Bài học đắt giá cho ông chồng Giám đốc vô tâm với cô vợ nội trợ
Tự nhiên Tuân rơi nước mắt. Giờ thì anh ấy đã hiểu: Chỉ cần bản thân giữ chặt dây, con diều nhất định vẫn là của anh.
01
Vợ chồng Tuân cưới nhau được 7 năm. Vợ anh là hoa khôi của trường Đại học nhưng lại chọn anh làm bến đỗ dù có bao vệ tinh khác vây quanh. Tuân tự hào lắm, anh lao đầu vào làm việc, xây dựng sự nghiệp dưới sự hậu thuẫn của vợ và cả gia đình nhà vợ.
Khi mọi thứ ổn dần anh mới quyết định có con, vì anh không muốn vợ khổ. Mới bầu được 3 tháng mà cô ấy ốm yếu động thai liên tục. Anh yêu cầu vợ nghỉ làm ở hẳn nhà để an dưỡng.
Thời gian đầu cô ấy cũng tự tìm niềm vui cho mình, đọc sách, trồng hoa. Đến khi con ra đời, cô ấy dần bận rộn hơn với vai trò mới.
Công việc của Tuân ngày càng khởi sắc, anh mở 1 công ty nhỏ dồn bao tâm huyết. Anh không tiếc tiền chi cho vợ con được hưởng thụ những thứ tốt nhất. Nhưng sự nghiệp khởi sắc đồng nghĩa với việc Tuân ăn cơm nhà ít hơn, thậm chí có tháng con chỉ được gặp bố vài lần.
Vợ anh cũng thay đổi tính nết, từ 1 cô gái hoạt bát năng động trở thành bà vợ lầm lì ít nói. Thời gian đầu cô ấy còn than thở, xin chồng hãy bỏ ra 1 nửa ngày chủ nhật đưa con đi chơi nhưng sau khi thấy chồng cáu gắt, cô tuyệt nhiên không đòi hỏi Tuân bất cứ thứ gì.
Tranh minh họa
Cho đến 1 ngày, trong khoảnh khắc thảnh thơi hiếm hoi anh phát hiện ra điều lạ: Cả tháng nay vợ anh không thở dài, không bắt chồng phải về sớm ăn cơm nhà nữa.
Cô ấy đang bận bịu với 1 thế giới mới của riêng mình, với niềm đam mê hội họa trước đây vì lấy chồng mà bị cắt ngang. Anh mừng thầm vì cuối cùng vợ mình cũng chịu “xé kén”, thoát khỏi sự ám ảnh của căn bếp góc vườn.
Và rồi hiện thực bỗng dưng ập đến quá phũ phàng khiến anh không còn sức để chống trả.
02
Hôm đó, cô giáo của con gái anh gọi điện nói bé ở lớp sốt nên muốn gia đình đón sớm. Anh hết gọi cho vợ, giúp việc rồi cả ông bà ngoại nhưng không 1 ai nghe máy. Trẻ con ốm sốt mè nheo chút cũng không phải việc lớn, để cho con bé học cách tự lập.
Video đang HOT
Nghĩ vậy anh lại tiếp tục công việc. Về đến nhà khá muộn nhưng tối om, không 1 bóng người. Vợ anh vẫn tắt máy. Tuân cuống quýt gọi cho cô giáo của con gái thì được biết bé đã được bà ngoại đón. Anh yên tâm đi tắm rửa và nghĩ rằng cứ để con cho bà chăm sóc sẽ tốt nhất.
Thế nhưng vợ anh rốt cuộc đã đi đâu cả ngày mà tắt máy? Bật laptop lên anh vô tình nhìn thấy bức ảnh vợ nắm tay 1 người đàn ông nào đó không lộ mặt. Trong mail còn 1 lá thư nội dung mùi mẫn mà Tuân không đủ kiên nhẫn để đọc hết. Tai anh ù đi, mặt nóng bừng, anh gọi cho vợ như điên dại. Sự sĩ diện và lòng tự tôn không cho phép anh chủ động hỏi danh tính người đàn ông kia.
Tranh minh họa
11h vợ anh mới về. Tuân chờ vài phút nhưng không thấy cô ấy có phản ứng gì là sợ hãi, anh hỏi dồn dập: “Cô đã đi đâu để con ốm sốt không đón? Cô làm cái gì mà giờ này mới vác mặt về? Tôi đi làm kiếm tiền cho cái gia đình này để cô có thời gian chơi bời à?”.
Cô ấy rót 1 cốc nước uống cạn, rất bình tĩnh thậm chí là lạnh lùng. Bình thường anh đi đến 1, 2h sáng nhưng toàn là vì công việc, có bao giờ vợ anh ra ngoài vào buổi tối đâu, nói gì nửa đêm mới về thế này.
Cuối cùng, lý do cô ấy đưa ra là vì không bằng lòng với việc anh bỏ bê cô ấy, không bằng lòng với sự vô trách nhiệm của anh với gia đình, lại càng không bằng lòng vì sự thiếu quan tâm, chăm sóc của anh dành những người thân nên cô ấy đã tìm 1 người khác thay thế anh làm những việc ấy.
