Bài 2: “Khoán trắng” người tâm thần cho bệnh viện
Trong khi tỉ lệ người tâm thần gây án đang gia tăng, phức tạp và nguy hiểm thì việc lưu giữ, điều trị và quản lý đối tượng này hiện được “ khoán trắng” cho các y bác sĩ.
Bác sĩ bị đánh, doạ giêt
Cả nước hiện có ba trung tâm lưu giữ, điều trị bắt buộc đối với người gây án có các vấn đề liên quan đến sức khoẻ tâm thần là: Viện Giám định pháp y tâm thần T.Ư (Thường Tín, Hà Nội) Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng và Viện Giám định pháp y tâm thần T.Ư – Phân viện phía Nam (Biên Hòa, Đồng Nai). Tất cả đều là cơ quan y tế.
Khoa bắt buộc chữa bệnh, Viện Giám định pháp y tâm thần T.Ư – Phân viện phía Nam là nơi quy tụ những người từng gây ra những vụ án thu hút sự quan tâm của dư luận gần đây như: Lâm Tiến Dũng (48 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM) – người tạt axít cả nhà hàng xóm, khiến 4 người nguy kịch Cao Quốc Huy – người khống chế trẻ em làm con tin tại Trường mầm non 10A (số 47 Gò Cẩm Đệm, P.10, Q.Tân Bình, TP.HCM)…
Khoa Bắt buộc chữa bệnh, Viện Giám định pháp y tâm thần T.Ư – Phân viện phía Nam là nơi lưu giữ, điều trị bắt buộc duy nhất cho tất cả các đối tượng phạm tội tâm thần ở phía Nam
Chỉ với một khu điều trị bệnh, quy mô 100 giường, Khoa bắt buộc chữa bệnh, Viện Giám định pháp y tâm thần T.Ư – Phân viện phía Nam là nơi lưu giữ, điều trị bắt buộc duy nhất cho tất cả các đối tượng phạm tội tâm thần của phía Nam. Cả nam, nữ, từ người bị bệnh nhẹ đến những người bị tâm thần nặng, nguy hiểm và những người có bệnh truyền nhiễm như HIV, viên gan siêu vi… đều ở chung với nhau.
Thế nhưng, cả khoa chỉ có 5 bác sĩ và hơn 20 điều dưỡng cùng nhân viên phục vụ. Các bác sĩ vừa điều trị, theo dõi bệnh nhân lẫn giám định tâm thần các trường hợp hình sự do công an, cơ quan điều tra chuyển đến. Thậm chí, 5 năm nay, đơn vị này chưa được bổ sung một dược sĩ.
Bên cạnh đó, nhiều kẻ thụ án, phát sinh bệnh tâm thần trong trại giam cũng được chuyển về điều trị tại đây.
Theo luật, sau khi được điều trị, một số người phải trở về trại giam để tiếp tục thụ án. Vì thế không ít kẻ lợi dụng việc điều trị bệnh có kế hoạch trốn viện để khỏi phải về trại giam thụ án sau khi hồi phục.
“Việc lưu giữ và điều trị cho các đối tượng phạm tội có vấn đề tâm thần rất phức tạp và nguy hiểm. Trong khi đó, khu vực lưu giữ chỉ là một khoa bệnh với quy mô 100 giường”, bác sĩ Thành Quang nói.
Lỏng lẻo quản lý
Hầu hết các bác sĩ đang làm công tác điều trị cho các bệnh nhân tâm thần đều chung quan điểm, khi phạm tội, người bệnh tâm thần bị mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi, không biết mình làm gì nên theo quy định của pháp luật họ không đủ khả năng nhận thức để chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, đây là đối tượng nguy hiểm cần phải kiểm soát và quản lý chặt chẽ.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Thành Quang, ở các nước như Mỹ, Pháp đều có khu quản thúc, trại giam để cách ly người thần kinh nguy hại, tội phạm tâm thần. Thế nhưng, ở nước ta việc điều trị và lưu giữ những người tâm thần gây án được “khoán trắng” cho y bác sĩ, trong điều kiện thiếu thốn cả về cơ sở vật chất, thiết bị lẫn nguồn nhân lực.
Không ít người bị bệnh tâm thần sau khi điều trị xong được trả về địa phương lại tiếp tục gây án.
Đơn cử như trường hợp môt người bị bệnh tâm thần đã hiếp, giết một trẻ bán vé số đã được đưa đến Viện Giám định pháp y tâm thần T.Ư – Phân viện phía Nam điều trị bắt buộc. Sau quá trình điều trị, bệnh nhân được giám định sức khỏe và xuất viện nhưng sau đó lại “ngựa quen đường cũ”. Người này đã ra vào viện đến lần thứ ba.
