Bài học Trung Quốc: Mây đen bao phủ biên giới
Những bất đồng về hệ tư tưởng giữa Liên Xô và Trung Quốc lại “được đổ thêm dầu vào lửa” bằng các bất đồng trong việc phân định biên giới.
Thực hiện các chỉ thị từ Bắc Kinh, dân Trung Quốc tìm đủ cách làm thay đổi đường biên giới nhằm “mở rộng lãnh thổ”.
Xung đột biên giới lần đầu xảy ra vào mùa hè năm 1960 trên phía tây đường biên giới Xô – Trung, khu vực đèo Buz-Aigyr trên lãnh thổ Cộng hòa Kyrgystan.
Vào thời gian đó, các vụ đụng độ thường chưa biến thành xung đột vũ trang và mới chỉ dừng ở mức người Trung Quốc trắng trợn vi phạm đường “biên giới được phân định một cách không công bằng” – dĩ nhiên là theo quan điểm của phía Trung Quốc.
Nhưng tình hình căng thẳng ngày càng leo thang. Nếu như trong suốt cả năm 1960 mới chỉ ghi nhận được gần 100 vụ việc vi phạm biên giới thì trong năm 1962, con số trên đã là 5.000.
Từ năm 1964 đến năm 1968 chỉ riêng khu vực biên giới của Quân khu biên phòng Thái Bình Dương đã có tới hơn 6.000 vụ lính và dân Trung Quốc trắng trợn vi phạm đường biên giới.
Đến giữa những năm 60, Kremlin nhận thức được rằng, đường biên giới trên bộ dài nhất thế giới với Trung Quốc – gần 10.000 km, kể cả “vùng đệm” là Mông Cổ – bây giờ đã không chỉ không còn là “đường biên giới hữu nghị” mà trên thực tế là hoàn toàn trống trải trước một quốc gia đông dân nhất thế giới và có một lực lượng lục quân cũng đông nhất trên thế giới.
Lực lượng vũ trang Trung Quốc tuy trang bị kém hơn Quân đội Liên Xô hoặc Quân đội Mỹ nhưng không phải là yếu. Do đã có những đúc rút cụ thể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên mới xảy ra trước đó, nên lúc này cả các chuyên gia quân sự của cả Matxcova lẫn Washington đều đánh giá Quân đội Trung Quốc một cách nghiêm túc hơn.
Nhưng Mỹ cách Trung Quốc cả một đại dương, còn Matxcova trong bối cảnh này phải “một đối một” trong cuộc đối đầu với nước láng giềng vốn là đồng minh cũ.
Trong khi Liên Xô rút và giảm quân ở Vùng Viễn Đông, Trung Quốc lại làm ngược lại- điều động thêm lực lượng đến khu vực Mãn Châu Lý giáp biên giới với Liên Xô. Chính tại khu vực này, vào năm 1957, Trung Quốc bắt đầu bố trí các “cựu chí nguyện quân Trung Quốc” rút về từ Triều Tiên.
Chỉ dọc 2 con sông Amur và Ussuri Chính quyền Trung Quốc đã bố trí tới 100.000 cựu quân nhân. Trước những diễn biến trên, Liên Xô bắt buộc phải tăng cường đáng kể việc bảo vệ biên giới vùng Viễn Đông của mình.
Ngày 4/2/1967 Trung ương ĐCS Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã ra sắc lệnh: “Về tăng cường bảo vệ biên giới với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”.
Tại khu vực Viễn Đông Liên Xô đã thành lập mới Khu biên phòng độc lập ngoại Baikal và xây dựng 126 đồn biên phòng, trên biên giới với Trung Quốc đã xây nhiều con đường mới, các công sự – công trình quốc phòng, các khu vực phòng thủ cùng một hệ thống tín hiệu báo động.
Nếu như trước khi xảy ra xung đột mật độ lính biên phòng Liên Xô tại khu vực biên giới với Trung Quốc là ít hơn 1 người/01 km biên giới thì đến năm 1969, tỷ lệ này là 4 chiến sỹ biên phòng /01 km.
Video đang HOT
Một đội lính tuần tra biên phòng Liên Xô trên biên giới với Trung Quốc, 1969 .Ảnh: Lưu trữ ảnh TASS
Tuy nhiên có một thực tế là dù có được tăng cường mạnh như vậy thì Bộ đội biên phòng Liên Xô cũng không thể bảo vệ biên giới trong trường hợp có một cuộc xung đột quy mô lớn.
Đến thời gian đó, chính quyền Trung Quốc đã điều từ sâu trong nội địa đến khu vực biên giới thêm 22 sư đoàn nữa. Tổng quân số Trung Quốc ở khu vực giáp biên giới với Liên Xô lên tới 400.000 người.
