Bài 6: Những tiếng cười chộn rộn lòng chảo Điện Biên
Món quà mọn chỉ là bó măng rừng hay những búp ban mơn mởn… nhưng cũng đủ để rộn ràng thêm buổi chợ chiều trong lòng thành phố trẻ hôm nay.
Trong nắng chợ chiều, tôi gặp chị Lò Thị Hon ở Pe Luông nay là bản Mé xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, đi bán nông sản. Khi hỏi chị mỗi ngày bán được bao nhiêu, chị không trả lời mà chỉ cười rạng rỡ. Trong bộ váy áo cóm đặc trưng của đồng bào Thái, chị nhẹ nhàng dắt xe đạp ra về rồi nói với lại với khách hỏi, búp ban và hoa ban đều làm rau ăn được, đặc sản của Điện Biên đấy.
Chợ phiên vẫn thường diễn ra bên dòng Nậm Rốm lối đến với bản Pe Luông. Pe Luông những năm 1954 là nơi ác liệt, máu của bộ đội ta đã nhuốm vào lòng đất để cho hôm nay mùa ban thắm sắc hơn. Chỉ là chợ quê giản dị, nhưng lòng chảo Điện Biên dường như không thể vắng nó, bởi thiếu một ngày là vắng tiếng cười giòn tan, thiếu những món ăn dân dã của mùa nào thức ấy. Và điều quan trọng đã có tiếng gọi quê thì không thể vắng chợ thôn dã kiểu như vậy.
Có du khách trở về Điện Biên ngang qua chợ lòng chảo giản dị này, đã nảy nghĩ ra những câu hỏi sâu lắng, chẳng biết nụ cười của người con gái Thái làm nên mảnh đất hồn hậu hay mảnh đất hồn hậu tạc vào người con gái Thái nét chân phương. Câu hỏi chẳng dễ tách bạch song những gì gặp được từ mảnh đất này thì ai cũng đều hiểu mảnh đất kiên trung thường cho những loài hoa đẹp.
Chị Lò Thị Hon ở xã Thanh Hưng trong chợ chiều bên dòng Nậm Rốm
Một loại rau dại bán để cho gia cầm ăn
Đặc sản của Điện Biên không thể thiếu rau búp ban
Mùa này chợ phiên chủ yếu bán măng rừng
Những nụ cười thân thương khi gặp bạn bè
Măng đắng bày bán chợ chiều
Video đang HOT
Chiều nào chợ cũng họp nhưng cũng đủ món nông sản bình dân
Chợ họp trong vài tiếng ban chiều như thế cũng đủ phục vụ bữa ăn tối bình dân của muôn nhà trong lòng chảo
Người mẹ địu con hỏi mua bó tỏi. Tỏi Tây Bắc có thể sánh ngang tỏi Lý Sơn, Quảng Ngãi về độ cay thơm
Một hàng bán hến sông Nộm Rốm
Người đàn bà chít khăn trên đầu là cháu của một lính Pháp, sau khi giải phóng Điện Biên 1954 người lính thất trận đã bỏ lại tất cả ở Điện Biên rồi rút về nước
Sản vật bình dân và sạch
Đặc sản của đồng bào Thái ở Tây Bắc là cá nướng
(Còn nữa)
Bài 1: Bản tráng ca vang từ Pha Đin về thành phố hoa ban
Hoa ban hay con đèo Pha Đin lịch sử không chỉ đi vào thi ca mà đã trở thành biểu tượng của Tây Bắc.
60 năm, chiến tranh đã trải qua nhiều mùa hoa ban nở, song trong tâm trí những người của hôm nay vẫn mãi mãi ghi nhớ công ơn của những người con anh dũng hy sinh để làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Giờ những nơi ấy, những cung đường trở về nơi ấy - cung đường Tây Bắc thảm hoa ban đang dịp sung mãn, hương sắc loài hoa của đại ngàn đang hóa thân vào hồn đất Điện Biên như hòa vào niềm vui của tháng ngày lịch sử trọng đại.
Mỗi nẻo đường hướng về Tây Bắc đều chứa trong mình dấu ấn lịch sử oai hùng, và mỗi khi trải nghiệm đến địa danh, ngọn núi hay cung đường... về Điện Biên đều làm khơi dậy một cảm giác đặc biệt, đó là cảm giác tự hào và biết ơn, hùng vĩ và trữ tình.
Pha Đin, tên một con đèo huyền thoại trên QL 6 nối giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên khiến cho mỗi người từng qua đó phải nể phục ý chí của thế hệ đi trước. Và giờ nó vẫn hiên ngang như hối thúc kỷ niệm của những đoàn CCB từng kinh qua cuộc chiến mỗi khi trở về Điện Biên thăm lại chiến trường xưa.
"Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ Đèo Lũng Lô anh hò chị hát Dù bom đạn xương tan thịt nát Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh"
Câu thơ lạc quan đã phác họa khí phách của một thời cách đây 60 năm, nhưng vẫn nguyên giá trị trong những người vào sinh ra tử, giờ đã ở tuổi xưa nay hiếm. Và trên dọc con đường kéo pháo vào trận địa xưa, hôm nay hoa ban đang bung nở "thành người con gái Thái".
Hoa ban nét độc đáo của núi rừng Tây Bắc
Bản đồng bào Thái lấp ló trên con đường Tây Bắc
Gia đình chị Lò Thị Loan ở xã Phùng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, hàng ngày mang những gánh củi ra vệ đường đèo Pha Đin để bán
Phong cảnh trên con đèo Pha Đin
Đèo Pha Đin tiếng đồng bào Thái là Trời- Đất
Bản đồng bào Thái bên đèo Pha Đin
Bia lịch sử trên đỉnh đèo Pha Đin
Con đèo cũ xưa nay đã được hạ thấp hơn. Đèo Pha Đin dài 32 km nối 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên
Từ đỉnh đèo Pha Đin hướng lên đến TP Điện Biên hoa ban nở trắng trời
Đường lên Tây Bắc
Hoa ban trắng trên bên cung đường QL6
Tây Bắc giữa tháng 3 đầu tháng 4 hoa ban vào độ sung mãn
Cung đường đèo thuộc địa phận Tằng Quái, Mường Ảng hoa ban bung nở trắng
Chị Đèo Thị An ở Chiềng Cò, Sơn La, tranh thủ vừa đi chăn trâu vừa thêu khăn piêu
(Còn nữa)
Theo ANTD
Ngợp trong sắc trinh nữ vàng "Thành phố ngàn hoa" là cái tên mà nhiều người âu yếm dành tặng cho Đà Lạt. Ở đây, suốt bốn mùa xuân - hạ - thu - đông ngàn vạn bông hoa khoe sắc. Hoa mang hơi thở của tình yêu và cuộc sống và hoa cũng chính là tâm hồn của một Đà Lạt mộng mơ. Có một loài hoa dại...