Bài 4: Bản án 7 năm chưa thi hành vì UBND tỉnh Thái Bình thiếu trách nhiệm
Hơn 7 năm sau ngày TAND tỉnh Thái Bình tuyên bản án số 02/2006/KDTM-ST, đến nay bản án có hiệu lực pháp luật vẫn chưa được thực thi khiến Công ty Lâm Hà phải “ngậm đắng nuốt cay”, bị rơi vào cảnh khốn đốn vì cách xử lý thiếu kiên quyết của UBND tỉnh.
Như thông tin báo Dân trí đã phản ánh, ngày 1/8/2006, TAND tỉnh Thái Bình mở phiên xử sơ thẩm vụ tranh chấp kinh doanh thương mại giữa Công ty Lâm Hà và Trường THPT dân lập Nguyễn Công Trứ (gọi tắt là Trường Nguyễn Công Trứ) liên quan đến khoản tiền xây lắp tại trường và khoản nhà trường vay của doanh nghiệp bù vào công tác GPMB, san lấp xây dựng.
Nội dung bản án sơ thẩm số 02/2006/KDTM-ST kết luận, Trường Nguyễn Công Trứ, phải trả Công ty Lâm Hà tổng số tiền 1.115.570.917đ. Quyết định phúc thẩm số 214/2006/QĐPT ngày 17/10/2006 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội cũng buộc Trường Nguyễn Công Trứ trả cho Công ty Lâm Hà số tiền trên.
Nhưng hơn 7 năm trôi qua, kể từ khi bản án số 02/2006/KDTM-ST có hiệu lực pháp luật, doanh nghiệp được thi hành án là Công ty Lâm Hà chưa thu hồi được khoản tiền đã đổ vào Trường Nguyễn Công Trứ. Sau nhiều năm đi đòi công lý trong vô vọng, Công ty Lâm Hà đã bị đẩy vào cảnh điêu đứng. Ông Giám đốc Dương Văn Quân hơn 80 tuổi cũng hao tổn nhiều sức khỏe sau cả trăm lượt đi về tuyến Hà Nội – Thái Bình đề nghị Cục THADS tỉnh Thái Bình thực thi bản án.
Để làm rõ nguyên nhân khiến bản số 02/2006/KDTM-ST chưa được thực thi, ngày 9/8/2013, PV báo Dân trí đã có buổi làm việc tại Cục THADS tỉnh Thái Bình. Trao đổi với PV báo Dân trí, Chấp hành viên Đinh Quang Hàn cho biết: Sau khi báo Dân trí phản ánh việc chậm thi hành bản án, ngày 11/9/2012, ông Phạm Văn Xuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, Trưởng Ban chỉ đạo thi hành án đã chủ trì cuộc họp liên ngành chỉ đạo thu hồi trước khoản tiền 300 triệu của Trường Nguyễn Công Trứ trả lại cho Công ty Lâm Hà.
Công ty Lâm Hà do ông Quân làm Giám đốc đang rơi vào cảnh bi đát vì bản án không được thi hành
Từ đó đến nay, Cục THADS tỉnh Thái Bình liên tục gửi giấy mời Chủ tịch HĐQT nhà trường đến làm việc, nhiều lần sang trường làm việc nhưng không nhận được thiện chí của Chủ tịch HĐQT Phạm Xuân Ruyện (người thay ông Ngô Thế Thông). Ngày 22/3/2013, ông Ruyện gửi công văn đến Cục THADS tỉnh Thái Bình tuyên bố Trường Nguyễn Công Trứ không có trách nhiệm thực hiện bản án số 02/2006/KDTM-ST đã có hiệu lực pháp luật. Để thực thi dứt điểm bản án, Cục THADS tỉnh Thái Bình sẽ có báo cáo gửi Trưởng Ban chỉ đạo trong cuộc họp liên ngành diễn ra trong tuần này.
Làm việc với PV báo Dân trí, ông Nguyễn Thái Bình, Phó Cục trưởng Cục THADS tỉnh Thái Bình xác định Trường Nguyễn Công Trứ là trường tư thục hoạt động theo luật doanh nghiệp, nhà trường đã mang tài sản đi thế chấp vay vốn ngân hàng thì có đủ điều kiện để kê biên tài sản thi hành án nếu không còn khả năng chi trả. Theo lời ông Bình, trong cuộc họp sắp tới, Cục THADS tỉnh Thái Bình sẽ tiếp tục nêu phương án kê biên tài sản để UBND tỉnh cho ý kiến chỉ đạo.
Cùng ngày, PV báo Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Xuân Ruyện, Chủ tịch HĐQT trường Nguyễn Công Trứ xung quanh việc thực thi bản án số 02/2006/KDTM-ST. Ông Ruyện cho rằng khoản tiền 1.115.570.917đ là do ông Ngô Thế Thông (Chủ tịch HĐQT cũ đã qua đời) vay chi tiêu cá nhân nên Trường Nguyễn Công Trứ không có nghĩa vụ thi hành, mặc dù bản án số 02/2006/KDTM-ST đã xác định Trường Nguyễn Công Trứ phải thanh toán cho Công ty Lâm Hà 1.115.570.917đ.
Video đang HOT
Sau hành trình kéo dài hơn 7 năm hao tiền, tốn của chưa đòi được công lý, ông Dương Văn Quân, Giám đốc Công ty Lâm Hà khẩn thiết đề nghị UBND tỉnh Thái Bình, Cục THADS tỉnh Thái Bình sớm thực thi bản án số 02/2006/KDTM-ST, trả lại cho Công ty những đồng tiền mồ hôi, công sức đã bị Trường Nguyễn Công Trứ chiếm dụng nhiều năm qua.