Theo bác sĩ Trịnh Tất Thắng, Giám đốc Bệnh viện tâm thần TP.HCM, VN hiện chưa có luật quy định về người tâm thần. Thế nên không hề có ràng buộc pháp lý hay quy định nào bắt buộc người bị các vấn đề tâm thần gây án, sau khi xuất viện phải được theo dõi, giám sát tại địa phương. Trong khi đó, bệnh tâm thần phân liệt rất dễ tái phát nếu bệnh nhân không uống đủ hoặc bỏ thuốc.
Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Thành Quang, Trưởng khoa Bắt buộc chữa bệnh, Viện Giám định pháp y tâm thần T.Ư – Phân viện phía Nam kể nơi đây từng tiếp nhận giám định và phát hiện không ít trường hợp tội phạm giả bệnh tâm thần hòng trốn án.
Gần đây nhất, vào cuối tháng 10, Cơ quan CSĐT Công an Q.3 (TP.HCM) đã chuyển đến phân viện giám định trường hợp H.V.C. (25 tuổi, quê Yên Bái) về hành vi trộm cắp tài sản. Trong quá trình tạm giam, đương sự không hợp tác, khai báo và có những hành vi bất thường nên Công an Q.3 đưa đi giám định tâm thần.
Mặc dù nghi can có ý không trả lời hoặc trả lời lung tung với bác sĩ và cơ quan điều tra nói chuyện lẩm bẩm một mình đối thoại với vật dụng, lúc lầm lì, lúc vờ cười đùa nhưng qua quá trình theo dõi, phân tích, các bác sĩ nhận định những hành vi này chỉ là biểu hiện bên ngoài, không đúng theo quy luật logic của bệnh lý. Tất cả các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng về nội khoa, thần kinh, tâm thần của đối tượng đều bình thường.
Theo TNO
Câu chuyện về "cuốn sổ đỏ" 400 năm tuổi
Ít ai biết được giữa lòng Thủ đô Hà Nội đang tồn tại 1 cuốn sổ đỏ bằng đá với niên đại gần 4 thế kỷ. Cuốn sổ đỏ đặc biệt này như "văn bằng chứng chỉ" bằng đá với cái tên "Đông Tác phường Trung Tự thôn địa giới kiệt" có một không hai của cả nước. Nó không chỉ là minh chứng cho 1 vùng "địa linh nhân kiệt" mà còn là một báu vật quốc gia. Sau bao biến cố thăng trầm, cuốn sổ đỏ kỳ lạ này đang được lưu giữ tại ngôi đình Đông Tác, phường Phương Liên (Đống Đa, Hà Nội).
Thăng trầm báu vật quốc gia
Phường Phương Liên (Đống Đa, Hà Nội) trước đây thuộc phường Kim Hoa, sau phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức nổi tiếng là vùng "địa linh nhân kiệt". Cho đến ngày nay ở đó vẫn còn gìn giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa hàng nghìn năm. Không những vậy đình Kim Liên được biết đến là Trấn phía Nam thành Thăng Long (trong tứ trấn Thăng Long). Và chính nơi đây vẫn còn đang lưu giữ cuốn sách cổ bằng đá. Cuốn sách mà người dân gọi là "cuốn sổ đỏ" này đã tồn tại cùng với thời gian gần 4 thế kỷ.
Cụ Tế Trưởng Ban bảo vệ di tích đình Trung Tự đưa chúng tôi tận mắt chiêm ngưỡng "cuốn sổ đỏ" kỳ lạ này. Thực chất "cuốn sổ đỏ" này là 2 tấm đá úp mặt vào nhau. Cả 2 đều hình vuông, vát cạnh giống như hình con dấu triện mỗi cạnh dài 76cm. Tấm dưới dày 50cm, tấm trên dày 18cm. Tấm dưới như thân hộp còn tấm trên như nắp hộp đậy lên. Do biến cố lịch sử và thời gian nên "cuốn sổ đỏ" này có nhiều vết sứt mẻ, nứt rạn ngang dọc.