03
Tuân đập tay xuống bàn, cảm giác giận giữ và cả sự thất bại nữa. Điều nực cười là người đàn ông trong bức ảnh đó chính là anh của 10 năm về trước. Giá anh kiên nhẫn 1 chút để đọc email ấy, để thấy hết những đau đớn, uất ức mà vợ anh phải chịu bao lâu nay.
Trong đoạn cuối email, vợ Tuân đã kể cho anh nghe 1 câu chuyện. Rằng có 1 đôi yêu nhau đang thả diều. Người đàn ông ví von anh ấy như sợi dây còn cô bạn gái là con diều. Cô ấy hỏi lý do thì anh ta giải đáp: “Bởi vì con diều dù bay cao đến đâu, chỉ cần dây còn ở đó, nó sẽ giữ chặt và con diều nhất định sẽ quay trở lại”. Trí nhớ kém đến mấy thì đến đây Tuân vẫn nhớ cậu bạn trai ngôn tình trong câu chuyện đó là anh.
Tự nhiên Tuân rơi nước mắt – nước mắt của đàn ông thật đắt giá. Giờ thì anh ấy đã hiểu: Chỉ cần bản thân giữ chặt dây, con diều nhất định vẫn là của anh.
Tranh minh họa
Tuân quyết định nói rõ lòng mình với vợ. Bao cảm xúc hỗn loạn, anh thừa nhận đã nợ vợ quá nhiều. Anh muốn bản thân mình được là con diều nhưng không muốn vợ giữ chắc dây.
Nhiều ông chồng muốn một con rối được gọi là vợ, xinh đẹp và ngoan ngoãn, một con rối khiến người khác phải ghen tị, 1 con rối chỉ biết nghe và làm theo yêu cầu, không phản kháng, không ồn ào.
Nhà tâm lý học Gottman đã nói trong cuốn “Happy Marriage”: “Sự thành công của một cuộc hôn nhân phụ thuộc vào việc bạn chọn cách giải quyết bao nhiêu vấn đề”.
Giá trị của một người vợ nội trợ là khi chính họ hiểu ra việc mình đang làm cũng là một sự nghiệp, và có thành tích đáng nể như đi làm bình thường. Và 1 người đàn ông bản lĩnh sẽ hiểu xứ mệnh của những cô vợ nội trợ là trái tim của những ngôi nhà.
Có những thất bại khi trở thành một người phụ nữ hiện đại và cũng có những thành công khi chấp nhận làm bà nội trợ. Điều quan trọng không phải là chúng ta đang ở vị trí nào mà người bạn đời có thấu hiểu được giá trị và vai trò của phụ nữ hay không.
Ở rể suốt 4 năm với nhà vợ, con rể sốc khi biết lý do thật sự của mẹ vợ khi quyết định gả con gái cho mình là gì
Nghe câu nói của mẹ vợ, Thái như sét đánh ngang tai. Người anh run lên bần bật. Vậy là suốt 4 năm qua, anh chẳng khác nào một quân cờ trong cuộc chơi của gia đình nhà vợ...
Thái là dân tỉnh lẻ lên Hà Nội học đại học. Dù tốt nghiệp với tấm bằng giỏi nhưng ra trường Thái vô cùng lận đận trong công việc. Vốn là người hiền lành, ít nói, ngại va chạm nên khi đi làm Thái luôn bị các đồng nghiệp bắt nạt. Hay nói cách khác anh luôn phải làm chân sai vặt của mọi người trong công ty.
Thời gian đầu, Thái cam chịu cho qua chuyện để những tháng thử việc được suôn sẻ nhưng anh càng nhịn thì mọi người càng lấn lướt, bắt nạt anh hơn. Vì vậy, cứ vài tháng, Thái lại phải nghỉ việc vì không thể chịu đựng được nữa.
Đến khi xin vào thử việc ở công ty chuyên về nội thất của gia đình bà Loan, Thái mới được "dễ thở" hơn chút. Anh có nhiều cơ hội để phát huy năng lực của bản thân và được bà Loan để ý tới.
Bà hay hỏi về gia cảnh nhà Thái. Khi biết Thái mồ côi bố mẹ từ sớm, được ông bà nội nuôi dưỡng thành người, bà Loan tỏ vẻ cảm phục nghị lực của chàng trai trẻ. Bà cũng luôn quan tâm, rủ Thái về nhà ăn cơm và ngỏ ý muốn gả con gái của mình cho anh.
Ảnh minh họa
Hoàn cảnh gia đình khó khăn lại chỉ là nhân viên quèn trong công ty nhưng lại được giám đốc "ưu ái", Thái cũng tự đặt ra nhiều câu hỏi. Thế nhưng, bà Loan luôn tạo cho anh sự gần gũi như người một nhà nên dần dần Thái cũng bớt tự ti và dần thu hẹp khoảng cách với gia đình bà.
Sau đó, bà Loan bỗng đặt vấn đề muốn Thái về làm con rể vì con gái mình đã ưng anh nhưng với điều kiện Thái phải ở rể nhà bà.
