Bài 3: Giải pháp thiết thực, hành động quyết liệt
Không chỉ tích cực, chủ động nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn Quân khu 4 còn là lực lượng nòng cốt thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT, TKCN). Việc kịp thời huy động lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ PCTT, TKCN của các đơn vị được cấp ủy, chính quyền và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Nhiều giải pháp thiết thực
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của thiên tai, cùng với việc phát huy tốt vai trò là cơ quan thường trực trong PCTT, TKCN của quân khu, Phòng Cứu hộ-Cứu nạn (CHCN) đã tham mưu cho Bộ tư lệnh Quân khu 4 chỉ đạo LLVT các địa phương nắm chắc địa bàn, tổ chức huấn luyện, diễn tập chặt chẽ; đồng thời triển khai nhiều giải pháp thiết thực, đem lại hiệu quả cao trong công tác PCTT, TKCN. Trong 5 năm (từ 2015 đến nay), Bộ tư lệnh Quân khu 4 đã tổ chức gần 40 đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ PCTT, TKCN trước, trong và sau khi xảy ra bão, mưa lũ, ngập lụt…
Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 316 (Quân khu 2) tham gia giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai tại xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái).
Video đang HOT
Đáng chú ý, ngoài việc quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên và tăng cường công tác ứng trực theo phương án PCTT, cháy nổ, cháy rừng, cứu sập và TKCN, nhiều đơn vị, địa phương còn duy trì nghiêm chế độ ứng trực, nắm chắc tình hình thiên tai, sự cố để kịp thời tham mưu cho cấp trên và chính quyền địa phương huy động lực lượng, phương tiện tham gia giúp nhân dân phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai gây ra. Tuy nhiên, việc chủ động phòng, chống của người dân nếu được làm tốt thì vẫn là giải pháp thiết thực đem lại hiệu quả nhất. Chẳng hạn, sau những đợt “lũ chồng lũ” tháng 9-2019 ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hầu hết người dân các xã: Hương Giang, Phương Mỹ và Phương Điền (nay là xã Điền Mỹ), Hương Đô, Lộc Yên, Hương Thủy đã rút kinh nghiệm, cứ trước mùa mưa lũ là bà con lại tự chuẩn bị, dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men để có thể sử dụng trong nhiều ngày. Do tính chất địa hình nên cứ vào mùa mưa bão, các xã trên thường hay bị ngập sâu, có chỗ bị ngập tới 3m. Vì thế nhiều gia đình đã đầu tư hàng chục triệu đồng làm nhà nổi để cất giữ tài sản và tránh trú khi nước lũ dâng cao. Còn cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn huyện Hương Khê thì ký hợp đồng với các doanh nghiệp đề nghị dự trữ lương thực, xăng dầu, hoặc sẵn sàng huy động phương tiện ô tô, thuyền, ca nô để vận chuyển lương thực, vật tư… ứng cứu nhân dân.
