Bài 1: Giang hồ Bắc ‘chào sân’ đẫm máu ở Sài thành
Luật bất thành văn, trước mặt đàn anh “có số”, chỉ cần một ánh mắt bất cẩn không thân thiện hoặc lời nói tỏ vẻ “chiếu trên”, kẻ bị “soi” khó toàn mạng trở về.
LTS: Liên tiếp nhiều năm qua, hàng loạt quán bar, vũ trường sai phạm tại TP.HCM đã bị Đoàn kiểm tra liên ngành văn hoá xã hội (814) xử phạt, kiến nghị thành phố rút giấy phép, những đường dây cung cấp ma tuý bị trinh sát hình sự triệt phá khiến dân chơi thác loạn không còn mặn mà tìm đến. Tuy nhiên một tư tưởng “đen” về tên tuổi và số má giang hồ đã hình thành, bất chấp cái giá phải trả cho những lần đụng độ tại các điểm “bay đêm”.
Đêm cuối tuần tháng 2, đường phố Sài Gòn gần như không ngủ. Những nhóm thanh thiếu niên choai choai chở “tình yêu” đi bụi thỉnh thoảng lại đá số, nẹt pô huyên náo một quãng đường.
Phía ngã tư Tôn Thất Thiệp – Tôn Thất Đạm, phường Bến Nghé, từng đợt taxi trờ tới chở đủ các loại thành phần từ cậu ấm cô chiêu, đại gia mới lên, giang hồ “có số” đi tìm “bãi đáp”.
Sau cánh cửa 030- XClub, thế giới về đêm là da thịt và rượu mạnh, thoáng chốc lại lả lơi bởi những thăng hoa đặc quánh đèn màu.
Đèn màu và… máu
Khoảng 23h, bà Tường V. (SN 1979, ngụ quận Tân Bình) cùng 20 người là bạn bè và gia đình bước vào bar.
Sau khi xếp bàn, mở rượu theo yêu cầu cho nhóm khách của gia đình và V., phục vụ bar không quên dõi mắt để ý sang bàn bên cạnh, nơi các thanh niên xăm trổ vằn vện để kính cẩn cúi chào.
Nguyên nhân đơn giản, phía trong nhóm khách ấy có sự hiện diện của Thái “côn”. Tuy chỉ mới 28 tuổi nhưng gã thanh niên gốc Bắc này luôn được đàn em tận tâm cung phụng, dấu hiệu cho thấy một “số má” đang lên trong giới giang hồ.
“Hàng nóng” trong một vụ thanh toán nhau của giang hồ bị trinh sát thu giữ.
Video đang HOT
Cuộc rượu chưa được bao lâu thì một số người trong gia đình bà V. có vô tình lấn sang và đụng chạm với người của nhóm Thái “côn”. Thấy phía Thái “côn” đa phần là thanh niên, lại nhìn về phía bàn mình bằng những ánh mắt lờ đờ, khát máu, ông Phạm Anh Tuấn (SN 1976, ngụ quận 1), bạn đi chung nhóm với bà V. chủ động bước sang “hoà giải”. Sự cố được giải quyết êm xuôi.
Tuy nhiên, chưa đầy nửa tiếng sau, do chật chội, người trong nhóm bà V. lại tiếp tục đụng chạm với nhóm của Thái “côn”. Lần này, hai bên to tiếng chửi nhau và nhóm của Thái “côn” dùng ly rượu phang về phía bàn gia đình bà V. dằn mặt. Tỏ ra không vừa, ông Tuấn và những người còn lại cũng cầm chai vụt sang đáp trả.
Hơn chục bảo vệ của 030XClub biết tình hình đã căng thẳng nên lao vào can ngăn và mời 2 nhóm khách ra ngoài. Không thể “mất mặt” với đàn em “chiếu dưới’, nên đi đến cổng quán bar, Thái “côn” và đồng bọn đứng chờ đối phương ra hòng thanh toán.
Thấy ông Tuấn bước ra, Thái “côn” tiếp tục sấn đến gây sự đồng thời rút khẩu súng rulo nòng ngắn (loại 5 viên đạn- PV) trong người ra chĩa ngang cổ ông này nã đạn. Do cự ly gần, viên đạn đi xuyên cổ khiến nạn nhân đổ gục.
Gây án xong, Thái “côn’ cùng đồng bọn lên taxi về nhà của đàn em mình là Cao Chu Hải (SN 1988) và thu dọn đồ tẩu thoát ngay sau đó. Ông Tuấn cũng được người thân đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu trong tình trạng thủng thực quản, vỡ thành trước đốt sống cổ, 2 ngày sau mới qua cơn nguy kịch.