Nghe xong, Thái cảm thấy sốc vì bản thân và con gái giám đốc chưa có mối quan hệ yêu đương, chỉ là quen biết sơ sơ, vậy mà bà Loan lại có quyết định như vậy.
Bà Loan giải thích, bà chỉ có cô con gái duy nhất và không muốn xa con. Và với hoàn cảnh của Thái, việc ở rể cũng không phải là điều gì khó khăn.
Cả đêm hôm đó, Thái đã suy nghĩ rất nhiều. Dù anh chưa có tình cảm với con gái giám đốc nhưng việc trở thành rể bà Loan đồng nghĩa với việc anh sẽ có chỗ đứng trong công ty. Nghĩ vậy, Thái bèn lấy hết dũng khí để chấp nhận lời đề nghị của người phụ nữ quyền lực này.
Chỉ vỏn vẹn nửa tháng sau, hôn lễ đã được tiến hành. Thái cũng tự hứa sẽ nắm bắt cơ hội này để tạo đà phát triển trong sự nghiệp của mình.
Sau khi kết hôn 1 tháng, Vy - vợ Thái thông báo có bầu. Thái càng mừng vì đứa con này sẽ củng cố địa vị của mình đối với nhà vợ giàu có.
Tuy nhiên, cuộc sống ở rể của Thái cũng chẳng dễ dàng gì. Vy vốn tính tiểu thư con nhà giàu nên rất khó chiều, hay khinh thường chồng nhưng vì đang sống cùng bố mẹ vợ nên Thái đành phải nhẫn nhịn.
Trong khoảng thời gian ở rể, Thái tự dặn mình phải bỏ qua sĩ diện, chịu mang tiếng ăn bám nhà vợ vì sự nghiệp. Anh cũng luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi việc ở công ty để ghi điểm trước mặt bố mẹ vợ, để ông bà tin tưởng, giao cho anh quản lý công ty.
Thế nhưng, suốt 4 năm qua, Thái chỉ là một trưởng phòng kinh doanh nhỏ, mang tiếng có chức sắc nhưng thực chất không hề có quyền hành gì, vẫn chỉ là làm công ăn lương như những nhân viên bình thường khác trong công ty.
Ở nhà luôn phải nhẫn nhịn, đến công ty cũng không có tiếng nói, dần dần Thái đâm ra chán nản. Anh hay lấy cớ đi tiếp đối tác để mượn rượu giải sầu, giải tỏa những ấm ức mà mình phải chịu trong thời gian qua.
Nhận thấy con rể có nhiều điểm khác thường, bà Loan bắt đầu có những toan tính riêng. Hôm đó, bà gọi con gái sang phòng nói chuyện. Cùng lúc ấy, Thái có việc đi qua nhà nên ghé về một chút và vô tình nghe được đoạn hội thoại của hai mẹ con bà Loan.
" Mẹ thấy thằng Thái dạo này rất khác, chắc nhà mình không thể kìm nó được nữa rồi. Ngày ấy, mẹ đã chọn nó để hợp thức hóa cho cho đứa con trong bụng của con vì thấy nó hiền lành, chịu ở rể để mẹ kiểm soát. 4 năm qua, nó cũng đã làm tròn vai của mình rồi. Giờ có lẽ phải kết thúc mọi việc thôi. Mẹ sẽ tìm cho con một người chồng khác", bà Loan nói.
Nghe đến đây, Thái như bị sét đánh ngang tai. Người anh run lên bần bật. Hóa ra khi ấy, bà Loan muốn anh về làm con rể là để anh "đổ vỏ" và hợp thức hóa cái thai trong bụng của con gái bà.
Thái đứng chôn chân giữa nhà, càng nghĩ càng thấy sốc. Đứa con mà anh yêu thương suốt thời gian qua hóa ra chẳng hề có mối quan hệ máu mủ gì với mình. Và suốt 4 năm qua, anh chẳng khác nào một quân cờ trong cuộc chơi của gia đình họ. Giờ thấy anh hết giá trị lợi dụng, họ bàn cách hất anh đi.
Thái muốn gào lên nhưng giờ anh gào cũng vô ích. Anh oán trách số phận trớ trêu và tự trách bản thân mình ngày đó nhẹ dạ ham hư vinh để bị người khác lợi dụng. Vậy là 4 năm sống trong nhục nhã của anh đổi lại vẫn là một số 0 tròn tĩnh. Giờ đây, anh đã mất tất cả...
Con gái chủ vựa hải sản nên duyên cùng "thiếu gia nhà nông" "Mẹ mình thì siêu nhõng nhẽo, ba lại cưng chiều mẹ từng ly từng tí. Mẹ mà bệnh là ba như bác sĩ vậy, lo thuốc thang đủ thứ", Huỳnh Giao kể. Đám cưới 600 khách mời cách đây 29 năm Trong ký ức của nhiều người, tuổi trẻ của bố mẹ mình thật sự khó khăn. Chắc hẳn các bạn trẻ từng...