Bãi bỏ điều kiện khuyến khích mua bán nợ
Dù không lấy ý kiến doanh nghiệp trong việc rà soát, sửa đổi điều kiện kinh doanh (ĐKKD) trong lĩnh vực ngân hàng, nhưng cuối tuần qua, Phòng Thương mại mại-Công nghiệp Việt Nam ( VCCI) vẫn có văn bản gửi NHNN đề nghị bổ sung quy định bỏ hoàn toàn các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ mua bán nợ tại Nghị định 69/2016/NĐ-CP vào bản dự thảo nghị định sửa đổi các ĐKKD mà NHNN đang dự thảo.
Lý do trong bối cảnh Chính phủ đang thúc đẩy cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa về ĐKKD và danh mục tại Luật Đầu tư là danh mục ngành nghề mà Chính phủ có thể quy định ĐKKD chứ không phải bắt buộc phải quy định về ĐKKD.
Đặt DDKKD là chưa phù hợp
Một cán bộ của Ban Pháp chế (VCCI), cho biết, tại thời điểm xây dựng Nghị định 69, VCCI đã nhiều lần có ý kiến về việc không nên xác định dịch vụ mua bán nợ là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Bởi lẽ, theo Điều 7.1 Luật Đầu tư 2014, ĐKKD được áp dụng đối với các ngành nghề nhất định “vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”.
Đối với “dịch vụ mua bán nợ”, ban soạn thảo chưa chỉ ra được mối liên quan nào giữa hoạt động kinh doanh này với những mục tiêu công cộng cần phải bảo vệ thông qua các điều kiện kinh doanh như liệt kê tại Luật Đầu tư (cả dịch vụ mua bán nợ hoặc một số hoạt động nào đó trong dịch vụ mua bán nợ).
Mua bán nợ là giao dịch trong đó các quyền và nghĩa vụ đối với một khoản nợ được chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác. “Nợ” trong trường hợp này bao gồm tất cả các khoản nợ hình thành trong các giao dịch khác nhau, và vì thế trong giao dịch mua bán nợ, đây chỉ là một loại “hàng hóa” để mua bán thông thường. Chủ thể của giao dịch mua bán nợ trong trường hợp này có thể là bất kỳ chủ thể kinh doanh nào (trừ các chủ thể chuyên nghiệp như các tổ chức tín dụng, các công ty chứng khoán…đã được loại trừ).
Toàn bộ giao dịch không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ hay khoản nợ, mà chỉ thay đổi chủ thể thực hiện nghĩa vụ đó. Như vậy, cả chủ thể giao dịch lẫn đối tượng giao dịch đều không có ảnh hưởng nào tới các lợi ích công cộng được liệt kê trong Điều 7.1 Luật Đầu tư.
Video đang HOT
Trường hợp một chủ thể chuyên kinh doanh hoạt động mua bán nợ (thực hiện thường xuyên, liên tục các giao dịch mua bán nợ) thì hoạt động của chủ thể này cũng chỉ là gia tăng tần suất các giao dịch, còn trong tổng thể thì tác động của các hoạt động mua bán nợ của các chủ thể chuyên kinh doanh hoạt động mua bán nợ đối với các lợi ích công cộng cũng không thay đổi.
Ngoài ra, cần chú ý rằng trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư thì ngành nghề kinh doanh liên quan là “dịch vụ mua bán nợ” chứ không phải hoạt động mua bán nợ (kể cả khi hoạt động này được thực hiện với tần suất cao, bởi chủ thể chuyên trực tiếp thực hiện việc mua bán nợ – ở đây không có “dịch vụ” nào được cung cấp, mà chỉ có việc mua bán trực tiếp giữa các chủ thể).
Liên quan tới giao dịch mua bán nợ, có thể có một số hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp như: dịch vụ môi giới mua bán nợ, dịch vụ sàn giao dịch mua bán nợ và dịch vụ tư vấn mua bán nợ… Các hoạt động này giúp cho việc thúc đẩy và tăng hiệu quả của các hoạt động mua bán nợ, và là hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp của các chủ thể nhất định nhằm thu lợi nhuận. Và vì vậy đây có thể coi là ngành nghề kinh doanh “dịch vụ mua bán nợ”.
Tuy nhiên, bản thân các dịch vụ này chỉ giúp hỗ trợ cho giao dịch mua bán nợ, và khi giao dịch mua bán nợ không ảnh hưởng gì tới lợi ích công cộng thì các dịch vụ hỗ trợ giao dịch mua bán nợ cũng không có khả năng tác động tới các lợi ích công cộng.
Từ các lập luận trên, theo VCCI, việc coi “dịch vụ mua bán nợ” là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện dường như là chưa phù hợp với tinh thần của Luật Đầu tư năm 2014, đặc biệt liên quan tới hoạt động mua bán nợ.
Nên hạn chế hay khuyến khích hoạt động mua bán nợ?
