Backtrack Vocals mang dòng nhạc Acapella đi khắp Việt Nam
Sáng 6/9, tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương đã diễn ra buổi giao lưu nghệ thuật đặc biệt với sự có mặt của ban nhạc Backtrack Vocals (Mỹ).
Sự kiện mang đến không gian âm nhạc ấn tượng, độc đáo và thể hiện tinh thần hữu nghị, lan tỏa văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ.
A cappella được nhiều nghệ sĩ trên thế giới theo đuổi và ngày càng trở nên phổ biến. Backtrack Vocals là ban nhạc đã theo đuổi và gặt hái được nhiều thành công với dòng nhạc này. Vào năm 2019, Backtrack Vocals trở thành Quán quân của cuộc thi Tìm kiếm tài năng New York mùa 6 nhờ sự tài năng và phong cách âm nhạc độc đáo của mình.
BackTrack Vocal đang có chuyến lưu diễn dài ngày tại Việt Nam và tham gia vào nhiều hoạt động giao lưu văn hóa. Ban nhạc đã xuất hiện tại nhiều địa điểm tại Việt Nam như: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, An Giang, TP HCM và đặc biệt họ đã góp mặt trong đại nhạc hội Bridgefest 2022.
Phát biểu tại chương trình, NGƯT, PGS.TS. Đào Đăng Phượng, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, được tiếp đón ban nhạc BackTrack Vocal đến trình diễn là điều vô cùng vinh dự của Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.
NGƯT, PGS.TS. Đào Đăng Phượng trao quà cho ban nhạc.
Ông khẳng định, đây là một buổi kết nối, tiếp cận, giao lưu, trao đổi văn hóa nghệ thuật có ý nghĩa thiết thực đối với cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật TW. Đồng thời, thể hiện mong muốn gắn kết, hợp tác giữa hai quốc gia Việt Nam – Hoa Kỳ về văn hóa nghệ thuật.
Video đang HOT
Ban nhạc BackTrack Vocal trình diễn tại sân khấu Trường ĐHSP Nghệ thuật TW 6/9.
Backtrack Vocal gây ấn tượng bởi cách họ có thể làm biến chuyển các giai điệu quen thuộc, đồng thời khoe chất giọng cao và khả năng beatbox của tất cả 5 thành viên trong nhóm một cách tuyệt vời. Những màn trình diễn của họ chứa đựng màu sắc trẻ trung, sôi động cùng sự hài hước, sự phối hợp vô cùng ăn ý với các thể loại đa dạng từ Pop, Motown, cổ điển cho đến các tác phẩm được giữ nguyên bản gốc.
BackTrack Vocal đang có chuyến lưu diễn dài ngày tại Việt Nam và tham gia vào nhiều hoạt động giao lưu văn hóa. Ban nhạc đã xuất hiện tại nhiều địa điểm tại Việt Nam như: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, An Giang, TP HCM và đặc biệt họ đã góp mặt trong đại nhạc hội Bridgefest 2022.
Cùng đón xem phần trình diễn A cappella của BackTrack Vocal:
Bên cạnh các hoạt động biểu diễn, BackTrack Vocal rất quan tâm đến việc gặp gỡ, trò chuyện và giao lưu với học sinh, sinh viên tại Việt Nam.
BackTrack Vocal giao lưu với khán giả.
Tiết mục biểu diễn ấn tượng của sinh viên Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật TW dưới sự chỉ huy của giảng viên Phạm Xuân Danh.
Cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường ĐHSP Nghệ thuật TW chụp ảnh lưu niệm cùng ban nhạc.
A cappella trong tiếng Ý có nghĩa là “nhà thờ” hay “nhà nguyện”, dùng để gọi tên lối hát không sử dụng nhạc đệm hoặc chỉ dùng bộ đệm gỗ đơn sơ. Dòng nhạc này thường được áp dụng trong các hoạt động tôn giáo của người Do Thái, Cơ-đốc giáo và Hồi giáo. A cappella xuất hiện ở Châu Âu từ thời Trung cổ, phát triển rực rỡ vào thời kỳ Phục hưng rồi lan rộng sang các châu khác như Châu Mỹ và Châu Á.