Cuốn "sổ đỏ" được nhân dân thờ phụng trong khuôn viên đình
Để tìm hiểu nội dung, lịch sử và những thăng trầm của "cuốn sổ đỏ" này chúng tôi được người dân chỉ tới cụ Nguyễn Trà - người có duyên và nặng lòng nhất với cuốn sổ đỏ bằng đá này. Đã ngoài 80 tuổi nhưng cụ vẫn còn khá minh mẫn. Chẳng thế giấu được niềm vui của cụ khi có người hỏi đến chuyện cuốn "sổ đá". Cụ bảo: "Các anh hỏi về cuốn sổ đá vào đây là đúng địa chỉ rồi đó. Bây giờ có mấy ai muốn tìm hiểu những gì thuộc về lịch sử xa xưa đâu. Từ ngày về hưu tôi trực tiếp làm công việc bảo quản cũng như nghiên cứu cuốn sổ đỏ này chưa thấy ai hỏi tới nó cả".
Quả đúng như những gì chúng tôi kỳ vọng, cụ Trà thuộc từng chữ trong "cuốn sổ đỏ" như lòng bàn tay. Cụ chia sẻ: "Thực ra đây như một cuốn sách, chỉ 2 trang nhưng có biết bao câu chuyên về nó. Không những vậy, cuốn sách cổ này đã chứng tỏ một điều: đây là vùng đất sản sinh ra rất nhiều nhân tài, nhiều học sĩ cho nước nhà".
Cụ Trà cho biết, hai mặt đá hình dấu triện, mặt dưới có 700 chữ, mặt trên có 600 chữ úp vào nhau, được khắc tạc bằng chữ nho và được khắc rất tinh tế. Đây là văn bia, là chứng tích minh chứng cho mảnh đất này được vua phong cho tổ tiên người làng Trung Tự để ghi nhận công lao của các bậc tiên hiền. Mặt đá ghi lại toàn bộ quá trình từ khi đòi đất đến khi được quan trên phán quyết trả lại đất cho dân làng Trung Tự.
Nội dung mặt đá dưới gồm 2 phần chính. Phần thứ nhất đại ý là tờ trình của dân làng Trung Tự gửi quan trên: "... Đất thổ cư của bản thôn, phía Đông giáp Kim Hoa phường, Tây giáp Kiều Thượng, Kiều Hạ, Bắc giáp xã Đinh Huân, Nam gần hào ngoài thành Đại La...
Trước đây đất đai bị quân phòng chiếm, chỉ còn khu đình chùa và một vài nhà dân. Tuy người dân phải dời đi nơi khác, nhưng những việc hộ tịch, thi cử, tuyển mộ thì dân làng vẫn theo lệ cũ... Kính mong quan trên giúp cho dân chúng tôi trở về làng an cư phục nghiệp".
Phần thứ hai là tờ trình của quan Phụng Sai, đề ngày 10 tháng 6 năm Quý Sửu, đời vua Lê Gia Tông, niên hiệu Dương Đức 2 (năm 1673) tóm tắt như sau: "Các thửa đất tên là đất của tổ tiên dân làng Trung Tự được phong từ trước, gồm cả đầm, ao đã tra xét... bị quân phòng chiếm rồi sau quân doanh làm nhà ở... Kính xin chiếu chỉ quan trên chuẩn trả lại đất đai cho dân làng trở về an cư phục nghiệp, không được phiêu cư sang huyện Quảng Đức".
Cụ Trà đang kể lại lịch sử về cuốn sổ đỏ
Nói đến đây cụ Nguyễn Trà cười thâm thúy: "Sở dĩ hai mặt đá có chữ được ốp vào nhau mục đích để tránh nắng mưa và tránh thời gian làm xói mòn. Hơn nữa cuốn sổ này hình dấu triện là hình ảnh tượng trưng cho pháp lý, cho sự công nhận của triều đình với nội dung được tạc bên trong".
Lưu truyền cuộc ẩu đả giữa hai làng
Cuối thế kỷ thứ 16 người dân làng Trung Tự phải rời nơi "chôn nhau cắt rốn", bỏ nhà cửa, lang bạt dìu dắt nhau nương náu nhiều nơi vì Thái phó Việt Quận Công đã chiếm đất của nhân dân làm quân phòng, sau đó làm quân doanh. Người làng Trung Tự đã đi kiện đòi đất. Sau cả chục năm sống cảnh "ăn nhờ ở đậu", nỗi khốn cùng của người dân Trung Tự đã thấu đến tai nhà Vua. Và đến năm 1673, dân làng Trung Tự được quay trở lại và gây dựng lại cơ đồ.