Tuy nhiên, để PCTT, TKCN hiệu quả, chúng tôi cho rằng các địa phương cần có những giải pháp lâu dài, như: Cơ quan chức năng các cấp tăng cường phối hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch, bố trí nguồn lực hợp lý để thực hiện nhiệm vụ PCTT, TKCN; sau mỗi đợt thiên tai cần kịp thời rút kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện kịch bản, phương án ứng phó cho phù hợp với từng địa bàn. Bên cạnh đó, phải tiếp tục nâng cao năng lực tham mưu, chỉ đạo điều hành của ban chỉ đạo PCTT các cấp. Các địa phương cũng cần xem xét, bố trí kinh phí hợp lý để xây dựng, nâng cấp các khu neo đậu tàu thuyền, quy hoạch hệ thống hồ chứa nước, nâng cấp các tuyến đường vùng trũng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là ở các vùng trọng điểm về thiên tai…
Quyết liệt và đồng bộ
Mặc dù nhiều đơn vị, địa phương đã có giải pháp, nhưng cần sự quyết liệt và đồng bộ hơn nữa, đặc biệt là phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức PCTT cho người dân, chủ động chằng chống, gia cố nhà cửa; theo dõi diễn biến thời tiết, kịp thời thông báo, cảnh báo chính xác với người dân về tình hình mưa lũ để có các phương án phòng, chống. Trước mỗi mùa mưa bão, phải chuẩn bị thật tốt phương án sơ tán, kiên quyết di dời người dân đến nơi an toàn trước khi bão đổ bộ, hoặc khi phát hiện có nguy cơ xảy ra lũ lớn, lũ quét, sạt lở. Các địa phương cần chủ động nhân lực, vật lực và phương tiện, lương thực, nắm chắc tình hình, triển khai đồng bộ các biện pháp ứng cứu, tiêu úng bảo vệ mùa màng; nắm chắc các điểm xung yếu, các vùng trọng điểm, nâng cao năng lực và chất lượng hệ thống cảnh báo, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ huy, điều hành PCTT…
Đối với các đơn vị quân đội trên địa bàn bắc miền Trung, cần tăng cường công tác quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm mệnh lệnh, chỉ thị, hướng dẫn của các cấp về công tác PCTT, TKCN; làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền cho cán bộ, chiến sĩ nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác PCTT, TKCN. Thường xuyên thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm an toàn trong cơ quan, đơn vị. Làm tốt công tác tham mưu cho cấp trên, chỉ đạo tập huấn, huấn luyện và diễn tập PCTT, TKCN ở các cấp; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng, chính quyền địa phương, kịp thời chỉ đạo và tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố và TKCN. Hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bạn để tạo sức mạnh tổng hợp trong PCTT, TKCN. Đồng thời phải tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị CHCN hiện có, từng bước nâng cấp, đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác PCTT, TKCN. Đúng như Thiếu tướng Hà Thọ Bình, Phó tư lệnh Quân khu 4, khẳng định: “Bộ tư lệnh Quân khu 4 sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ; xây dựng kế hoạch, tổ chức hiệp đồng, giao nhiệm vụ chặt chẽ, phát huy hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” ở tất cả các địa phương, đơn vị trong PCTT, TKCN, ứng phó thắng lợi mọi tình huống xảy ra…”.
Từ năm 2015 đến nay, Quân khu 4 đã huy động hơn 141.000 lượt bộ đội thường trực và dân quân, hơn 3.000 phương tiện giúp nhân dân phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố, bão lũ, dông lốc, cháy nổ, chữa cháy rừng, góp phần quan trọng giảm thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước, quân đội và nhân dân trên địa bàn.
Bình Thuận công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2
Ngày 7/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký quyết định Công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2 trên địa bàn tỉnh.
Gần 6 tháng qua, tỉnh Bình Thuận hầu như không có mưa, nắng nóng kéo dài đã khiến gần 15.000ha đất sản xuất nông nghiệp buộc phải cắt giảm, trên 25.000 hộ dân với gần 93.000 khẩu bị thiếu nước sinh hoạt. Các hồ chứa nước thủy lợi quan trọng như: Sông Móng, Tà Mon, Đá Bạc... đang dần trơ đáy, chỉ còn ít nước thấp hơn mực nước chết.
Nhiều hồ nước trơ đáy. (Ảnh minh họa)
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Bình Thuận đã phải Công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2, đồng thời yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, khẩn trương triển khai ngay các dự án, công trình để kịp thời cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân bị thiếu nước, đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình điều tiết nước từ các hồ chứa để bổ sung nguồn nước phòng, chống hạn hán cho vùng hạ du phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Thủ tướng: Việt Nam sẽ chặn đứng đại dịch COVID-19 Thủ tướng kêu gọi người dân, doanh nghiệp thực hiện những biện pháp quyết liệt hơn nữa để khống chế đại dịch COVID-19. Sáng 17-3, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã tổ chức lễ phát động kêu gọi toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19. Tại đây, ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng,...