Sau khi tung trinh sát vào cuộc, Công an TP.HCM xác định Thái “côn” đang dính 1 lệnh truy nã về tội “Gây rối trật tự công cộng” ở Hà Nội nên phải dạt vào Sài Gòn “tránh nạn”. Lần này, để “lấy số” trước đàn em, gã giang hồ mới nổi không ngại gây án bằng hàng nóng và gánh thêm một lệnh truy nã “Giết người”.
Địa vị giang hồ
Không khó để dư luận đặt câu hỏi, vì sao hàng loạt vụ thanh toán, dằn mặt bằng hàng nóng lại xảy ra tại các quán bar, vũ trường trong suốt thời gian dài trên địa bàn TP.HCM mà không chấm dứt hẳn khiến cơ quan cảnh sát điều tra phải đổ bao công sức xác minh, phá án.
Cho đến thời điểm hiện tại, con số về các vụ giang hồ thanh toán nhau ở những địa điểm này ngày càng nhiều.
2 sát thủ gây ra vụ giết người tàn khốc tại bar Đông Kinh, quận 5.
Những dân chơi thường xuyên đi các bar ở TP.HCM có thể nhận thấy rằng, khoảng thời gian từ năm 2008, tình hình an ninh trật tự tại những nơi này đã dần đi vào quỹ đạo khá ổn định.
Một số quán bar “nổi tiếng” khác do bị trinh sát hình sự chặt đứt các đường dây cung cấp thuốc lắc từ Campuchia chuyển về nên dân chơi đổ về ngày càng ít và trở nên ế ẩm.
Tuy nhiên, vẫn không loại trừ những nguy cơ bạo lực luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, điển hình vừa qua là vụ Thái “côn”, một giang hồ mới chỉ hàng “cóc ké” vì mâu thuẫn va chạm khi nhún nhảy đã sẵn sàng rút “hàng nóng” thị uy trước mặt đàn em không cần biết đến sự tồn tại của nhiều “anh lớn” đang có mặt.
Luật bất thành văn, hiện trong thế giới ngầm, đã hình thành một tư tưởng rõ rệt về địa vị giang hồ. M. “đại bàng”, một đàn anh đã gác kiếm sau nhiều lần lãnh từ 3-8 “cuốn” (lịch đốc- PV) ở trại giam Z30A cho biết: “Trong thế giới ngầm, đàn em vì nể “tên tuổi” và “số má” (vị trí trong giới giang hồ- PV) của đàn anh mà tìm đến kết giao. Ngược lại, đàn anh đã có “tên tuổi” thì phải tạo dựng “số má” ngày một lớn sau đó đứng ra dẫn dắt, bảo bọc đàn em”.
Một mối quan hệ không sinh thành dưỡng dục, không ơn nghĩa cao dày nhưng sẵn sàng gây án, đổ máu vì nhau để khẳng định sức mạnh của địa vị giang hồ. Thứ quy luật “đen” này theo thời gian khiến không ít tên tuổi lẫy lừng dao kiếm phải trả giá tàn khốc, nhẹ thì trọng thương, nặng thì mất mạng. Nhưng những lứa giang hồ sau dù biết vậy, hầu hết vẫn tiếp tục gục trên vết xe đổ chỉ vì khao khát “ngoi lên”.
Cách đây không lâu, công an TP.HCM cũng đã tạm giữ hình sự 2 nghi can là Dương Văn Chương (28 tuổi, ngụ quận 4) và Nguyễn Bảo Quốc (34 tuổi, quận 6) để điều tra hành vi “giết người” sau một cuộc thanh toán đẫm máu tại quán bar.
Theo cơ quan cảnh sát điều tra, sau khi cùng một băng nhóm hơn chục thanh niên ngồi nhậu trên đường Nguyễn Tri Phương, Quốc tiếp tục dẫn đàn em của mình vào bar Đông Kinh trên đường Trần Tuấn Khải (quận 5) để tiếp tục cuộc chơi.
Tại đây, trong lúc nhún nhảy, Chương vô tình đạp vào chân của Lê Quang Tuấn (tự bé Ken, 35 tuổi, ngụ quận 10) đang ngồi bàn bên cạnh.
