Bài dự thi Nhớ thương mùi Tết: Thơm nồng hương kiệu
Nhớ cái nắng ấm áp của mùa xuân mà mớ kiệu tươi thêm nồng đượm hơn. Cái mùi hương kiệu thoang thoảng hòa cùng mùi nắng xuân ấm áp không lẫn vào đâu được.
Mùa xuân mới lại về trên quê hương tôi. Một mùa xuân an lành, nồng ấm tình thân. Nhắc đến Tết, người ta thường nghĩ đến chợ hoa rộn ràng, những phong bao lì xì mừng tuổi mới, đòn bánh tét nóng hổi đêm giao thừa hay cành mai khoe sắc trước hiên nhà. Riêng tôi, mỗi khi mùa xuân đến thật gần tôi lại thấy nhớ một món ăn dân dã bình dị cùng mùi hương nồng nàn trong kí ức đó là món dưa kiệu.
Xuân mang đến sự xanh tươi của các loại rau, mùi thơm lừng của các loại bánh trái, sự dịu dàng của khí trời, nụ cười tươi của con trẻ, mùi kiệu nồng nàn trong gió. Ở không gian nhộn nhịp của phiên chợ Tết có một góc bán kiệu, phảng phất mùi nồng cay riêng biệt không lẫn vào đâu được. Kiệu được chế biến thành nhiều món ăn ngon trong ngày Tết, nhưng phổ biến nhất là làm dưa.
Theo mẹ chăm hoa. Ảnh: Mỹ Liên.
Những ngày giáp Tết dù bận rộn thế nào các bà nội trợ lại tất bật với công việc mua kiệu tươi về làm mấy hủ dưa ăn dần đỡ ngán thịt. Việc làm dưa kiệu không cầu kì mất nhiều công sức như nấu bánh tét, làm mứt, đỗ bánh. Cũng như bao người dân ở các vùng quê khác, người dân quê tôi cũng thích ăn món dưa kiệu trong dịp tết xuân về gia đình đoàn viên.
Trong các công đoạn làm kiệu có lẽ công việc lặt kiệu là đông vui, nhộn nhịp nhất. Người lớn cùng trẻ con quây quần vừa lặt kiệu vừa trò chuyện rôm rả, thi vị trong những ngày cuối năm. Má tôi vừa lặt vừa chỉ dẫn chị em cách lặt cho đúng. Bà móm mếm nhai trầu vừa kể chuyện cho chúng tôi nghe. Đó là sự tích cây kiệu.
Ngày xưa có một nàng công chúa yêu thích việc trồng trọt. Nàng tên là Kiệu. Một ngày kia trong lúc thăm ruộng nàng phát hiện ra một loài cây lạ nên đêm về trồng. Khi cây có củ, nàng đem củ ngâm với dấm cùng với nước ngọt của cây trái. Vài ngày sau, củ không còn mùi ngái khó chịu mà phảng phất mùi thơm nồng. Nàng Kiệu đã dâng lên vua cha món kiệu ăn kèm với bánh chưng xanh. Vua cha nếm thử và rất thích, củ có độ giòn, trắng ngọt không có vị hăng nên đã ra lệnh trồng phổ biến loại cây này tên là kiệu theo tên của nàng công chúa.
Má bảo muốn làm món dưa kiệu ngon thì khâu chọn lựa kiệu rất quan trọng. Củ kiệu có kích thước không quá to quá nhỏ mới cho được những củ kiệu ngon. Kiệu rửa qua hai nước cho bớt cay nồng, ngâm qua nước muối hoặc phèn chua, rửa sạch để ráo nước rồi mới sang phần ướp gia vị. Đường và một chút muối cho vào thau kiệu, trộn đều tay. Má không cho dấm vào kiệu vì nước kiệu sẽ bị đục, kiệu mất đi độ ngon, giòn cần thiết. Cách tẩm ướt cầu kì như vậy phải chờ từ 1 đến 2 tuần mới thưởng thức và để lâu hơn. Kiệu càng để lâu càng chua và thấm vị. Kiệu sau khi ngấm gia vị thì mang ra phơi nắng 2 ngày. Nhớ cái nắng ấm áp của mùa xuân mà mớ kiệu tươi thêm nồng đượm hơn. Cái mùi hương kiệu thoang thoảng hòa cùng mùi nắng xuân ấm áp không lẫn vào đâu được. Phải phơi đủ nắng thì kiệu thành phẩm mới ngon, giòn. Kiệu phơi xong má khéo léo vào hủ, ăn kiệu không chỉ cần ngon, giòn thấm vị mà cần kĩ lưỡng trong công đoạn xếp từng củ kiệu tươi vào trong hủ.
Video đang HOT
Qua bàn tay khéo léo của con người, kiệu đã trở thành món ăn truyền thống đặc trưng trong dịp tết, góp phần làm phong phú thêm ẩm thực Tết. Món ăn đơn giản này đã gói trọn cả hồn dân tộc vì từ Bắc chí Nam hầu như nhà nào cũng làm kiệu để dành ăn dần trong Tết. Chén kiệu ngon như tấm lòng thơm thảo của con người và sự nồng nàn của tình thân trong ngày Tết.
Chợ Tết vùng quê. Ảnh: Mỹ Liên.