“Nợ” là loại hàng hóa đặc biệt và không phải ai cũng muốn mua vì thực tế chỉ ra rằng, đòi nợ chưa khi nào là dễ dàng. Vì vậy, việc một chủ thể đứng ra chấp nhận mua một khoản nợ, chấp nhận những rủi ro về mình (có thể không đòi được nợ, phát sinh những tranh chấp từ khoản nợ) thì tại sao lại phải ràng buộc quá nhiều điều kiện để họ có thể mua được khoản nợ đó? Hơn nữa, dưới góc độ thị trường cần các chủ thể mua những khoản nợ để khơi thông các dòng vốn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nói riêng và môi trường kinh doanh nói chung.
Theo VCCI, hiện Chính phủ đang thúc đẩy cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa về ĐKKD thì nên bỏ hoàn toàn quy định ĐKKD tại Nghị định 69. Trường hợp hiểu rằng danh mục tại Luật Đầu tư là danh mục bắt buộc phải quy định ĐKKD thì cần kiến nghị loại bỏ hoạt động này ra khỏi danh mục và sửa đổi các quy định về ĐKKD đối với dịch vụ này theo hướng đơn giản, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
Cụ thể, đó là bỏ điều kiện “có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng”. Bởi lẽ, hoạt động dịch vụ này không có tính đặc thù về vốn pháp định. Hơn nữa, điều kiện về vốn với mức vốn quá lớn như vậy là cản trở rất lớn đối với các doanh nghiệp muốn tham gia vào lĩnh vực này.
Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ cũng tương tự như trên, đề nghị bỏ các điều kiện về “có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 500 tỷ đồng”; “Đã hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ ít nhất 1 năm và mức doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ của năm liền kề trước năm thực hiện kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch tối thiểu là 500 tỷ đồng”…
Theo Quang Minh
Sài Gòn Đầu Tư
Đề xuất bỏ hơn 60% nhóm hàng kiểm tra chuyên ngành nông nghiệp
Theo yêu cầu tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, Bộ NN&PTNT cần cắt giảm 125 nhóm sản phẩm hàng hóa. Theo Bộ NN&PTNT, sau khi rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, hiện nhóm mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ còn 118 nhóm sản phẩm hàng hóa.
Hiện còn 118 nhóm mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Theo Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT có 7.698 dòng hàng thuộc 251 nhóm sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, bao gồm: Hàng hóa thuộc diện kiểm dịch 53 nhóm sản phẩm; Hàng hóa thuộc diện kiểm tra chất lượng 104 nhóm sản phẩm; Hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm 94 nhóm sản phẩm.
Sau khi Bộ NN&PTNT tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, hiện nhóm mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ còn 118 nhóm sản phẩm hàng hóa. Để tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, Bộ NN&PTNT đề xuất loại 152 nhóm hàng hóa, sản phẩm khỏi Danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, số lượng này tương đương với 60,6% tổng số nhóm hàng phải kiểm tra chuyên ngành hiện nay.
Trong đó, nhóm kiểm dịch, lược bỏ 37/53 nhóm; nhóm kiểm tra chất lượng, lược bỏ (bỏ không kiểm tra hoặc gộp vào nhóm hàng khác) 87/104 nhóm; nhóm kiểm tra an toàn thực phẩm, lược bỏ (chủ yếu là gộp vào nhóm mặt hàng khác hoặc trùng mặt hàng kiểm tra) 44/94 nhóm.
Về rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành, Bộ NN&PTNT cho hay, Bộ hiện có 64 thủ tục hành chính liên quan tới kiể tra chuyên ngành. Cụ thể, lĩnh vực kiểm dịch có 23 thủ tục; kiểm tra chất lượng hàng hóa có 30 thủ tục; kiểm tra an toàn thực phẩm có 11 thủ tục.
Các thủ tục hành chính được Bộ đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa tập trung vào đơn giản hóa, lược bỏ một số giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu thực hiện; đơn giản hóa trình tự thực hiện; giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện gộp một số thủ tục hành chính có liên quan chặt chẽ trong chuỗi trình tự thực hiện của cơ quan nhà nước nhằm giảm thời gian thực hiện; thực hiện quản lý hàng hóa theo phương thức quản lý rủi ro; giảm tần suất lấy mẫu lô hàng...
Để cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu, cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; cải cách toàn diện quy định về quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên ngành của lĩnh vực NN&PTNT.
Trong đó, tiếp tục rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ 50% số điều kiện kinh doanh đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thay đổi căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành, thực hiện trên cơ sở quản lý rủi ro; dựa trên mức độ tuân thủ của doanh nghiệp; tăng cường việc công nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp; đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành; điện tử hoá thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành...
Theo Đỗ Hương
Chinhphu.vn
USD ngân hàng và thị trường tự do bật tăng mạnh trở lại Tỷ giá tại các ngân hàng và trên thị trường tự do cùng tăng mạnh, giá bán USD "chợ đen" lại vượt 23.400 VND/USD. Sau 2 ngày có dấu hiệu hạ nhiệt, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng và thị trường tự do trong hôm qua rục rịch tăng từ đầu giờ sáng, đến cuối ngày đã tăng khoảng 40-60 đồng....