Bài khấn dọn bàn thờ cuối năm
Bạn có thể tham khảo các bài khấn lau dọn bàn thờ cuối năm, bài khấn rút tỉa chân nhang ở bàn thờ gia tiên, thần tài để chuẩn bị cho các nghi lễ trong tháng Chạp.
Bàn thờ là nơi cư ngụ của hương hồn tiên tổ và nơi ngự tới của các vị thần, cần duy trì sự sạch sẽ, gọn gàng, tôn nghiêm trước những nghi lễ đặc biệt. Việc lau dọn bàn thờ cuối năm rất quan trọng trong những hoạt động chuẩn bị kết thúc năm cũ, chuẩn bị chào đón năm mới.
Các bài văn khấn xin lau dọn bàn thờ, rút tỉa chân nhang
Dưới đây là một số bài văn khấn trước khi tiến hành nghi thức lau dọn bàn thờ, rút tỉa chân nhang mà bạn có thể tham khảo lựa chọn.
Bài khấn thứ nhất
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Tín chủ tên là… ngụ tại…
Hôm nay ngày… tháng… năm…
Tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án có chút bụi bẩn, có chút chưa được tịnh tịnh. Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (thần linh, hộ pháp hay gia tiên…), hôm nay chọn được ngày lành tháng tốt, tín chủ xin phép được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.
Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ. Cho cung tài không động, cung lộc không hao.
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Bài khấn thứ hai
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Tín chủ tên là… ngụ tại…
Hôm nay là ngày… tháng… năm…, xét thấy bản thân mình chưa đủ chu toàn nên để hương án bị bụi, tín chủ con xin thành tâm sám hối.
Tín chủ con xin kính cáo với các chư vị thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), hôm nay chọn được ngày lành tháng tốt, xin cho phép tín chủ con được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm và thanh tịnh nhất, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.
Mong các vị độ cho chúng con lau dọn được chỉn chu khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ.
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho. (Khấn xong vái 3 vái).
Bài khấn thứ 3
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con xin lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương. Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên Hậu thổ, Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Thổ thần, Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Video đang HOT
Tín chủ con là… ngụ tại…
Con xin tấu lạy quan thần Tài, Thổ địa đang cai quản tại địa chỉ…
Hôm nay là ngày… tháng… năm…, con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia các quan để cho sạch sẽ, mong chư vị chấp thuận.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Bài khấn thứ 4
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Nam mô a di Đà Phật! Văn khấn sau khi bao sái bàn thờ7Văn khấn tỉa chân nhang bàn thờ thần tàiNam mô a Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương. Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên, Hậu thổ, Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Thổ thần, Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là… ngụ tại…
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, c.ô b.é đỏ, cậu bé đó dòng họ… tại địa chỉ….
Hôm nay là ngày… tháng Chạp năm…, con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiề.n tổ, bà tổ cô, ông mãnh, c.ô b.é đỏ, cậu bé đỏ của họ… chấp thuận.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Văn khấn sau khi bao sái bàn thờ
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy 9 phương Trời, con lạy 10 phương Đất. Con kính lạy chư Phật 10 phương. Con kính lạy quan đương niên, đương cảnh, các quan hành khiển, thần binh. Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ mạch, Tài thần, Táo quân.
Tín chủ con là… cư trú tại…
Hôm nay ngày lành tháng tốt, con chọn được thời hoan khắc hỉ để sái tịnh lại hương án. Nay việc dương đã tròn, cung thỉnh các vị các ngài hồi vị hương án cho con được tiếp tục phát tâm thờ phụng cốt vị.
Năm cũ lộc tài con xin tạ. Năm mới lộc mới con mong cầu. Xin các vị các ngài độ cho tấm lòng thành, phù cho gia chủ con được an bình, thuận lợi, xuất hành đi đến nơi về đến chốn, cCuộc sống duyên lành mang tới, duyên dữ mang đi, tài lộc đủ đầy, việc dương thăng tiến.
Tâm trần con có, lễ trần con dâng. Nếu âm điều con có thiếu sót, kính xin được tha thứ, chở che. Mong các vị các ngài linh thiêng giáng hạ, chúng con xin kính thành cẩn cáo.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Những ngày đẹp trong tháng Chạp để làm 4 nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
Chuyên gia phong thủy - Master Phùng Phương điểm lại 4 nghi lễ quan trọng cuối năm và chỉ ra những ngày đẹp nhất tiến hành trong tháng Chạp để đón Tết
4 nghi lễ quan trọng nhất trong tháng Chạp
Tháng Chạp - tháng cuối cùng trong năm là lúc người dân tổng kết và nhìn lại thành quả đạt được trong 1 năm qua, cũng là thời điểm gấp rút chuẩn bị đón Tết. Vì vậy, nhiều người chuẩn bị sớm và chọn ngày đẹp, giờ đẹp nhằm đón một cái Tết khỏe mạnh, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng.