Chưa dừng lại ở đó, 4 năm sau dân làng Trung Tự lại bị làng khác khiếu kiện và cho rằng họ đã bị lấn đất. May mắn lúc đó, các quan xã đã xác định việc tố cáo này là không đúng sự thực. Chính từ đây, "cuốn sổ đỏ" kia được hình thành. Vua cho dựng tấm bia đá như một giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất, vừa như một cột mốc giới phân định rõ ranh giới giữa hai làng để tránh sự tranh chấp có thể xảy ra sau này.
"Cuốn sổ đỏ" đặc biệt của làng Trung Tự ra đời cũng trong một hoàn cảnh đặc biệt. Đã có thời gian "sổ đỏ" này đã rơi vào quên lãng. Từ năm 1954 đến 1980 nó bị hắt hủi nằm như vật vô tri, tủi phận bên lề đường làng. Và cho đến năm 1982, cụ Bùi Huy Lân cùng với một số thanh niên đã bê hai tảng đá này vào trong sân đình và đặt ngay cạnh gốc thị trăm tuổi.
Cuốn gia phả họ Nguyễn làng Trung Tự ghi lại toàn bộ lịch sử cũng như những thăng trầm của cuốn sổ đỏ 400 năm
Cụ Trà kể lại: "đến mãi năm 2000, nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, dòng họ Nguyễn chúng tôi đã góp công, của xây dựng cuốn thư và 2 nhà bia rồi "rước" cuốn "sổ đỏ" vào trong sân đình để gìn giữ cho muôn đời sau". Đã gần 400 năm trôi qua, những nét chữ vẫn còn nguyên vẹn và sắc nét.
Gần 4 thế kỷ trôi qua, sự nghiệt ngã của thời gian đủ để phá hủy bất cứ một thư tịch cổ nào, nhưng với văn bia đá này nó sẽ còn mãi, trường tồn. Nó là niềm tự hào của dân làng Trung Tự, là vật báu quốc gia.
Nói đến đây cụ Trà cười vui vẻ: "Thế mới biết việc tranh chấp đất đai không phải bây giờ mới có. Có lẽ đây là "cuốn sổ đỏ" đầu tiên của nước ta! Chúng tôi sẽ cố gắng bảo vệ và gìn giữ nó như một báu vật để con cháu đời sau biết được một dấu mốc lịch sử của địa phương".
Giáo sư Sử học Lê Văn Lan: Đây là một hình thức sổ đỏ, ra đời trong hoàn cảnh tranh chấp đất đai giữa hai dòng họ. Việc khẳng định chủ quyền sử dụng đất của mình trên đá đã thể hiện sự cố gắng và quyết tâm của dòng họ Nguyễn. Chúng ta cần phải có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ những giá trị lịch sử ấy.
Theo tác giả Tô Hoài - Nguyễn Vinh Phúc trong sách "Hỏi đáp 1000 năm Thăng Long Hà Nội", tấm bia này thể hiện một điều độc đáo sau: "Từ thời xa xưa, các văn bản công nhận quyền sở hữu ruộng đất phải đem khắc vào bia để mong lưu truyền mãi mãi, mà thậm chí là bia hộp để tránh cho chữ khỏi bị mưa gió bào mòn theo thời gian.
"Văn bia "Đông Tác phường Trung Tự thôn địa giới kiệt" do Hoàng Giáp Nguyễn Trù, Tế Tửu Quốc Tử Giám, tước Xương phái hầu soạn, và do Thị Nội Tiến Thư Tả Binh Phiên Sở Xứ Quách Đăng Đài khắc ngày mồng 2 tháng 6 năm Quý Sửu, đời vua Lê Thuần Tông, niên hiệu Long Đức 2 (1733). Hoàng Giáp Nguyễn Trù đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa thứ 18 (1697), thuộc thế hệ thứ 8 của dòng họ Nguyễn Đông Tác - Trung Tự, Hà Nội.
Năm 1992, bia đá hộp được xếp hạng di tích lịch sử. Hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa của đình Trung Tự đánh giá về khối bia hộp như sau: "Khối bia hộp duy nhất tìm thấy ở nội thành, một loại hình di vật độc đáo đặc biệt quý hiếm trong Di sản văn hóa nước nhà" (Theo Quyết định số 776/QĐ của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao ngày 23/6/1992).
Theo 24h
Lo người tâm thần bỗng dưng... gây án Ước tính có khoảng 10 triệu người ở nước ta đang mắc và có dấu hiệu liên quan đến bệnh tâm thần song chỉ một phần trong số đó đang được điều trị nội trú trong các cơ sở y tế. Số đông còn lại đang sống trong cộng đồng khiến không ít người lo ngại họ gây ra mối nguy cho xã...