Bạch tuộc là loài vật có mấy tim?
Bạch tuộc là loài động vật không mấy xa lạ với chúng ta, nhưng bạch tuộc là loài vật có mấy tim không phải ai cũng biết.
Bạch tuộc sở hữu ngoại hình đặc trưng với cái đầu to đi cùng tám xúc tu. Những chiếc xúc tu to khỏe, uốn éo, chi chít cùng giác hút rùng rợn, dễ dàng túm chặt con mồi. Được mệnh danh là những con “ quái vật biển” nên đa số những loại động vật khác không dám bén mảng đến gần bạch tuộc.
Bạch tuộc là loài động vật có nhiều tim.
Bạch tuộc có mấy trái tim?
Bạch tuộc là một trong những loài động vật không chỉ có một trái tim duy nhất như đại đa số các loài động vật khác, mà nó có đến ba trái tim. Trong đó, trái tim lớn nhất và mạnh mẽ nhất, được gọi là tim hệ thống, nằm ở giữa cơ thể của bạch tuộc đảm nhận nhiệm vụ bơm máu chứa oxy đi khắp cơ thể, nhưng không đến mang.
Điều thú vị nữa là trái tim lớn sẽ ngừng đập khi bạch tuộc bơi. Hai trái tim còn lại tương đối nhỏ và yếu hơn, được gọi là tim nhánh. Mỗi tim nhánh gắn vào một trong hai mang của bạch tuộc để bơm máu qua mang, vì vậy chúng còn được gọi là tim mang.
Tại sao bạch tuộc cần tới ba trái tim?
Theo nhà sinh vật học Kirt Onthank tại Đại học Walla Walla (Mỹ) cho hay, động vật cũng cần đủ huyết áp để đưa máu đi khắp cơ thể một cách hiệu quả. Mang bạch tuộc hút oxy quan trọng từ nước, sau đó hai tim nhánh giúp bơm máu ít oxy qua mang.
Không giống với những loài động vật khác, bạch tuộc phải có ba trái tim mới có thể duy trì sự sống.
Tuy nhiên, máu đi qua mang trở nên giàu oxy và có áp suất thấp, điều này không tốt cho việc dẫn truyền máu tới các cơ quan trong cơ thể. Điều này bắt buộc bạch tuộc cần một trái tim khác sau mang hay còn gọi là tim hệ thống để tạo áp lực cho máu một lần nữa, từ đó giúp đẩy máu giàu oxy đi khắp cơ thể một cách hiệu quả.
Bạch tuộc có mấy bộ óc?
Video đang HOT
Chín bộ não của bạch tuộc gồm 1 bộ não chính, có vai trò phân tích và đưa ra các quyết định cho nó, còn lại là 8 não phụ. Những não phụ này nằm ở gốc mỗi cánh tay (xúc tu). Khi nhận được thông tin, nó sẽ được truyền đi tới các não phụ và được xử lý chuyển về não chính.
Phần đầu chứa bộ não lớn với tỷ lệ não và thân tương đương với các động vật thông minh khác. Hệ thống thần kinh phức tạp với khoảng 500 triệu nơron thần kinh, nhưng số nơron này không tập trung trong não mà phân bố thành một mạng lưới hạch liên kết với ba phần chính. Phần não trung tâm chỉ chứa khoảng 10% số lượng nơron. Hai thùy mắt lớn chứa khoảng 30%. 60% còn lại nằm ở các xúc tu.
Bạch tuộc có 1 não chính và 8 não phụ.
Bạch tuộc có bao nhiêu xúc tu? Bao nhiêu giác hút?
Bạch tuộc có tổng thể tám xúc tu. Từ trước đến nay mọi người thường nghĩ rằng bạch tuộc dùng bốn xúc tu để di chuyển (gọi tắt là chân) và bốn xúc tu còn lại để ăn cũng như cầm nắm (gọi tắt là tay).
Sau khi thu thập dữ liệu từ 2.000 cuộc theo dõi khác nhau, các chuyên gia hải dương thuộc 20 trung tâm nghiên cứu đời sống sinh vật biển khắp châu Âu đã phát hiện ra bạch tuộc chỉ di chuyển trên hai xúc tu và dùng sáu xúc tu còn lại để ăn.
Thêm một điều kì lạ nữa là chúng chỉ sử dụng hai chân để đẩy khi muốn bơi. Các xúc tu khác hoạt động như mái chèo, hỗ trợ bạch tuộc bơi. Trên tám xúc tu có tất cả 240 giác hút. Chúng nhờ vào những giác hút này để bám vào đáy biển và di chuyển. Trên xúc tu của bạch tuộc còn có cơ quan xúc giác và cơ quan vị giác, điều này giúp phán đoán xem “chiến lợi phẩm” thu về có thể ăn được hay không.
Loài vật thông minh nhất đại dương
Khi nghe đến câu hỏi 'Loài vật thông minh nhất đại dương', không ít người sẽ nghĩ ngay đến cá heo, vậy thực hư thế nào?
Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ cá heo là loài vật thông minh nhất đại dương. Đúng là cá heo thông minh, nhưng so với bạch tuộc, nó không là gì cả.
Loài vật thông minh nhất đại dương
Giống như trên mặt đất, trong lòng đại dương cũng là nơi quy tụ những bậc anh tài của thế giới động vật. Bên cạnh những cái tên "đình đám" như cá heo, hải cẩu - thường xuất hiện trong những chương trình xiếc động vật, chúng ta còn phải kể đến bạch tuộc.