Những lo toan năm cũ xua đi và đón chào những hy vọng trong năm mới.
Có 4 việc quan trọng cần làm trong tháng Chạp để đón Tết gồm:
1. Bao sái ban thờ;
2. Lễ tạ Thần;
3. Lễ Tạ mộ;
4. Lễ tạ Táo quân.
Nhưng có những việc gì cần làm, và tiến hành vào thời điểm nào cho phù hợp trước khi Tết đến xuân về? Chuyên gia phong thủy - Master Phùng Phương sẽ hướng dẫn dưới đây.
Ý nghĩa 4 nghi lễ quan trọng trong tháng Chạp:
1. Ngày giờ tốt để bao sái ban thờ trong tháng Chạp
Tháng chạp phù hợp nhất để bao sái ban thờ. Phong thủy ban thờ tốt được tin là sẽ thay đổi vận mệnh thăng tiến vượt bậc.
"Phong thủy ban thờ tốt" nghĩa là một ban thờ đầy sinh khí và vượng khí. Trong phong thủy chính phái, yếu tố sạch sẽ, mùi thơm dễ chịu chính là sinh khí - thể hiện lòng kính ngưỡng, cũng là dịp thỉnh mời chư vị thần linh, gia tiên về cùng đón năm mới với đại gia đình.
Ban thờ là không gian tâm linh thiêng liêng, thể hiện rõ nét cho gia phong, minh chứng cho lòng thành kính từ gia chủ hướng tới chư vị thần linh, gia tiên. Vì vậy, nghi thức bao sái ban thờ là cần thiết, giúp thanh lọc khí trường, chiêu thêm linh lực và hưng thịnh tới chủ nhân.
Chuyên gia phong thủy - Master Phùng Phương hướng dẫn người dân chọn ngày đẹp để tiến hành 4 nghi lễ quan trọng trong tháng Chạp để đón Tết bình an. Ảnh: PTPG
Nhưng, gia chủ nên bao sái ban thờ thời điểm nào tốt nhất để thuận cả về tâm linh và phong thủy?
Liên quan tới nghi thức này, khi điều kiện thời gian cho phép gia chủ có thể lựa các ngày Thiên Xá, ngày có Trực Trừ, hoặc các ngày có Thiên tinh tốt đáo tới để tiến hành cho thuận nhất cả về tâm linh và phong thủy.
Chuyên gia phong thủy Phùng Phương nhấn mạnh: " Việc thờ cúng hay tâm linh, tiên quyết nhất sẽ nằm ở lòng thành kính nơi mỗi chúng ta hướng đến chư vị thần linh, gia tiên. Vì vậy, ngày giờ tốt để bao sái ban thờ chỉ là một yếu tố để tham khảo".
Việc bao sái, và tỉa chân nhang đón Tết tháng Chạp có các ngày tốt sau: 22, 24, 28/1/2025 (dương lịch).
Ngoài ra, việc bao sái, và tỉa chân nhang hàng tháng có thể tiến hành vào ngày 14, 30 âm lịch hoặc 29 âm lịch đối với tháng thiếu - đó là những ngày sám hối chư thần đều rất hoan hỉ.
Bên cạnh đó, có thể tiến hành vào ngày có Trực Trừ, hoặc Thiên Xá - đều là những ngày thích hợp bao sái, dọn dẹp ban thờ, không gian thờ cúng. Để tra cứu các ngày này dễ dàng hơn, bạn có thể xem trong Lịch Vạn sự cát tường Ất Tị 2025.
Lưu ý, việc bao sái, tỉa chân nhang trên ban thờ rất quan trọng. Do đó, để các nghi lễ này tiến hành chỉn chu, nên dùng bộ vật phẩm thờ cúng gồm: Cốt thất bảo - nhang trầm; Nước thơm bao sái; Bột tẩy uế; Khăn sạch mới để bao sái ban thờ.
Những ngày đẹp trong tháng Chạp để tiến hành 4 nghi lễ quan trọng cuối năm. Ảnh Phong thủy Phùng Gia
2. Lễ tạ Thần chỉ làm trong tháng Chạp
Lễ tạ Thần là lễ tạ thần Đất nơi đang ở, hay nơi cơ quan đang làm việc. Lễ tạ Thần còn gọi là lễ Hoán thần hồng. Thần hồng là những lệnh bài, tranh ảnh, bài vị của các vị Thần theo niên vận như là Thái Tuế phù, những bùa, phù chú bình an - tài lộc, các chữ xin đầu năm có ghi niên vận của năm cũ.
Lễ tạ Thần nhằm hạ toàn bộ vàng mã (như các khối vàng hoa xanh - đỏ, cành vàng lá ngọc, vàng nén, vàng lá...) đặt trên ban thờ xuống và hóa hết. Những đồ thờ cúng không dùng đến, những thứ liên quan tới niên hiệu năm cũ đều được đem hóa hết, hoặc thay mới trong dịp lễ này.