Tại khu vực Mãn Châu Lý, Trung Quốc đã xây dựng một cơ sở hạ tầng quân sự rất mạnh gồm: các khu vực công trình phòng thủ, hầm trú ẩn, hệ thống đường sắt và các sân bay quân sự.
Đến cuối những năm 60, cụm quân phía Bắc của PLA đã có trong biên chế 9 tập đoàn quân binh chủng hợp thành (44 sư đoàn, trong đó có 11 sư đoàn bộ binh cơ giới), hơn 4.000 xe tăng và 10.000 khẩu pháo. Ngoài bộ đội thường trực, Trung Quốc còn có thể nhanh chóng huy động dân quân với tổng quân số tương đương với 30 sư đoàn bộ binh.
Nếu xảy chiến sự thì về phía Liên Xô chỉ có trong tay 20 sư đoàn cơ giới hóa của Quân khu Ngoại Baikal và Quân khu Viễn Đông, nhưng tất cả các đơn vị của Quân khu Viễn Đông trong suốt 10 năm tính đến thời điểm đó được xếp loại là các đơn vị hậu phương và được trang bị vũ khí và trang bị kỹ thuật theo nguyên tắc “còn gì cấp nấy” (đó là chưa kể đến trình độ huấn luyện).
Tất cả các đơn vị tăng của Quân khu Ngoại Baikal dưới thời Khrushev hoặc bị giải thể hoặc được điều chuyển sang phía Tây dải Ural (vùng lãnh thổ Châu Âu để đối đầu với NATO -ND). Một trong 2 sư đoàn tăng của Quân khu Viễn Đông cũng chịu số phận tương tự.
Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô đã xây dựng tại khu vực Viễn Đông và Ngoại Baikal nhiều công trình phòng thủ kiên cố đề phòng trường hợp xảy ra chiến tranh với Nhật Bản. Sau năm 1945, những tuyến phòng thủ này bị quên lãng và đến thời Khrushev thì bị bỏ hoang hoàn toàn.
Từ giữa những năm 60, giới lãnh đạo Xô Viết buộc phải khẩn cấp khôi phục lại các tuyến phòng thủ này và điều từ phía Tây sang Viễn Đông các xe tăng đang niêm cất và bảo quản tại các kho từ cuối chiến tranh thế giới lần thư hai – chúng không còn thích hợp để chống lại các xe tăng hiện đại của Mỹ, phần lớn động cơ của chúng đã hết tuổi thọ, – chúng không thể tham gia tấn công, nhưng dù sao cũng có thể sử dụng để đánh trả các đợt tấn công theo chiến thuật biển người của Lục quân Trung Quốc.
Kì trước: Bài học Trung Quốc: Thời kì trăng mật
Đón đọc Phần 3: Bắc Kinh run sợ
Lê Hùng
Theo_Báo Đất Việt
Câu chuyện về những thợ săn đầu người cuối cùng ở Ấn Độ
Tại những vùng đất xa xôi hẻo lánh nằm giữa biên giới Ấn Độ và Myanmar, ngôi làng của bộ tộc săn đầu người cuối cùng còn sót lại đang phải oằn mình chống lại những thay đổi của cuộc sống hiện đại.
Những ngôi làng xa xôi nhất của Longwa, nằm giữa khu rừng rậm Myanmarvà vùng đất nông nghiệp trù phú của Ấn Độ là nơi sinh sống của bộ lạc dũng mãnh Konyak Naga. Đây là bộ lạc lớn nhất trong số 16 bộ lạc sinh sống ở vùng Đông Bắc Ấn Độ.
Những chiến binh Konyaks nổi tiếng trong quá khứ là những chiến binh tàn bạo, chinh chiến những vùng đất đai quanh làng mở rộng đất của mình và chứng tỏ quyền lực của bộ lạc hùng mạnh nhất. Chính vì thế những ngôi làng của người Konyak thường nằm trên những đỉnh núi để họ có thể dễ dàng quan sát và theo dõi, hay xác định địa hình để tấn công các làng khác.
Tập tục săn đầu người của bộ lạc Konyak đã diễn ra hàng thế kỷ trước khi nó bị cấm vào những năm 1940. Trường hợp săn đầu người cuối cùng ở Nagaland được báo cáo vào năm 1969. Giết và sau đó cắt đứt thủ cấp của kẻ thù được xem là một phần bắt buộc trên con đường trở thành một chiến binh đầy tự hào của những cậu bé trong bộ lạc Konyak. Với mỗi lần đi săn đầu người như vậy, bên cạnh thủ cấp của kẻ thù những chiến binh Konyak sẽ được thưởng thêm một hình xăm trên mặt. Vì thế mà bộ lạc Konyak còn có tên gọi khác là "những kẻ săn đầu người có khuôn mặt hình xăm".
