Bài học kiểm soát Covid-19 thành công của New Zealand
Nhờ “hành động quyết liệt từ sớm” và kịp thời, New Zealand tránh được các đợt lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng sau khi ghi nhận biến thể Delta hiện diện.
Tháng 4 năm nay, khi tình hình dịch bệnh ở Australia và New Zealand lắng dịu, hai nước thiết lập bong bóng du lịch, theo đó biên giới được mở cửa cho du khách mà không cần áp dụng các biện pháp cách ly nghiêm ngặt.
Đến giữa tháng 6, sau khi ghi nhận một du khách người Australia nhiễm biến thể Delta, New Zealand nhanh chóng phản ứng, cách ly, xét nghiệm và phong tỏa. Trong số 2.609 người tiếp xúc vị khách du lịch, 93% có kết quả xét nghiệm âm tính. Tuy nhiên, do biến thể Delta có khả năng lây nhiễm mạnh gấp đôi so với chủng ban đầu, đảo quốc Nam Thái Bình Dương đã quyết liệt ngăn chặn đợt bùng phát.
Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến sự lây truyền của virus, yếu tố K thường bị bỏ qua. Đây là yếu tố quan trọng, thể hiện cách virus lây lan theo cụm và thông qua các sự kiện siêu lây nhiễm.
Bên cạnh đó, ta còn có số R. Trong khi R0 là số người trung bình lây nhiễm từ một người bị bệnh nếu không áp dụng biện pháp y tế, Re thể hiện số người nhiễm sau khi thực hiện các biện pháp như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và tiêm vaccine.
Theo các nghiên cứu ban đầu và mô hình về cách nCoV lan truyền, 10-20% người mắc Covid-19 có thể lây cho 80-90% tổng số ca nhiễm. Điều này đồng nghĩa chỉ một bộ phận nhỏ có thể gây ra phần lớn số ca Covid-19, khi họ tham gia các sự kiện siêu lây nhiễm.
Người dân xếp hàng bên ngoài một siêu thị ở Auckland hôm 17/8. Ảnh: AP
New Zealand đã thành công chặn Covid-19 và không có bất kỳ đợt bùng phát nào được biết đến nhờ vào các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát biên giới toàn diện. Điều này có nghĩa là bất kỳ cụm dịch hoặc chuỗi lây lan cộng đồng mới nào cũng cần một vài vòng lây để kích hoạt một đợt bùng phát. Song New Zealand đã quyết liệt không cho phép điều này xảy ra.
Video đang HOT
Điều này từng được chỉ ra trong một nghiên cứu công bố vào cuối năm 2020, trên tạp chí Nature Communications . Nghiên cứu theo dõi làn sóng lây nhiễm trong cộng đồng đầu tiên ở New Zealand, khẳng định hiệu quả của việc can thiệp nhanh chóng và nêu bật tầm quan trọng của yếu tố K. Số Re của cụm dịch lớn nhất ở New Zealand giảm từ 7 xuống 0,2 trong tuần đầu tiên kể từ khi phong tỏa. Tương tự, chỉ có 19% ca Covid-19 nhập cảnh vào New Zealand dẫn đến chuỗi lây nhiễm gồm nhiều hơn một trường hợp.
Hôm 18/8, nước này bắt đầu thực thi lệnh phong tỏa mức cao nhất trong ba ngày trên phạm vi toàn quốc sau khi giới chức phát hiện một ca nhiễm nCoV cộng đồng tại thành phố Auckland. Ca nhiễm được xác định là mang biến chủng Delta và đã lây cho 4 người khác, một trong số đó là y tá đã tiêm vaccine đầy đủ ở bệnh viện Auckland.
“Chúng tôi luôn có cách phản ứng, đó là hành động quyết liệt từ sớm. Điều này tốt hơn nhiều so với hành động nhẹ và kéo dài, dẫn tới phải phong tỏa dài hạn”, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho hay. Lệnh phong tỏa toàn quốc sẽ có hiệu lực trong ba ngày, trong khi biện pháp này sẽ được duy trì tại Auckland trong 7 ngày.
Chính sách chống dịch mạnh tay nhất thế giới với các lệnh phong tỏa tập trung cấp địa phương cho đến toàn quốc mỗi khi phát hiện ca nhiễm và chương trình truy vết tiếp xúc tinh vi đã giúp New Zealand tránh được những làn sóng Covid-19 tàn khốc, ngay cả với chủng Delta đang hoành hành toàn thế giới.
New Zealand hiện ghi nhận 2.926 ca nhiễm nCoV, trong đó 26 trường hợp tử vong. Đất nước 5 triệu dân từng được ca ngợi vì cách ứng phó dịch quyết liệt, gồm sớm đóng cửa biên giới với công dân nước ngoài và áp đặt lệnh cách ly chặt chẽ với người nhập cảnh. Tuy nhiên, tốc độ tiêm vaccine Covid-19 ở New Zealand khá chậm khi chưa đầy 20% dân số được tiêm chủng đầy đủ.
