giấy vệ sinh trắng bóc, nức mùi thơm đang bán trên thị trường lại là cả một công nghệ sản xuất thiếu vệ sinh...