Cục THADS tỉnh Thái Bình đã chuẩn bị sẵn các phương án để thực thi bản án số 02/2006/KDTM-ST, nhưng việc bản án có được thực thi đúng quy định pháp luật hay không đang phụ thuộc vào ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Bình.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Vũ Văn Tiến – Ngọc Cương – Lê Việt
Theo Dantri
"Bà hỏa" giấu mặt trong những tấm biển quảng cáo
Sau vụ cháy tiệm vàng tang thương làm 5 người chêt tại Quảng Ninh, mà nguyên nhân ban đầu được xác định là do châp điên trong biên quảng cáo, cân nhìn lại môi nguy cháy nô luôn rình râp trong các tâm biên rực rỡ và đẹp mắt này.
Hàng loạt vụ cháy biên quảng cáo
Sáng ngày 2/1/2013, môt vụ cháy phát ra từ góc biên quảng cáo của Chi nhánh Ngân hàng số 426 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, TPHCM. Ngọn lửa cháy lan sang chi nhánh Công ty Cổ phần Sản xuất - Tin học Sáng Tạo, thiêu rụi hoàn toàn các thiêt bị điện tử trong công ty này. Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do các mối nối dây điện bảng quảng cáo của Ngân hàng Đại Tín không chặt, lâu ngày vỏ dây dẫn bị lão hóa, bong tróc, gây hiện tượng phóng hồ quang điện làm cháy vỏ bọc và lan ra xung quanh.
Vụ cháy ở Ngân hàng Đại Tín đường Nguyễn Thị Minh Khai do bảng quảng cáo gây ra
Ngày 24/1, một đám cháy khác cũng bắt nguôn từ bảng quảng cáo tại cửa hàng bày bán xe máy thuộc Công ty TNHH Thương mai dịch vụ Dương Vũ, đường Quang Trung, phường 10, quận Gò Vấp, TPHCM. Tại hiện trường, một phần bảng hiệu bị cháy đen, bên trong xưởng dịch vụ nhiều vật dụng bị cháy đen, 3 chiếc xe máy tay ga bị thiêu rụi, 1 chiếc xe gắn máy bị cháy sém. Nguyên nhân cũng được xác định là do chập điện ở bảng hiệu rồi cháy lan vào công ty.
Vụ hỏa hoạn xảy ra vào 14h30' chiều 8/5, tại tầng 25 tòa nhà Maritime Bank Tower, số 180 - 192, đường Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM. Thời điểm trên, bảng hiệu quảng cáo ở nóc tầng 25 chập điện bốc cháy. Một số nhân viên đang làm việc tại tầng cao nhất tòa nhà phát hiện khỏi nghi ngút liền hô hoán nhau bỏ chạy xuống tầng trệt an toàn. Nguyên nhân vụ cháy ban đầu được xác định là do chập điện bên trong bảng quảng cáo và cháy lan ra bên ngoài.
Tang thương nhât là vụ hỏa hoạn vừa xảy ra ở môt tiêm vàng tại Quảng Ninh khiên 5 người thiêt mạng, 5 người bị thương mà ngọn lửa bước đâu cũng được xác định là bắt nguôn từ biên hiêu quảng cáo phía bên ngoài tiêm vàng.
"Bà hỏa" giâu mặt
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, tình trạng người dân lắp đặt bảng quảng cáo trước ban công, tầng 1 và 2 diễn ra rât phổ biến. Đặc biệt có nhiều tòa nhà lắp đặt những bảng quảng cáo rất lớn bít luôn toàn bộ mặt tiền. Nếu không may xảy ra hỏa hoạn từ bảng quảng cáo, chính nó sẽ trở thành bức tường lửa bít lối thoát hiểm của những người sông và làm viêc trong nhà.
Nhiều bảng quảng cáo lắp đặt bít hết mặt tiền của tòa nhà
Quảng cáo án ngữ toàn bộ mặt tiền tầng 1 và tầng 2 của công ty thẩm mỹ viện Hoài Anh
Hệ thống dây điện chạy sát bảng quảng cáo
Do các bảng quảng cáo quanh năm nằm ngoài trời nên vỏ bọc dây điện và thiết bị điện nhanh bị lão hoá, bong hở, mối tiếp xúc bị va chạm làm kém bền chặt hoặc nắng mưa làm lớp băng keo bảo vệ bị bung hỏng dẫn đến khả năng tiếp xúc kém nên rất dễ xảy ra hiện tượng phóng hồ quang điện và chập điện gây cháy.
Các bóng đèn bên trong bảng quảng cáo có nguy cơ cháy nổ rất lớn
Sau các vụ cháy bảng quảng cáo người dân đã ý thức hơn trong việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng cho bảng quảng cáo bằng đèn rời như thế này
Theo Đại tá Trần Thanh Châu, Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TPHCM, thời gian qua trên địa bàn thành phố liên tục xảy ra các vụ cháy do bảng quảng cáo, Sở Cảnh sát PCCC khuyến cáo người dân không nên lắp đặt bảng quảng cáo ở những nơi gần nguồn điện, nguồn nhiệt có thể gây cháy cao. Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanh khi sử dụng bảng quảng cáo dùng điện chiếu sáng cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện, nếu thấy vỏ dây bị lão hoá, mối nối tiếp xúc kém... cần thay mới ngay.
Đình Thảo
Theo Dantri
Khu TĐC bị "rút ruột": Chủ đầu tư, nhà thầu đồng loạt sửa sai Sau khi Dân trí thông tin các gói thầu tại Dự án xây dựng Khu tái định cư cho 120 hộ dân ở xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư 39 tỷ đồng bị rút ruột một cách nghiêm trọng, các nhà thầu đã đồng loạt sửa sai. Khu tái định cư chưa bàn giao đã xuống...