Những thứ không hóa được thì thả ra sông, hồ. Nếu sau đó kiểm tra vẫn thấy còn sót lại những thứ mang niên hiệu năm cũ thì chờ tới lễ tạ Táo quân đem ra hóa nốt.
Lưu ý, trước khi gỡ bỏ những thứ trên xuống người xưa làm lễ Tạ Thần - với ý nghĩa là tạ ơn các vị thần năm cũ sắp mãn nhiệm kỳ và chuẩn bị cung nghinh các vị thần Thái Tuế đương niên mới.
Lễ này tạ ơn các vị Thần năm cũ đã gia tăng tài lộc, phúc khí cho gia đình cả năm qua khỏe mạnh, bình an... Tùy nhà và điều kiện, thời gian mà làm, nhưng chỉ làm trong tháng Chạp.
Năm nay lễ tạ Thần có 2 ngày đẹp để làm là 24, 28/1/2025.
Năm nay lễ tạ Thần có 2 ngày đẹp để làm là 24, 28/1/2025 (tức ngày 25, 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn). Ảnh internet
3. Lễ Tạ mộ tháng Chạp
Tạ mộ cuối năm là phong tục đẹp của người Việt, thể hiện cho đạo lý uống nước nhớ nguồn và tấm lòng biết ơn, sự tưởng nhớ của thế hệ sau dành cho gia tiên nhà mình, có ý nghĩa mời ông bà tổ tiên và người thân đã khuất về nhà ăn Tết với gia đình.
Việc chọn giờ đẹp để tiến hành lễ tạ mộ cuối năm sẽ giúp cho công việc đắc được linh khí tốt, đồng thời thể hiện sự chu đáo của gia chủ đối với các công việc tâm linh.
Tuy nhiên, tùy vào điều kiện thời gian, thời tiết và sức khỏe mà quý bạn có thể sắp xếp công việc sao cho phù hợp, miễn sao thể hiện được sự thành tâm đối với tổ tiên và thần linh.
Ngày đẹp để tiến hành tạ mộ cuối năm nay là 24, 28/1/2025.
Ngày đẹp để tiến hành lễ Tạ mộ năm nay là 24, 28/1/2024. Ảnh internet.
4. Lễ tạ Táo quân tháng Chạp
Lễ cúng tạ Táo quân chỉ có trong tháng Chạp - là một trong những nghi lễ lớn của người Việt, chỉ làm vào tháng Chạp trước dịp Tết Nguyên Đán.
Theo quan niệm xưa, Táo quân (vua Bếp), hoặc 3 Vị Thần Táo là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức đối với một gia đình. Ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân sẽ lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua của các gia chủ dưới trần gian.
Vì vậy, nhà nhà làm lễ cúng tiễn các Táo quân về trời, mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được các vị Táo thưa với Ngọc Hoàng. Từ đó, gia chủ sẽ được Ngọc Hoàng cùng các vị Táo quân chứng giám, độ trì, và phù hộ cho năm mới có được sức khỏe, hạnh phúc, tài lộc, an khang, thịnh vượng.
Để nghi lễ thêm phần viên mãn, chọn giờ đẹp để lên hương sẽ giúp việc thờ cúng thu hút trọn vẹn linh khí trời đất. Ngày và giờ đẹp nhất để cúng Táo quân năm nay:
- Ngày đẹp cúng Táo quân: 22/2/2025 (tức 23 tháng Chạp).
- Giờ đẹp để cúng Táo quân: Giờ Tị (9h - 11h).
Các gia chủ bận việc mấy cũng cần hoàn thành nghi thức cúng Táo quân trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp (theo quan niệm xưa) để kịp giờ các Táo quân lên Thiên đình.
Ngoài ra, những ngày đẹp, giờ đẹp để làm các nghi lễ quan trọng trong tháng Chạp có thể theo dõi trong cuốn Lịch Vạn sự Cát Tường Ất Tỵ 2025 - nên dùng sách của các chuyên gia phong thủy có uy tín, hoặc các trang web phong thủy uy tín như Phong Thủy Phùng Gia, Phong thủy Tam Nguyên...
* Bài viết chỉ có tính chất tham khảo.
Lau dọn bàn thờ cuối năm thế nào là đúng cách? Lau dọn bàn thờ cuối năm là một trong những công việc quan trọng để chuẩn bị Tết Nguyên đán, làm thế nào mới là đúng cách? Cuối năm Âm lịch, một trong những việc cần làm để chuẩn bị đón Tết cổ truyền chính là lau dọn bàn thờ. Đây là nơi tôn nghiêm nên công tác dọn dẹp, làm sạch cũng...