Bạch tuộc – Vị thuốc chống suy nhược
Bạch tuộc còn được gọi là mực trùm. Bên cạnh tác dụng bồi bổ sức khỏe cực tốt cho những người bệnh mới ốm dậy và phụ nữ sau sinh, các món từ bạch tuộc còn là thức ăn khoái khẩu đối với nhiều người. Thịt bạch tuộc chỉ ngon khi vừa được câu về, phải còn sống hoặc vẫn còn tươi.
Theo đông y, thịt bạch tuộc, tên thuốc là chương ngư, có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc, có tác dụng ích khí, dưỡng huyết, thông sữa, thu liễm, sinh cơ, chữa cơ thể gầy yếu, thần kinh suy nhược, tắc tia sữa…
Cách làm bạch tuộc: Mổ bỏ ruột, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Thịt bạch tuộc được dùng trong thực phẩm để chế biến nhiều món ăn ngon và bổ như mực nang, hải sâm.
Từ bạch tuộc, người ta đã chiết được chất octopamin có tác dụng gây mê, cường giao cảm và một hoạt chất có khả năng trị bệnh rối loạn nhịp tim.
Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta dùng bạch tuộc dưới dạng thức ăn – vị thuốc khá phổ biến. Dưới đây là vài cách sử dụng bạch tuộc để trị bệnh:
Video đang HOT
* Chữa cơ thể suy nhược gầy yếu: Dùng thịt bạch tuộc nướng giòn, tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6-10 g, có thể đến 20 g, uống với nước ấm hoặc rượu.
Hoặc thịt bạch tuộc 50-100 g, thái miếng; lạc 60 g ngâm nước cho tróc vỏ ngoài, lấy nhân, giã nát. Cho 2 thứ vào nồi cùng với nước vừa đủ, nấu đến nhừ nhuyễn, thêm gia vị và ít rượu. Ăn cái, uống nước một lần trong ngày.
* Chữa suy nhược cơ thể sau sinh: Thịt bạch tuộc 100 g (thái nhỏ phơi khô), chân giò lợn 1 cái chặt miếng. Cho 2 thứ đổ đủ nước hầm kỹ đến nhừ, ăn vào 2 bữa cơm hằng ngày.
* Chữa thiếu máu, chậm tiêu: Thịt bạch tuộc tươi 100-200 g, rửa sạch thái nhỏ, xào với dầu cho săn cạnh, thêm 1-2 thìa nước gừng và 200 ml nước rồi nấu nhừ; chia làm 2 ăn trong ngày.
Bác sĩ Bồng Trung Hoàng
Người lao động
Mướp - rau ăn, vị thuốc
Mướp là một loại rau quả dùng phổ biến trong nhân dân, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, thanh mát trong mùa hè. Bên cạnh đó, mướp còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh.
Cây mướp thuộc loại dây leo, thân có nhiều tua cuốn bò lan trên giàn, hoa màu vàng, trái thuôn dài có màu xanh nhạt, chứa nhiều dưỡng chất, vị ngọt, tính bình, có mùi thơm nhẹ. Mướp có hai loại: mướp trâu là loại quả to, màu xanh đậm; mướp hương quả nhỏ, màu xanh nhạt và có mùi thơm ngát. Cả hai loại đều dùng làm thực phẩm và làm thuốc.
Phân tích thành phần dinh dưỡng, trong 100g mướp có chứa 95g nước, 0,9g protit, 0,1g lipit, 3g ghucit, 0,5gr xeluloza, 28mg sắt, 160mcg betacaroen, vitamin B, C... Mướp giàu sinh tố, khoáng vi lượng, chất nhớt và chất xơ rất tốt cho cơ thể.
Mướp được dùng chữa bệnh như sau:
Món ăn lợi sữa: Mướp tươi 1 quả, muối ăn 10g. Mướp gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng cho vào nồi, thêm 1 lít nước, cho muối vào đun sôi, cho sản phụ uống đến khi sữa ra nhiều. Hoặc dùng móng giò lợn nấu mướp để ăn với cơm hàng ngày. Công dụng: kích thích tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn máu và lưu thông tuyến sữa.
Giảm đau do viêm họng: Lá mướp hương 2 - 3 lá, rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần, làm vài lần trong 2 - 3 ngày.
Giảm ho, tan đờm do viêm khí phế quản: Quả mướp tươi để cả vỏ rửa sạch, giã nát, vắt lấy 40ml nước, hòa trộn với 10ml mật ong, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 20 - 30ml. Dùng 3 - 5 ngày.
Mướp vị ngọt tính bình, là vị thuốc chữa nhiều bệnh.
Món canh thanh nhiệt, giải độc: Mướp tươi 2 quả, thịt ba chỉ 200g, hành, gừng và gia vị vừa đủ. Mướp gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vuông. Thịt ba chỉ rửa sạch thái miếng vừa ăn. Đun nóng chảo, cho dầu ăn và hành, gừng xào thơm, rồi cho thịt ba chỉ, gia vị vào xào đảo đều trong 5 phút. Tiếp theo cho mướp vào xào thêm 2 phút. Đổ 3 - 4 bát nước, để nhỏ lửa đun trong 5 phút là được, dùng làm canh ăn trong bữa cơm. Có thể dùng thường xuyên.
Chữa sạm da: Dùng 1 quả dưa chuột tươi, 1 quả mướp non (nhỏ bằng quả dưa chuột). Cả hai rửa sạch, để cả vỏ xay nát, lọc lấy nước cốt thoa lên mặt, sau 30 phút rửa mặt lại với nước lạnh. Làm thường xuyên có tác dụng chữa sạm da, giúp da mịn màng, trắng sáng.
Chú ý: Những người tỳ vị hư yếu, hay đau bụng, đại tiện lỏng nát không nên dùng.
Theo Suckhoedoisong
Thực phẩm cần tránh với người bệnh thủy đậu Vào mùa hè, một trong những căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm là bệnh thủy đậu, nhất là với trẻ em do khả năng miễn dịch còn yếu.Theo các chuyên gia, bệnh thủy đậu thường đi kèm với triệu chứng ngứa, mệt mỏi, sốt, dẫn đến làm suy nhược cơ thể. Vì thế, trong thời gian từ 10 đến 12 ngày ủ bệnh,...