Bài học từ phản ứng của Ấn Độ trước làn sóng COVID-19 thứ 2
Những góc khuất trong cách ứng phó với làn sóng dịch COVID-19 thứ hai của Ấn Độ đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các quốc gia trên thế giới.
Người dân Ấn Độ trên đường đến lễ hội Kumbh Mela bên bờ sông Hằng tại thành phố Haridwar, bang Uttarakhand. Ảnh: EPA
Theo trang The Guardian (Anh), khi nhìn lại số liệu về số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Ấn Độ hồi tháng 1 và tháng 2/2021, dường như đó là điều rất khó tin. Với một quốc gia hơn 1,3 tỷ dân, các ca mắc COVID-19 tại nước này đã giảm mạnh so với mức đạt đỉnh trong đợt bùng phát đầu tiên vào năm ngoái, từ trên 100.000 ca/một ngày xuống gần 10.000 ca/ngày.
“Không phải Ấn Độ đang xét nghiệm ít hơn hay giới chức báo cáo ít ca mắc hơn. Từ số ca mắc cao, hiện Ấn Độ đã chứng kiến sự giảm đột ngột. Nhu cầu sử dụng phòng chăm sóc đặc biệt tại các bệnh viện cũng đã giảm xuống. Mọi chỉ số đều cho thấy các ca mắc giảm”, ông Jishnu Das, một nhà kinh tế y tế tại Đại học Georgetown ở Mỹ, cho biết hồi đầu tháng 2.
Bệnh cạnh sự xuất hiện của biến chủng virus mới, nguyên nhân chủ yếu khiến làn sóng dịch bệnh mới nhất bùng phát tại Ấn Độ là do hành vi xã hội, điểm yếu trong hệ thống y tế và các quyết sách của chính phủ nước này.
Các nhà chức trách dường như đã mất cảnh giác sau khi dập tắt làn sóng bùng dịch đầu tiên vào cuối năm ngoái. Vài ngày sau khi Bộ trưởng Y tế Ấn Độ tuyên bố đã ngăn chặn được đợt bùng phát COVID-19 vào cuối tháng 1, thành phố Mumbai đã mở lại mạng lưới tàu ngoại ô khổng lồ và chính quyền cho phép hàng chục nghìn du khách đổ đến các sân vận động để xem các trận đấu cricket quốc tế.
Nhiều người dân của quốc gia Nam Á này cũng phớt lờ khẩu trang và giãn cách xã hội. Bộ trưởng Y tế Harsh Vardhan nói với các quan chức của 11 trong số các bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong tuần này rằng: “Mọi người phần lớn đã từ bỏ hành vi phù hợp để chống dịch COVID. Họ trở nên rất bất cẩn”.
“Đã có các cuộc bầu cử, các cuộc tụ họp tôn giáo, mở lại văn phòng, rất nhiều người đi lại, tham dự các hoạt động xã hội, không tuân theo quy tắc phòng dịch, ít đeo khẩu trang trong các hoạt động và sự kiện như đám cưới, ngay cả trên xe buýt và tàu hỏa đông đúc”, ông nói.
Video đang HOT
Bệnh nhân COVID-19 đeo bình dưỡng khí được đưa vào bệnh viện ở Ahmedabad. Ảnh: Reuters
Họ tin rằng virus đã được kiểm soát, một số khu vực đã đạt được miễn dịch cộng đồng và chiến dịch tiêm phòng sắp được triển khai, nên dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát. Một số người đã bỏ qua việc xét nghiệm COVID-19 khi có các triệu chứng nhẹ.
Đối với nhiều người khác, việc xét nghiệm ở một quốc gia có nhiều khu vực nghèo đói và hệ thống y tế kém phát triển sẽ không phải là một lựa chọn khả thi. Người đứng của một trong những mạng lưới phòng thí nghiệm lớn nhất của Ấn Độ cho biết họ đã phải vật lộn để tìm người xét nghiệm.