Thế giới đã ghi nhận 208.941.288 ca nhiễm virus SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 17/8, thế giới đã ghi nhận 208.941.288 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó 4.387.956 ca tử vong. Số ca đang điều trị là 17.249.685, trong đó có 107.407 ca trong tình trạng nguy kịch.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New York, Mỹ, ngày 20/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch trên thế giới, với 37.739.987 ca nhiễm và 638.830 ca tử vong. Theo kênh truyền hình CNN, Mỹ vẫn nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ mắc mới COVID-19 cao nhất thế giới, phần lớn là do số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở miền Nam nước này gia tăng khi nhiều bang chậm trễ trong việc tiêm chủng.
Theo Đại học Johns Hopkins, trong hơn 2 tuần đầu tiên của tháng 8, Mỹ đã ghi nhận trên 1,5 triệu ca mới, gấp hơn 3 lần so với số ca mới của 2 quốc gia đứng thứ hai và thứ ba trong danh sách này là Iran và Ấn Độ. Số ca mới trung bình trong 7 ngày tại Mỹ lên đến 135.000 ca, vượt xa các quốc gia khác.
Trong bối cảnh các bệnh viện bang đối mặt sức ép do sự gia tăng số ca mắc COVID-19, thống đốc bang Alabama (Mỹ) Kay Ivey đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp nhằm hỗ trợ các bệnh viện, phòng khám linh hoạt trong các quyết định về nhân sự và năng lực, cũng như tạo thuận lợi cho việc vận chuyển trang thiết bị và vật tư y tế.
Trước tình hình trên, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định hầu hết người Mỹ cần tiêm mũi nhắc lại sau 8 tháng hoàn tất tiêm chủng và kế hoạch tiêm nhắc lại sẽ bắt đầu từ giữa tháng 9 tới.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Auckland, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN
Do sự lây lan của biến thể Delta, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới.
Sau gần 6 tháng không xuất hiện ca mới, ngày 17/8, New Zealand đã ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên trong cộng đồng. Ca mắc mới COVID-19 nói trên được ghi nhận ở Auckland - thành phố lớn nhất của New Zealand. Hiện chưa xác định mối liên hệ giữa ca mắc này với các trường hợp nhập cảnh hoặc đã được cách ly. Ngay lập tức, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã ban bố một lệnh phong toả trên quy mô toàn quốc, bắt đầu có hiệu lực từ tối 17/8 và kéo dài trong 3 ngày. Riêng ở thành phố Auckland và vùng Coromandel lân cận, lệnh phong toả có hiệu lực trong 7 ngày.
Nhà chức trách Australia cũng cảnh báo nguy cơ số ca mắc mới COVID-19 tăng cao ở thành phố Sydney trong những tuần tới. Theo Thủ hiến bang New South Wales (NSW), bà Gladys Berejiklian, dự báo số ca nhiễm trong 2 - 3 tuần tới có thể tăng đáng kể. Bà Berejiklian kêu gọi mọi người đi tiêm chủng nhanh hơn để tăng tỷ lệ tiêm phòng đầy đủ ở người trưởng thành của bang này từ 27% lên 70%, nhấn mạnh khi đó "cuộc sống sẽ tự do hơn nhiều so với hiện nay".
Tại Đông Nam Á, Thái Lan đã ghi nhận thêm 239 ca tử vong do COVID-19 - mức trong ngày cao nhất kể từ trước tới nay tại nước này, đưa tổng số ca tử vong do dịch bệnh lên 7.973 ca. Thái Lan cũng ghi nhận thêm 20.128 ca mắc COVID-19, nâng tổng số bệnh nhân lên 948.442 người.
Mặc dù số ca mắc mới COVID-19 vẫn trên 20.000 ca/ngày, nhưng ngày 17/8 cũng là ngày thứ tư liên tiếp, số ca mắc mới duy trì đà giảm, làm dấy lên hy vọng rằng các biện pháp phong tỏa từng phần như hạn chế đi lại, đóng cửa các trung tâm mua sắm và áp đặt các lệnh giới nghiêm vào ban ngày và ban đêm tại những vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh có thể kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.
Nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh, Bộ Y tế Campuchia thông báo có thêm 15 tỉnh của nước này ban hành quy định bắt buộc đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội do có các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Bộ Y tế Campuchia kêu gọi giới chức các cấp có biện pháp để đảm bảo người dân đeo khẩu trang và giãn cách.
Ngày 17/8 là ngày thứ tư liên tiếp số ca mắc mới COVID-19 tại Campuchia tăng sau khi mở cửa biên giới với Thái Lan từ ngày 13/8. Campuchia ghi nhận thêm 14 ca tử vong và 556 ca mắc COVID-19, gồm 167 ca nhập cảnh và 389 ca lây nhiễm cộng đồng. Như vậy tính đến ngày 17/8, Campuchia phát hiện tổng cộng 86.597 ca mắc COVID-19, trong đó 81.918 người đã khỏi bệnh và 1.718 người tử vong.