Hát A cappella phổ biến nhất là lối hát bè với nhiều giọng khác nhau, một giọng hát khỏe đầy nội lực là điểm nhấn cũng như yếu tố quan trọng hàng đầu của thể loại nhạc này. Để hát được A cappella, người hát phải có giọng bass, treb, vocal,… và phải dùng chính giọng của mình để thay thế cho những âm thanh của nhạc cụ. Cho nên, người hát cần phải có khả năng thẩm âm và kiến thức tốt về thanh nhạc, cũng như sự lắng nghe, xử lý âm thanh, phối hợp nhịp nhàng với người cùng hát.
Cựu giảng viên Đại học Tôn Đức Thắng lãnh án vì vu khống Bí thư Tỉnh ủy
TAND TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã mở phiên tòa xét xử hai đối tượng có hành vi vu khống ông Bùi Văn Cường, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk (hiện là Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội).
Ngày 17/1, TAND TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với 2 bị cáo Phạm Đình Quý (41 tuổi, trú tỉnh Bình Thuận, nguyên giảng viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng, TP.HCM) và Hoàng Minh Tuấn (42 tuổi, trú xã Ea Hu, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) về tội "Vu khống".
2 đối tượng Phạm Đình Quý và Hoàng Minh Tuấn. Ảnh: Duy Hậu
Theo cáo trạng, Quý quen biết với Tuấn từ năm 2007. Lúc này, Quý là giảng viên, Tuấn là sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao TP.HCM. Năm 2019, Quý chuyển đến giảng dạy tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Hai đối tượng không có mâu thuẫn gì với ông Bùi Văn Cường. Thế nhưng cuối năm 2019, Quý gọi điện thoại cho Tuấn trao đổi nội dung ông Cường có "tiêu cực trong công tác cán bộ tại tỉnh Đắk Lắk" và "đạo văn, gian dối học thuật" khi thực hiện luận án tiến sĩ (thời điểm này ông Cường là Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk hiện là Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội).
Đồng thời, Quý đưa nhiều tài liệu liên quan đến luận án tiến sĩ của ông Cường cho Tuấn xem. Quý đề nghị Tuấn ký tên vào các đơn tố cáo và Tuấn đồng ý.
Quý và Tuấn tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Duy Hậu
Sau đó, Quý đưa các đơn tố cáo ông Bùi Văn Cường cho Tuấn ký rồi gửi đến Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và nhiều cơ quan báo chí.
Đáng nói, Quý và Tuấn biết rõ nội dung tố cáo ông Cường tiêu cực trong công tác cán bộ tại tỉnh Đắk Lắk là không có căn cứ, sai sự thật nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi.
Nhận được đơn tố cáo, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã làm việc với Tuấn và thông báo đã có văn bản chuyển đơn đến Ban Tổ chức Trung ương để xem xét, giải quyết. Đồng thời, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Tuấn không được thông tin phát tán nội dung tố cáo này trước khi có kết luận về vụ việc.
Ngày 6/7/2020, Tuấn gọi điện thoại cho Quý thông báo những nội dung làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương và về 2 Công văn của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và Công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các công văn xác nhận, luận án tiến sĩ của ông Cường được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Tuy nhiên, sau đó Quý và Tuấn vẫn cố ý bịa đặt, soạn thảo khoảng 200 tờ đơn tố cáo ông Cường "đạo văn" rồi gửi đến hàng trăm cá nhân, tổ chức. Việc làm của Tuấn làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của ông Bùi Văn Cường.
Tại phiên tòa, Quý và Tuấn đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình. Đồng thời gửi lời xin lỗi đến ông Bùi Văn Cường.
Căn cứ vào các tình tiết, diễn biến của vụ án, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Phạm Đình Quý 2 năm 9 tháng tù giam và bị cáo Hoàng Minh Tuấn 2 năm 6 tháng tù giam cùng về tội "Vu khống".
TP.HCM chi kinh phí khen thưởng chống dịch COVID-19 UBND TP.HCM vừa ban hành văn bản khẩn về việc phê duyệt kinh phí khen thưởng chống dịch COVID-19, giúp ngành y tế giải quyết vướng mắc "hậu COVID-19". Nhân viên y tế, giảng viên, sinh viên, tình nguyện viên tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM sẽ được hỗ trợ kinh phí khen thưởng - Ảnh: DUYÊN PHAN Theo...