Bãi biển quyến rũ nhất hành tinh ở Đà Nẵng bị xả thải gây ô nhiễm
Tại Đà Nẵng, tuyến biển Nguyễn Tất Thành có 29 cửa thải, còn ở tuyến Hoàng Sa-Trường Sa có 16 cửa thải gây ô nhiễm.
Tại phiên chất vấn của HĐND TP Đà Nẵng chiều 10/8, Giám đốc Sở Tài nguyên Lê Quang Nam nhận được nhiều ý kiến về tình trạng cống xả thải trực tiếp ra bãi biển Nguyễn Tất Thành.
Ông Nam cho biết tình trạng cống thải bao vây bãi biển Nguyễn Tất Thành như báo chí phản ánh thời gian qua là chính xác, đồng thời thừa nhận tuyến biển đường Hoàng Sa-Trường Sa cũng bị tương tự.
Nhiều cống xả thải trực tiếp ra bãi biển Nguyễn Tất Thành gây ô nhiễm. Ảnh:Nguyễn Đông.
Theo ông Nam, tuyến biển Nguyễn Tất Thành có 29 cửa thải, còn ở Hoàng Sa-Trường Sa có 16 cửa thải ra biển gây ô nhiễm. “Xả thải ra tự nhiên như vậy không chỉ gây ô nhiễm, mà còn làm mất vẻ mỹ quan, ảnh hưởng lớn đến du lịch. Việc này đã tồn tại nhiều năm nay”, ông Nam nói thêm.
Lý giải về nguyên nhân, ông Nam cho biết hệ thống xả thải của thành phố đang gộp cả nước thải sinh hoạt và nước mưa, vì vậy không thể gom hết nước thải khi trời mưa. Việc khắc phục cũng tạm bợ bằng cách dùng chế phẩm khắc phục mùi, san lấp lại mặt bằng sau khi bờ biển bị xé toang vì xả thải.
Video đang HOT
Về lâu dài, tuyến biển Nguyễn Tất Thành vẫn còn đoạn từ đường Trần Đình Tri đến bãi biển Nam Ô chưa thu gom được nước thải. Nếu thu gom triệt để và vận hành đúng quy trình thì tất cả nước thải sẽ được bơm về thành phố, đảm bảo khi mưa xuống không còn tình trạng lẫn nước mưa và nước thải gây ô nhiễm.
Bãi biển Mỹ Khê hàng ngày thu hút hàng nghìn người dân và du khách ra tắm biển. Ảnh: Nguyễn Đông.
Theo ông Nam, tuyến Hoàng Sa-Trường Sa từ Sơn Trà đến Ngũ Hành Sơn đang có 2 dự án xử lý nước thải nhưng thiết kế cửa xả chưa hợp lý, xả thẳng ra biển. “Mong các vị đại biểu HĐND hiến kế cho thành phố, để làm sao thiết kế cửa xả tránh được hiện tượng mỗi lần mưa lớn là xé toang bãi biển”, ông Nam đề nghị.
Ngắt lời ông Nam, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho rằng việc thiết kế cửa xả là trách nhiệm của Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Xây dựng. “Các sở chuyên môn phải làm việc đấy, làm sao cho đẹp, đúng kỹ thuật. Giờ có hỏi tôi cũng không biết biết vì không có chuyên môn”, ông Xuân Anh nói.
Bí thư Đà Nẵng khẳng định thành phố du lịch không thể để xả thải trực tiếp ra biển. “Việc xả thải ra biển người dân đang bức xúc ghê lắm. Mình thấy thực trạng thì phải có giải pháp. Đà Nẵng đã đầu tư rất nhiều tiền của rồi, ba bốn trăm triệu đô la để xử lý nước thải mà vẫn ô nhiễm”, ông nói.
Tuyến biển Hoàng Sa – Trường Sa trải dài từ bán đảo Sơn Trà đến quận Ngũ Hành Sơn, trong đó có bãi biển Mỹ Khê. Năm 2013, bãi biển Mỹ Khê được tạp chí kinh tế hàng đầu của Mỹ Forbes bình chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh nhờ bãi cát dài và phẳng, ánh nắng và mức sóng phù hợp cho việc chơi các môn thể thao, đảm bảo an toàn cho du khách.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Bị phạt 270 triệu đồng, lò mổ lớn nhất Đà Nẵng vẫn lén xả thải
Chưa đầy một tháng sau khi bị UBND TP Đà Nẵng xử phạt hơn 270 triệu đồng vì xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật, trung tâm chế biến gia súc, gia cầm tiếp tục bị bắt quả tang lén xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Ngày 2/8, cơ quan chức năng quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) kiểm tra, yêu cầu Trung tâm chế biến gia súc, gia cầm Đà Nẵng (đóng tại phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) phải khắc phục việc xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Nhiều ngày qua, các hộ dân sống xung quanh Trung tâm chế biến gia súc, gia cầm Đà Nẵng phải hít thở bầu không khí ô nhiễm. Khoảng 13h0 chiều 1/8, người dân "bắt quả tang" lò mổ này lén bơm xả nước thải có màu xanh, bốc mùi thối và thải ồ ạt từ một đường ống đấu nối vào bể chứa thải, nên báo cơ quan chức năng.
Lò mổ lớn nhất Đà Nẵng tiếp tục xả lén nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Ảnh: N.Đ.
Đại diện chính quyền địa phương, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Liên Chiểu, cùng cảnh sát môi trường đã tới lập biên bản vi phạm với hành vi xả thải, đồng thời tạm giữ máy bơm.
Tiếp tục kiểm tra ngày 2/8, lực lượng chức năng phát hiện nước thải rò rỉ, chảy ra bên ngoài, dù phía lò mổ đã ngăn dòng chảy bằng các rọ đất. Do đó, lò mổ bị yêu cầu phải bịt cống xả thải bằng bê tông, trong khi chờ nâng cấp hệ thống xử lý nước thải.
Trung tâm chế biến gia súc, gia cầm Đà Nẵng thuộc Công ty cổ phần Procimex Việt Nam. Đầu tháng 7, UBND TP Đà Nẵng đã ra quyết định xử phạt trung tâm này hơn 270 triệu đồng vì xả nước thải vượt quy chuẩn kỷ thuật vào môi trường.
UBND TP Đà Nẵng cũng yêu cầu trung tâm xây dựng, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải và xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường, thời hạn thực hiện là 5 tháng, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt.
Ông Lê Duy Hòa, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Liên Chiểu, cho biết sẽ đề nghị thành phố đóng cửa trung tâm giết mổ này, nếu tái phạm việc xả thải gây ô nhiễm. "Công ty bị xử phạt mà vẫn tái diễn, ảnh hưởng đến người dân là không thể chấp nhận được", ông Hòa nói.
Lý giải việc xả thải ra môi trường, ông Dư Đức Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Procimex Việt Nam, nói do hệ thống xử lý nước thải đã lỗi thời, xuống cấp, trong khi số lượng gia súc, gia cầm giết mổ tại đây tăng gấp đôi từ 600 lên khoảng 1.200 con lợn/đêm dẫn đến quá tải, xử lý nước thải không đảm bảo.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Cả trăm con vịt chết sau khi ăn cá nổi trên sông Một đàn vịt của nông dân xã Giao An (Thanh Hóa) sau khi ăn phải những con cá chết trên sông Âm đã lăn ra chết. Cơ quan chức năng đã tiêu hủy và lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân. Sáng 30/7, ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Giao An (huyện Lang Chánh) cho biết, xã đang phối hợp với...