Bài 3: “Kê biên ngoài nội dung bản án có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng”
“Việc Cục thi hành án dân sự tỉnh Bắc Giang thực hiện kê biên, cưỡng chế và giao tài sản của doanh nghiệp này cho doanh nghiệp khác ngoài phạm vi nội dung của bản án, quyết định của cơ quan tòa án là đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật về Thi hành án dân sự”, luật sư Vi Văn Diện phân tích.
Liên quan đến vụ việc Cục thi hành án dân sự tỉnh Bắc Giang bị Công ty CP xây lắp thủy lợi Bắc Giang khiếu nại do tiến hành kê biên tràn lan ngoài nội dung bản án của TAND tỉnh Bắc Giang, luật sư Vi Văn Diện – Giám đốc Công ty luật Thiên Minh đã đưa ra những phân tích về sự việc dưới góc độ pháp lý.
Theo luật sư Diện: Trong vụ việc này, theo tôi cần phải xem xét lại từ đầu, nếu có thiếu sót trong việc kê biên, bán đấu giá thì ngay lập tức Cục thi hành án tỉnh Bắc Giang phải đình chỉ hoặc hủy kết quả bán đấu giá. Vì sau khi có quyết định kê biên, thẩm định giá Công ty xây lắp thủ lợi Bắc Giang đã kiến nghị về nội dung biên bản vì có nhiều tài sản khác ngoài những tài sản bảođảm được ghi nhận trong bản án, quyết định của tòa án nhưng vẫn bị kê biênlà những dấu hiệu rất bất thường.
Công ty CP xây lắp thủy lợi Bắc Giang đã được cưỡng chế thi hành án toàn bộ bàn giao cho người trúng đấu giá.
“Qua hồ sư vụ việc thể hiện cán bộ thi hành án thuộc Cục thi hành án tỉnh Bắc Giang còn cố tình làm sai lệch giá trị về tài sản kê biên như: Nhà văn phòng 03 tầng cửa đi bằng gỗ nghiến nhưng lai ghi bằng gỗ lim. Nhà văn phòng 02 tầng cửa đi bằng gỗ lim biên bản ghi bằng gỗ tạp đã hỏng, nền nhà lát gạch men ceramic nhưng biên bản lại ghi là lát gạch lá nem. Nhà đa chức năng cửa đi bằng sắt biên bản lại ghi cửa đi bằng nhôm kính.
Mà đặc biệt trong trường hợp này, khi Công ty xây lắp thủy lợi Bắc Giang đã đưa ra những cơ sở cho rằng có nhiều tài sản có sở hữu chung, không thuộc sở hữu độc lập của Công ty này nhưng Cục thi hành án vẫn không thống kê, phân tách để bảo đảm quyền và lợi ích cho các đồng sở hữu khác, đặc biệt trong bán đấu giá tài sản nếu là sở hữu chung thì phải ưu tiên đồng sở hữu về quyền mua nhưng thi hành án Bắc Giang đã không làm việc này”, luật sư Diện nói.
Tại mục 10 nghị định số 125/NĐ-CP ngày 14/10/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự:
“10. Bổ sung Điều 15b như sau:
Điều 15b. Bảo đảm quyền ưu tiên mua tài sản thuộc sở hữu chung
Video đang HOT
1. Trước khi bán tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung, Chấp hành viên thông báo và định thời hạn cho chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua phần tài sản của người phải thi hành án trong thời hạn ba tháng đối với bất động sản, một tháng đối với động sản kể từ ngày nhận được thông báo hợp lệ. Chủ sở hữu chung tài sản với người phải thi hành án được ưu tiên mua tài sản theo giá đã định”.
Luật sư Vi Văn Diện: “Kê biên ngoài nội dung bản án có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng”.
Ngoài ra, khi có kiến nghị, thông tin liên quan đến tài sản thuộc sở hữu chung thì cơ quan thi hành án có yêu cầu bán đấu giá và tổ chức bán đấu giá tài sản phải xác minh nguồn gốc, hồ sơ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu tài sản thuộc tổ chức phải thi hành án trong trường hợp này vì doanh nghiệp còn có vốn nhà nước, có đồng sở hữu với các tổ sản xuất, cá nhân trong Công ty xây lắp thủy lợi Bắc Giang nên cần thiết phải làm sáng rõ sau đó mới cho tiến hành bán đấu giá.
Đối với bản án, quyết định của cơ quan tòa án liên quan đến tài sản phải thi hành án, Cục thi hành án dân sự tỉnh Bắc Giang trong trường hợp này rõ ràng đã kê biên vượt số lượng tài sản theo quy định như phản ảnh của Công ty xây lắp thủy Lợi Bắc Giang là có cơ sở, bởi theo từng hợp đồng thế chấp mà tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đưa đúng số lượng tài sản vào bản án, quyết định. Nhưng trong quá trình kê biên, bán đấu giá tài sản của Cục thi hành án dân sự tỉnh Bắc Giang đã kê và bán cả những tài sản không thuộc danh mục tài sản ghi trong bản án, quyết định là vi phạm Luật thi hành án dân sự, cụ thể:
“Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
1. Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.
2. Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên”.