Tức giận, Tuấn to tiếng cảnh cáo Chương: “Ra về biết tay tao”. Khoảng 3h sáng, 2 nhóm đứng dậy ra về thì Tuấn và bạn lao vào tấn công Chương. Thấy đàn em “gặp nạn”, Quốc cũng rút dao thủ sẵn trong người lao vào đâm liên tiếp 4 nhát khiến Tuấn gục chết trên vũng máu.
Gây án xong, cả 2 “huynh đệ” giang hồ rủ nhau “vù” sang Campuchia tẩu thoát nhưng bị trinh sát hình sự phát hiện vận động quay về ra đầu thú.
Quốc Quang Kỳ tới: Những cuộc tiễn đưa tối màu ở thiên đường “bay đêm”
Bữa tiệc sinh nhật kết thúc cùng nhiều tiếng thét thất kinh. Trước đó, bia rượu lâng lâng, chất côn đồ sẵn có, những nhát dao cuồng loạn đã vung lên dưới ánh đèn màu.
Theo VIetNamNet
Thâm nhập thế giới đêm Đà thành (kỳ cuối): Quá dễ để lách luật "múa cột" trước mắt cơ quan chức năng?
Hoạt động múa cột trong Nghị định không nói cấm mà cũng chẳng nói cho phép. Nếu xử lý thì cũng chỉ xử lý ở mức độ ăn mặc không đúng thuần phong mỹ tục.
Nếu dùng khái niệm vũ trường thì tại Đà Nẵng hiện chỉ còn duy nhất New Phương Đông. Nghĩa là chỉ trên một vài tiêu chí cơ bản về quy mô, chứ thực tình nếu đem soi với những quy định khắt khe thì toàn thành phố không có một vũ trường nào. Nhưng na ná vũ trường thì rất nhiều. Chính cái na ná này đã khiến cơ quan chức năng không có chế tài để xử lý các vi phạm.
Thử lấy một vài điều kiện để kinh doanh vũ trường theo Nghị định của Chính phủ như: diện tích sàn tối thiểu phải 80m2, người dưới 18 tuổi không được vào, nằm tách biệt với khu dân cư, cách âm tốt... thì không có một tụ điểm ăn chơi nào mà nhiều người vẫn gọi là "vũ trường" đạt tiêu chuẩn. Chính vì những ràng buộc ngặt nghèo xuất phát từ chủ trương "không cấm nhưng không khuyến khích" này mà những người đầu tư đã dùng một khái niệm rất vô chừng là "bar". Từ này ở nước ngoài đã phổ biến, nhưng ở Việt Nam thì nó chưa có định nghĩa cụ thể, chưa trở thành đối tượng điều chỉnh của luật, chưa nằm trong diện quản lý của các ngành liên quan. Và đây là kẽ hở để sinh ra nhiều biến tướng, vì núp dưới vỏ bọc của "bar", nhiều nơi có đủ các trò của một vũ trường nhưng nộp thuế ít hơn, đầu tư ít hơn mà chế tài cũng không khắt khe, nếu không nói là bỏ trống.
Múa cột đã phổ biến tại các quán bar, vũ trường trong khi không có chế tài xử lý. Ảnh: C.K
Ông Lưu Văn Học - Phó Chánh thanh tra Sở VH-TT&DL TP Đà Nẵng cho biết, những tụ điểm mà họ tự nhận là bar ấy do Sở KH&ĐT cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Sở VH-TT&DL có một chức năng rất nhỏ trong này là cấp phép biểu diễn các chương trình nghệ thuật, kiểm tra danh mục các bài hát biểu diễn. Chế tài để xử lý các vi phạm bên lĩnh vực văn hóa đối với các tụ điểm này cũng còn gặp rất nhiều lúng túng. Cũng theo đại diện thanh tra Sở thì hoạt động múa cột trong Nghị định cũng không nói cấm mà cũng chẳng nói cho phép. Nếu xử lý thì Sở cũng chỉ xử lý ở mức độ ăn mặc không đúng thuần phong mỹ tục.
Trong số các tụ điểm ăn chơi ở Đà Nẵng, ông Học cho hay F.T.V là điểm đã bị cơ quan liên ngành xử phạt nhiều lần vì hoạt động quá giờ cho phép và nhắc nhở về cách ăn mặc của nhân viên múa cột. Còn S.V.T. thì từng bị xử phạt vì nhiều thành viên của ban nhạc người nước ngoài (Philippines) xin nhập cảnh vào TPHCM nhưng lại biểu diễn ở Đà Nẵng trong khi Visa đã quá hạn.