Với độ tuổi trung bình của các trường hợp nhiễm virus là 26 tuổi, nhiều người cho rằng dù mắc COVID-19, họ vẫn có thể hồi phục nhanh hơn người già yếu.
Dường như Ấn Độ đã mắc những sai lầm tương tự như các quốc gia khác, bao gồm cả Anh. Sau khi làn sóng COVID-19 đầu tiên đạt đỉnh, các ca mắc tại quốc gia này đã giảm dần, cuộc sống trở lại mức bình thường vào thời điểm các quốc gia khác đang phải đối mặt với làn sóng thứ 2 nghiêm trọng.
Bác sĩ Chandrakant Lahariya nói với tờ India Today vào cuối tuần trước: “Làn sóng dịch COVID-19 thứ 2 ở Ấn Độ đã ập đến vài tháng sau làn sóng thứ 2 ở các quốc gia khác. Một số nơi cũng phải đối đối mặt với tình trạng tương tự như các khu vực trong thế giới từ khoảng giữa đến cuối năm 2020. Không có lý do gì để khẳng định sẽ có điều khác biệt ở Ấn Độ”.
Ông cho rằng bên cạnh việc buông lỏng các biện pháp phòng dịch của người dân, từ tháng 2 đến tháng 4, Chính phủ Ấn Độ cũng chưa thể hiện quyết tâm áp đặt các biện pháp y tế công cộng. Dù hướng dẫn phòng dịch COVID-19 đã được ban hành, các nhà hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo nước này đã ngầm ủng hộ việc tụ tập đông đúc trong các lễ hội, như lễ Holi vào cuối tháng 3, các cuộc biểu tình bầu cử ở 5 bang và lễ hội tôn giáo Kumbh Mela ở Haridwar diễn ra trong tháng 3 và tháng 4.
Nhân viên y tế và người thân khiêng thi thể người đàn ông tử vong vì COVID-19 tại một lò hỏa táng ở New Delhi. Ảnh: Reuters
Nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới cũng đã lặp lại những sai lầm tương tự ở Mỹ và nhiều nơi khác khi cho rằng chỉ tiêm vaccine là đủ để ngăn chặn COVID-19. Thủ tướng Narendra Modi hôm 20/4 nhấn mạnh rằng phong tỏa là quyết sách cuối cùng.
Thực tế, bài học từ Anh đã chứng minh rằng sự kết hợp giữa tích cực tiêm chủng, ngăn chặn và theo dõi tình hình dịch bệnh sẽ mang lại cơ hội tốt nhất để giảm thiểu tác động của đại dịch.
Nói tóm lại, có 3 bài học chính mà các quốc gia có thể học được từ cách đối phó với làn sóng COVID-19 thứ 2của Ấn Độ. Trước hết , nếu không chú trọng vào việc giám sát hiệu quả,virus SARS-CoV-2 sẽ tấn công vào những điểm mù đó để bùng phát trở lại. Thứ hai, khi số lượng lớn người dân chưa được tiêm chủng, COVID-19 vẫn là một mối đe dọa mạnh mẽ và có thể làm sụp đổ hệ thống y tế.
Bài học thứ ba và cuối cùng chính là bài học dành cho với các nhà lãnh đạo của Ấn Độ. Việc quảng bá năng lực sản xuất vaccine của Ấn Độ và khuyến khích trở lại cuộc sống bình thường, khiến người dân đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng.
Đánh tráo thi thể hỏa táng
Gia đình ở Quảng Đông thuê đánh tráo thi thể vì không muốn hỏa táng thân nhân theo quy định, khiến một nạn nhân vô tội bị sát hại.
Một người đàn ông họ Huang ở thành phố Lục Phong, tỉnh Quảng Đông, đông bắc Trung Quốc, qua đời tháng 2/2017 vì bệnh ung thư. Trước khi qua đời, Huang nói với gia đình rằng muốn được chôn cất theo phong tục truyền thống.