Trong khi đó, Lào ghi nhận 207 ca mắc mới COVID -19, gồm 184 ca nhập cảnh được cách ly ngay và 23 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tính đến nay, Lào ghi nhận tổng cộng 10.648 ca mắc COVID-19, trong đó có 9 ca tử vong và 6.651 bệnh nhân bình phục. Cũng theo bộ trên, nước này đã phát hiện 2 ca nhiễm biến thể Delta trong số những người lao động Lào trở về nước từ các nước láng giềng.
Cùng ngày, Indonesia ghi nhận thêm 20.741 ca mắc COVID-19 và 1.180 ca tử vong, đưa tổng số ca mắc và tử vong tại nước này lên lần lượt là 3.892.479 và 120.013. Dù số ca mắc mới tại quốc gia Đông Nam Á này vẫn còn khá cao so với nhiều nước khác trong khu vực, song tình hình dịch bệnh đã có tín hiệu cải thiện khi tỷ lệ sử dụng giường bệnh tại bệnh viện được chỉ định chữa trị bệnh nhân mắc COVID-19 ở thủ đô của Indonesia hiện chỉ ở mức 27%, giảm 6% so với ngày 13/8. Tỷ lệ sử dụng phòng điều trị đặc biệt (ICU) tại thủ đô Jakarta cũng chỉ còn 51%, giảm 8% so với ngày 13/8.
Malaysia cũng ghi nhận thêm 19.631 ca mắc mới và 293 ca tử vong. Hiện tổng số ca mắc và tử vong tại nước này lần lượt là 1.444.270 và 13.077
Trong khi đó, Philippines ghi nhận thêm 10.035 ca mắc mới và 96 ca tử vong do COVID-19, đưa tổng số ca bệnh ở quốc gia Đông Nam Á này lên 1.765.675 ca, trong đó có 30.462 ca tử vong. Theo Thứ trưởng Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire, số ca mắc mới trung bình hằng ngày ở nước này đã lên tới gần 13.000 ca từ ngày 10-16/8.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại tỉnh Chiba, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước tình hình dịch bệnh chưa có dấu hiệu giảm bớt, ngày 17/8, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định đưa thêm 7 tỉnh vào danh sách áp dụng tình trạng khẩn cấp vì dịch COVID-19. Quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 20/8.
Hiện số ca mắc mới hằng ngày tại Nhật Bản đang ở mức "cực kỳ cao" trên toàn quốc, có một số ngày vượt ngưỡng 20.000 ca. Trong khi đó, nguồn lực y tế đang căng thẳng, đặc biệt là ở thủ đô Tokyo và các tỉnh lân cận. Cùng với việc mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp, Chính phủ Nhật Bản cũng quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 5 tỉnh khác tới ngày 12/9, đồng thời đưa thêm 10 tỉnh vào danh sách áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm. Như vậy, tình trạng khẩn cấp lần thứ 4 sẽ bao phủ 13 tỉnh, thành, trong khi khu vực phòng dịch trọng điểm sẽ mở rộng ra 16 tỉnh.
Kể từ giữa tháng 7 đến nay, dịch COVID-19 đã bùng phát dữ dội ở Nhật Bản. Ngày 17/8, số bệnh nhân COVID-19 nguy kịch ở Nhật Bản đã tăng cao kỷ lục lên 1.646 người, tăng 43 ca so với một ngày trước đó. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp số bệnh nhân nguy kịch lập mốc cao mới.
Iran cũng ghi nhận số ca mắc mới trong 1 ngày ở mức cao kỷ lục, với 50.228 ca, đưa tổng số ca mắc tại nước này lên 4.517.243. Cũng trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 625 ca tử vong, đưa tổng số ca tử vong tại nước này lên 99.108 ca. Trước tình hình trên, Iran đã đóng cửa toàn bộ các dịch vụ và cửa hàng không thiết yếu trong vòng 6 ngày, từ ngày 16/8.
Liên quan đến vaccine, Ủy ban tiêm chủng thường trực (STIKO) thuộc Viện Dịch tễ Robert Kock (RKI) của Đức đã khuyến nghị tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em và thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi vì lợi ích vượt trội hơn những nguy cơ về tác dụng phụ. STIKO nêu rõ: "Khuyến nghị này chủ yếu nhằm mục đích trực tiếp bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên trước dịch COVID-19 và các hệ luỵ về tâm lý xã hội liên quan đến dịch bệnh này". STIKO đồng thời phản đối việc đưa việc tiêm chủng như một điều kiện tiên quyết để cho phép trẻ em và thanh thiếu niên tham gia xã hội.
New Zealand áp đặt lệnh phong toả 3 ngày trên toàn quốc Ngày 17/8, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã ban bố một lệnh phong toả trên quy mô toàn quốc sau khi một ca mắc mới COVID-19 được phát hiện tại Auckland, thành phố lớn nhất nước này. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Auckland, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN Cụ thể, lệnh phong toả sẽ bắt...