Ngoài ra, cách đây mấy tháng, tụ điểm Sao MTV cũng bị xử lý vì tiếng ồn quá mức cho phép, người dân sống xung quanh làm đơn kiến nghị liên tục. Theo quy định, nếu không phải là vũ trường thì không được tổ chức khiêu vũ, vậy nhưng quy định này đã bị xé rào ở một số tụ điểm ăn chơi có tiếng. Còn hành vi múa lửa của những người pha chế rượu, theo ngành Văn hóa thì rõ ràng là có nguy cơ cháy nổ rất nguy hiểm, nhưng nếu kiểm tra và xử lý thì chắc chắn lại thuộc về CSPCCC.
Các quán bar đã xé rào với màn múa lửa của nhân viên pha chế rượu. Ảnh: C.K
Còn theo ông Trần Văn Thôi - chuyên viên Phòng Nghiệp vụ văn hóa (Sở VH-TT&DL) thì hình thức hoạt động của các bar và vũ trường ở Đà Nẵng gần như giống nhau, nhưng bar lại không có chế tài xử lý trong khi vũ trường thì có quy định rất rõ. Các bar thì đăng ký kinh doanh tại Sở KH&ĐT nhưng gần như các mã ngành đều thuộc diện kinh doanh không điều kiện nên khó mà có cơ sở để kiểm tra, xử lý.
Hỏi về việc các nhân viên múa cột thường ăn mặc rất hở hang, sử dụng nhiều động tác kích động, kích dục, ông Thôi cũng thẳng thắn trao đổi: "Đây rõ ràng không phải là hoạt động khiêu vũ cũng chẳng phải một vở kịch múa nào. Nhưng trong tất cả các văn bản liên quan cũng không có văn bản nào nói đến múa cột cả. Vì thế cũng chẳng có căn cứ nào mà xử lý".
Qua trao đổi với các đơn vị chức năng, các ý kiến đều cho rằng, nếu có chế tài cụ thể thì việc xử lý các sai phạm của những tụ điểm ăn chơi mà gần đây nhiều người gọi là bar thực sự không khó. Nhưng, nếu không có quy định cho loại hình này, không có căn cứ xử lý thì sẽ rất rối. Hành vi biến tướng lập lờ với rất nhiều hoạt động không được cho phép mấu chốt bắt nguồn từ những quy định ngặt nghèo về điều kiện kinh doanh vũ trường của Chính phủ cũng như lách thuế của các nhà kinh doanh. Theo thông tin mà chúng tôi có được thì ngành Văn hóa đang tham mưu cho UBND TP Đà Nẵng ra những quy định để quản lý, xử lý chặt chẽ các tụ điểm ăn chơi biến tướng này.
Các cơ quan quản lý nhìn nhận rằng, ở một thành phố lớn như Đà Nẵng, xuất hiện các quán bar, vũ trường cũng là một nhu cầu tất yếu về mặt tinh thần. Nếu hoạt động theo quy định, trong khuôn khổ pháp luật cho phép thì đây sẽ là nơi phục vụ nhu cầu của người dân địa phương, khách du lịch các nơi lưu trú tại Đà Nẵng và cả người nước ngoài nữa.
Theo chúng tôi, ở khía cạnh tích cực thì điều này đúng. Tuy vậy, hình thức kinh doanh này bao giờ cũng có mặt trái, và xử lý được điều này thì không phải là đơn giản. Đi liền với vũ trường, với bar là việc sử dụng ma túy, là mại dâm cao cấp, là giang hồ, bảo kê, ô nhiễm tiếng ồn cùng nhiều hành vi vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội khác nữa. Ta không thể cấm người khác đi chơi ở vũ trường, ở quán bar, nhưng nếu làm tốt công tác quản lý thì sẽ biết được họ đến đó để chơi gì. Loạt phóng sự của chúng tôi sau chuyến xâm nhập các vũ trường, quán bar cũng chỉ mong nói lên điều đó.
Theo ANTD
Thâm nhập thế giới đêm Đà thành (7): Sa đoạ những cuộc vui thâu đêm ở vũ trường, quán bar Trong cuộc vui bất tận thâu đêm suốt sáng ở quán bar, vũ trường, các vũ nữ chịu khá nhiều áp lực. Trong môi trường đầy rẫy cám dỗ, không ít trường hợp sa ngã, khi tỉnh ngộ, nhìn lại mình thì đã quá muộn... Mỗi khi có khách vào, đội ngũ này sẽ sà tới và thăm dò nhu cầu. Ảnh: C.K...