Tuy nhiên, quy định của chính quyền địa phương là phải hỏa táng người chết. Để hoàn thành tâm nguyện của người đã khuất, gia đình Huang, vốn rất giàu có, đã thuê một người đàn ông cũng họ Huang, tìm một thi thể khác để đánh tráo trước khi hỏa táng.
Ngày 1/3/2017, Huang phát hiện Lin Shaoren, khi đó 36 tuổi và mắc hội chứng Down, đang nhặt rác ven con đường gần nhà. Huang bắt cóc Lin và bắt anh này uống rất nhiều rượu, sau đó đặt nạn nhân đang bất tỉnh vào chiếc quan tài đã chuẩn bị sẵn, dùng 4 đinh thép đóng chặt.
Vỉa hè trên đường phố Lục Phong, tỉnh Quảng Đông, nơi Lin Shaoren bị Huang bắt cóc năm 2017. Ảnh: SCMP .
Quan tài được mang đến một ngã tư và hoán đổi với quan tài của Huang. Lin bị đưa đi hỏa táng, trong khi thi thể Huang được bí mật đưa đến một khu vực hẻo lánh để chôn cất.
Gia đình đã trả tổng cộng 107.000 nhân dân tệ (16.345 USD), gồm 90.000 nhân dân tệ (13.700 USD) cho Huang, và phần còn lại cho người môi giới họ Wen.
Lin được cảnh sát đưa vào danh sách người mất tích suốt hai năm, cho đến tháng 11/2019, họ nghiên cứu các video giám sát và phát hiện Lin bị sát hại nên thông báo với gia đình nạn nhân.
Huang bị một tòa án ở thành phố Sán Vĩ tuyên án tử hình hoãn thi hành vào tháng 9/2020. Huang kháng cáo lên Tòa án Nhân dân Cấp cao Quảng Đông. Tháng 12/2020, tòa bác kháng cáo, y án tử hình hoãn thi hành với Huang.
Theo quy định về hỏa táng của tỉnh Quảng Đông, các nhà tang lễ sẽ cử nhân viên đến kiểm tra kỹ danh tính của thi thể trước khi hỏa táng. Tuy nhiên, việc đánh tráo thi thể không phải hiếm tại các nhà tang lễ ở Trung Quốc. Tháng 9 năm ngoái, một phụ nữ ở tỉnh Hà Nam bị sốc khi phát hiện thi thể cha, người qua đời ở tuổi 50, bị nhầm lẫn và hỏa táng dưới danh nghĩa một người đàn ông 70 tuổi.
Vụ án của Huang thu hút sự chú ý của dư luận vào tuần trước, sau khi truyền thông địa phương đăng câu chuyện, tiết lộ thủ đoạn một số gia đình Trung Quốc làm để tránh hỏa táng theo quy định của chính quyền.
Chính quyền địa phương ở Trung Quốc thúc đẩy hỏa táng để tiết kiệm đất cho các mục đích sử dụng khác và vì hình thức này được coi là thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, địa táng vẫn phổ biến bởi tín ngưỡng của người Trung Quốc tin rằng đây là cách duy nhất để người chết được an nghỉ.
Số liệu gần đây nhất từ năm 2019 cho thấy chỉ khoảng 52% người chết, tương đương 5 triệu thi thể, được hỏa táng trong năm đó, theo Bộ Nội vụ Trung Quốc. Kể từ năm 2012, các tòa án ở Trung Quốc ban hành hơn 200 phán quyết với các vụ án liên quan đến buôn bán và đánh cắp thi hài người chết.
Chọn chết ở nhà giữa đại dịch Chủ nhà xác Brian Simmons phải tới nhiều hộ gia đình hơn để đưa thi thể người chết tới nhà xác và hỏa táng từ khi Covid-19 bùng phát. Khi Covid-19 đang tàn phá nặng nề các khu dân cư tại Missouri, đội vận chuyển thi thể của Simmons thường xuyên tới nhà dân trong khu vực Springfield. Họ tới để thu thập...