Xương trâu, bò, hươu, nai, lợn chim mỏ sừng và Mithun - một loài bò sinh sống ở khu vực phía bắc Ấn Độ trở thành những món đồ trang trí trên các bức tường trong mỗi ngôi nhà của người Konyak. Theo như truyền thống cổ xưa của bộ lạc, hộp sọ của kẻ thù bắt buộc phải được treo ở nơi trang nghiêm và nổi bật nhất. Nhưng khi tục lệ săn đầu người bị bãi bỏ, những chiến lợi phẩm của "kẻ thù" được gỡ bỏ xuống và đem đi chôn.
Người Konyak sống trong những túp lều rộng rãi được làm chủ yếu từ tre, trong nhà phân nhiều vùng hoặc phòng lớn để sử dụng cho những mục đích khác nhau như nấu ăn, ăn uống, nghỉ ngơi hay lưu trữ lương thực. Những loại thực phẩm được sử dụng hàng ngày như rau, ngô và các loại thịt được lưu trữ trên lò sưởi đặt ở vi trí trung tâm ngôi nhà. Gạo, lương thực chủ yếu của người Konyak, thường được lưu trữ trong các thùng chứa làm bằng tre lớn ở phía sau nhà.
Trong hình là một phụ nữ của bộ tộc Konyak đang giã gạo bằng chày gỗ
Konyak vẫn được cai trị bởi thủ lĩnh cha truyền con nối, tiếng địa phương gọi là "Angh". Konyak và nhiều làng khác phải nghe theo lệnh của một Angh. Chế độ đa thê vẫn phổ biến giữa các Angh, khiến mỗi Angh có nhiều vợ và con.
Người Konyak vẫn là những người tôn thờ thân linh và các yếu tố của thiên nhiên cho đến khi các nhà truyền giáo đến đây vào cuối thế kỷ 19. Vào thế kỷ 20, hầu hết các ngôi làng ở Nagaland có ít nhất một nhà thờ Thiên chúa giáo.
Những người phụ nữ trong trang phục truyền thống đi nhà thờ vào sáng Chủ Nhật
Cùng với sự phát triển của xã hội, những tục lệ truyền thống của các bộ lạc ở Nagaland cũng dần dần mai một theo. Giờ đây, những truyền thống ấy chỉ còn trong câu kể của những trưởng lão khi ngồi tụ tập, nhai trầu bên bếp lửa.
Hình ảnh những bô lão trong làng ngồi sưởi ấm bằng những câu chuyện hoài niệm về thời quá khứ huy hoàng
Tục đeo trang sức nhiều màu sắc cũng dần dần mai một. Trong quá khứ, cả nam và nữ giới đều đeo vòng cổ và vòng tay cầu kỳ. Những khuôn mặt bằng đồng thau được thêm vào sợi dây chuyền của những người đàn ông để biểu thị số lượng những đầu người bị chặt đứt dưới tay những chiến binh đó.
Longwa được hình thành từ rất lâu trước khi đường biên giới giữa Ấn Độ vàMyanmar được thiết lập vào năm 1970. Vì không biết làm thế để phân chia cộng đồng giữa hai nước, các quan chức đã quyết định để đường biên giới đi qua làng.
Đường biên giới chạy cắt ngang ngôi nhà của trưởng làng, dẫn đến câu chuyện trưởng làng ăn tối ở Ấn Độ nhưng lại ngủ ở Myanmar
Nằm xa khỏi sự ảnh hưởng của nền văn minh hiện đại, Longwa trở thành một không gian văn hóa lịch sử, lưu giữ những ngôi nhà gỗ lợp tranh. Thế nhưng đâu đó vẫn xuất hiện những ngôi nhà bê tông lợp ngói thiếc mọc lên minh chứng sự thay đổi vẫn đang nhen nhóm nơi làng quê này.
Lê Nhàn
Theo Dantri/BBC
Siêu tên lửa Iskander-M của Nga thử lửa ở Viễn Đông Các đơn vị thuộc binh chủng lục quân của Nga vừa thực hành bắn tên lửa đạn đạo chiến thuật "Iskander-M" tại cuộc diễn tập quân sự ở khu vực Viễn Đông. Người đứng đầu lực lượng tên lửa và pháo binh của Lực lượng lục quân của quân đội Liên bang Nga - Thiếu tướng Michael Matvievskiy cho biết, diễn tập bắn...