Trong bữa cơm ngày xuân luôn có sự hiện diện của chén kiệu được bày biện trang trí đẹp mắt. Khi ăn nhiều thịt cá, bánh mứt thì những món muối chua như kiệu lại rất được ưa thích, chút dưa kiệu làm cho món ăn ngon hơn và phần nào đỡ ngán. Cách ăn kiệu mỗi miền cũng khác nhau: miền Bắc ăn kèm với bánh chưng, thịt nấu đông; miền Trung và Nam thì ăn kèm với tôm khô, bánh tét, thịt muối, canh khổ qua.
Từ từ nhấm nháp hương vị kiệu chua chua ngọt ngọt, thưởng thức bữa cơm đoàn viên đầu năm với những món ăn truyền thống mà lòng ấm áp, hạnh phúc vô biên. Rồi những ngày tết qua đi, các con lại sửa soạn lên đường làm ăn thì má không quên bỏ vào hành lí các con hủ dưa kiệu thơm ngon. Dường như ai cũng mang theo cái Tết đã qua thật ngọt ngào gói ghém tình thương yêu của gia đình trong hương kiệu nồng nàn. Lời hẹn tết sau con sẽ về để thưởng thức những món ăn quê hương.
PHẠM THỊ MỸ LIÊN
(Điện Bàn, Quảng Nam)
Theo thegioitiepthi
Củ niễng - đặc sản quê tính tiền theo củ đang "cháy hàng" trên chợ online, được chị em săn đón ráo riết
Một năm chỉ có một vụ niễng kéo dài chừng 1 tháng. Đó chính là lý do củ niễng đang trở thành đặc sản được nhiều người ưa thích và săn đón đến thế!
Vài năm gần đây, nhưng thứ rau củ, nông sản vùng miền trước giờ ít được để ít đang trở thành mốt, thành đặc sản được nhiều người săn đón. Điểm lại có thể kể ra những cái tên như rau sắng, rau mầm đá... Và vào cữ thu đông này, miền Bắc đang rất hot một đặc sản tên mang tên "củ niễng".
lamchame
Củ niễng là đặc sản của vùng Nam Định, thường chỉ rộ lên khoảng 1 tháng vào dịp cuối tháng 10, đầu tháng 11. Củ niễng thoạt nhìn khá giống củ sả nhưng to gấp 3, 4 lần. Củ niễng hiện tại được bán theo bó, mỗi bó 10 củ với giá trung bình 30 đến 35 ngàn đồng. Khi ăn phải bóc từng lớp vỏ chỉ lấy lớp non trong cùng. Củ niễng sơ chế xong trắng phau, múp míp, nhìn rất đã mắt. Khi ăn chỉ cần thái vát thành lát mỏng đem xào.
Trung bình một bó niễng kèm thịt bò, trứng là đủ một đĩa xào cho gia đình 3, 4 người. Còn nếu muốn ăn niễng xào không, có lẽ phải 2, 3 bó mới đủ ăn cho thỏa. Theo mẹo của các bà nội trợ, nên chọn niễng mập củ thì lúc chế biến sẽ được dôi hơn. Thêm vào đó, củ niễng bên trong ít chấm đen được cho là non, ngọt và giòn hơn.
Trần Thu Trang
Đoàn Việt Dũng
Củ niễng có thể xào là món ăn dân dã, dễ làm. Các món xào phổ thông nhất phải kể đến củ niễng xào thịt bò, xào thịt lợn hay xào trứng. Có gì đâu, một bó niễng chừng 10 củ mập thái lát mỏng xào với lạng thịt bò là được ngay đĩa xào lạ miệng, thơm ứa nước miếng.
Sang hơn, cầu kỳ hơn chính là củ niễng xào cùng rươi và lá gấc non. Món này làm khá cầu kỳ, nguyên liệu cũng đa dạng, nào niễng, nào rươi, thịt trứng, hành tây và các loại rau gia vị như hành hoa, thì là, lá gấc non... nhưng vô cùng bõ công. Đĩa niễng xào rươi nóng hổi, thơm lừng, ăn bùi bùi, giòn giòn thực sự ngon khó cưỡng nổi.
nguyenmai.quyen.1
phunuvietnam
Có một sự thật khá thú vị đó là niễng vốn là một loại cây lương thực. Niễng trông giống lau, sậy, mọc ở dưới nước hay ở đất nhiều bùn, cao tới 1 - 2,5 m; cây cũng trổ bông, có hạt nấu cơm ăn được, nên hạt của nó từng là loại lương thực quan trọng ở Trung Quốc cổ đại. Tuy vậy niễng dễ thường bị một loài nấm than nhiễm vào mầm ngọn. Những cây bị nhiễm nấm sẽ không thể trổ bông kết hạt mà sẽ phình ra thành củ niễng được săn đón như ngày nay.
Tính ra, củ niễng không rẻ nhưng để thưởng thức một đặc sản thì giá này không hề đắt đỏ. Bữa cơm thường ngày, có thêm đĩa củ niễng xào bỗng nhiên đặc biệt hơn hẳn. Thế nên nếu bạn chưa thưởng thức món này bao giờ thì hãy thử ngay đi nhé, vì mùa của niễng vốn rất ngắn mà thôi.
Theo Helino
Độc đáo với phong cách ăn uống theo mùa ở Nhật Bản Lối ăn uống của người Nhật không ngừng thay đổi theo mỗi mùa. Sau đây là danh sách các món ăn gắn với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở Nhật Bản. Mùa xuân: Những món ăn mang hương vị mùa xuân Nhật Bản bao gồm cơm nghêu (asari gohan), măng tươi, cải xuân và đặc biệt là các món bánh ngọt làm...