“Đã vậy, Cục thi hành án dân sự tỉnh Bắc Giang và Công ty TNHH đấu giá Bắc Hà đã kê biên bán đấu giá 02 hạng mục tài sản không có trong biên bản kê biên tài sản, không có trong hợp đồng thế chấp tài sản không ghi trong bản án là: Sân bê tông và Khu vệ sinh cạnh nhà đa năng.
Về phần tài sản thế chấp của Công ty cổ phần xây lắp thuỷ lợi Bắc Giang trong 11 hợp đồng được ghi nhận cụ thể từng hợp đồng trong bản án.
Như vậy, trong vụ việc này xét một cách toàn diện tôi cho rằng việc tổ chức kê biên, bán đấu giá tài sản kể cả quyết định cưỡng chế giao tài sản bán đấu giá của Cục thi hành án tỉnh Bắc Giang đã có sai sót, vi phạm quy định của pháp luật. Trước yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án là Công ty cổ phần xây lắp thủy lợi Bắc Giang, Tổng cục thi hành án dân sự – Bộ tư pháp cần thiết vào cuộc thanh kiểm tra, rà soát lại toàn bộ vụ việc tránh gây thiệt hại cho người bị thi hành án, bảo đảm pháp luật được thực thi theo đúng quy định, trong trường hợp nếu thấy có dấu hiệu của việc lạm dụng, lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc có dấu hiệu của tham nhũng cần có biện pháp xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật”, luật sư Diện phân tích.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế
Theo Dantri
Từ tháng 9, thêm nhiều chính sách có hiệu lực
Từ tháng 9-2014, nhiều quy định, chính sách sẽ đi vào cuộc sống, như: Vi phạm về bán hàng đa cấp bị phạt đến 100 triệu đồng; thủ tục tuyển lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài...
Theo Nghị định 71 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh có hiệu lực từ ngày 15-9, mức tiền phạt tối đa đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng cho tổ chức.
Trong đó, hành vi trả cho người tham gia bán hàng đa cấp tổng giá trị hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác trong một năm vượt quá 40% doanh thu trong năm đó của doanh nghiệp (DN) bán hàng đa cấp sẽ bị phạt 40-60 triệu đồng.
Nhiều người xếp hàng đóng tiền để được làm "đại lý" cho một công ty bán hàng đa cấp Ảnh: Ngọc Mai
Nghị định cũng quy định phạt tiền DN bán hàng đa cấp 60-100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; yêu cầu đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; yêu cầu phải mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; yêu cầu người tham gia phải trả thêm một khoản tiền dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình...
Cũng từ ngày 15-9, Nghị định 75 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tuyển dụng, quản lý người lao động (NLĐ) Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực.
Theo Nghị định 75, khi co nhu câu tuyên NLĐ Viêt Nam, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài phai gửi văn bản đề nghị đến tổ chức có thẩm quyền tuyển, quản lý NLĐ Việt Nam. Văn bản phai nêu ro yêu cầu về vị trí việc làm, số lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, ngoại ngữ, thời hạn cần tuyển; quyền lợi, nghĩa vụ của NLĐ Việt Nam và của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong quá trình làm việc và khi thôi việc đối với từng vị trí việc làm cần tuyển.
Trong 15 ngay kê tư khi nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân nước ngoài thì tổ chức có thẩm quyền tuyển, quản lý NLĐ Việt Nam có trách nhiệm tuyển chọn, giới thiệu NLĐ. Hêt thơi han quy đinh ma tổ chức có thẩm quyền không tuyển chọn, giới thiệu đươc NLĐ theo đề nghị thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được trực tiếp tuyển NLĐ Việt Nam. Trong 7 ngày sau khi ký kết hợp đồng lao động, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài phải thông báo bằng văn bản kèm bản sao hợp đồng đã ký kết với NLĐ Việt Nam cho tổ chức có thẩm quyền.
Có hiệu lực sớm hơn - từ ngày 5-9, Nghị định 70 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối. Trong khi đó, Thông tư 15 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài có hiệu lực thi hành từ ngày 6-9. Ngoài ra, Quyết định 38 của Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền internet từ ngày 1-9; Thông tư 10 của Bộ Xây dựng cũng có hiệu lực từ ngày 1-9 quy định trước và sau khi xây dựng công trình từ 7 tầng trở lên, chủ nhà phải gửi hồ sơ, báo cáo đến sở xây dựng...
Ưu đãi HS-SV ngành nghệ thuật truyền thống Có hiệu lực từ ngày 9-9, Quyết định 41 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên (HS-SV) các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hóa - nghệ thuật. Theo đó, thực hiện ưu đãi đối với HS-SV học các ngành: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống. HS-SV theo học tại các cơ sở đào tạo văn hóa - nghệ thuật sẽ được giảm học phí, được hưởng chế độ bồi dưỡng nghề, được trang bị trang phục học tập.
Theo Hoàng Luân
Người Lao động
"Lắc đầu" với đề xuất nâng mức tích nước thủy điện Sông Tranh 2 Lần thứ 2 tới thuỷ điện Sông Tranh 2 khi liên tiếp các vụ động đất lại tái xuất trong khu vực, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, chủ đầu tư xin được nâng mức tích nước đến cao trình 172m nhưng Chính phủ không đồng ý. Thuỷ điện Sông Tranh 2 chỉ được phép tích nước ở mức thấp...