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào, thậm chí hơn cả cá heo.
Bạch tuộc là loài không xương sống, thân mềm, thuộc bộ Octopoda. Trong tất cả các loài sinh vật biển, bạch tuộc được xếp là động vật thông minh nhất.
Hệ thần kinh của chúng hoạt động khá phức tạp. Số lượng neuron của bạch tuộc ở mức cao trong những loài cùng nhóm động vật không xương sống, với khoảng nửa tỉ neuron, nhưng con số này vẫn còn khá thấp so với loài người (khoảng 100 tỉ neuron).
Ngoài ra, vị trí của những neuron ở bạch tuộc cũng rất đặc biệt, với chỉ khoảng 1/3 trong tổng số nằm ở não chính. 2/3 neuron còn lại nằm trong những dây thần kinh ở các xúc tu. Các xúc tu này có những phản xạ phức tạp với sự điều khiển của ít nhất ba cấp độ của hệ thần kinh.
Do đó, nhiều người thường ví con bạch tuộc như có 9 não trên cơ thể. Cũng vì lý do này, bạch tuộc rất nhạy cảm và phản ứng nhanh, và gần như mỗi xúc tu có thể hoạt động, cảm nhận gần như độc lập với nhau.
Loài vật thông minh nhất đại dương chính là bạch tuộc
Dưới đây là những lý do khiến bạch tuộc được mệnh danh là loài vật thông minh nhất đại dương:
Khả năng nhìn xa trông rộng
Không như một số kẻ săn mồi thường đánh chén con mồi ngay khi bắt được, bạch tuộc lại chọn hang của mình là nơi để dùng bữa.
Sau khi trở về hang, bạch tuộc sẽ sử dụng những chiếc xúc tu để nhặt những hòn đá, đặt "án ngữ" ngay trước cửa hang tạo thành một bức tường. Với bức tường đá này, bạch tuộc sẽ có đủ sự an toàn để "đánh chén", và ngay sau đó có thể yên tâm chợp mắt lấy sức cho buổi đi săn tiếp theo.
Các chuyên gia phân tích, hành vi này chứng tỏ rằng bạch tuộc là một loài động vật biết tư duy. Chúng có khả năng nhìn xa trông rộng và biết thực hiện công việc một cách trình tự.
Biết dùng công cụ
Ngoài việc xây lên bức tường đá trước cửa hang, bạch tuộc còn biết sử dụng vỏ dừa để tự bảo vệ bản thân.
Đầu tiên, bạch tuộc sẽ đào một chiếc vỏ dừa từ dưới cát. Sau đó chúng sẽ làm sạch chiếc vỏ và "cắp" theo người.
Tiếp theo, bạch tuộc lại đi tìm kiếm một chiếc vỏ dừa khác và thực hiện điều tương tự. Khi gặp nguy hiểm, bạch tuộc sẽ úp 2 chiếc vỏ dừa tạo thành một chiếc vỏ như trai, sò để ngụy trang, hoặc tự chui xuống cát để trốn kẻ thù.
Bậc thầy của ngụy trang
Khả năng ngụy trang của bạch tuộc có thể gọi là đạt mức "thượng thừa". Không chỉ đơn thuần là thay đổi sắc tố da để cơ thể có màu sắc giống với khung cảnh xung quanh, bạch tuộc còn biết "mạo danh" những loài động vật khác.
Bạch tuộc còn có thể ngụy trang để đi săn mồi. Chúng có thể quan sát màu sắc và cách chuyển động của những loài vật khác, sau đó "copy" y hệt để đánh lừa đối phương.
Khả năng giải quyết những bài toán hóc búa nhất
Những loài thân mềm như trai, nghêu, sò... đừng tưởng sẽ được yên thân khi có một lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài, bởi lớp vỏ này không "xi nhê" gì đối với bạch tuộc.
Theo quan sát của các nhà khoa học, bạch tuộc có thể lấy những hòn đá nhỏ đập vỡ, hoặc dùng các xúc tu để mở bung lớp vỏ bên ngoài động vật thân mềm.
Các chuyên gia đánh giá bạch tuộc biết sử dụng chiến thuật để đạt được những gì nó muốn, và nó biết cách nào là dễ dàng nhất.
Bạch tuộc có bộ não cực kỳ phát triển
Nghiên cứu cho thấy bạch tuộc sở hữu một bộ não khá "tiến bộ" trong giới động vật. Não của bạch tuộc có nếp gấp thùy, tương tự như bộ não của loài động vật có xương sống.
Nhờ có cấu tạo đặc biệt, khả năng liên kết các cơ quan trong não bạch tuộc là rất lớn. Điều này cho phép bạch tuộc sở hữu khả năng ghi nhớ tốt, đồng thời giúp chúng có thể nhớ và thậm chí suy luận ra các lộ trình chúng cần thực hiện.
Trên đây là những lý do khiến bạch tuộc là loài vật thông minh nhất đại dương.
Gặp 'báu vật' này khi đi biển, phải trả giá đắt nếu chạm vào Những con hải sâm sở hữu một cụm xúc tu bao quanh miệng, dùng để lọc trầm tích. "Báu vật" của biển cả Hải sâm đóng một vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái biển khác nhau. Sinh vật này được ví như là "chất tẩy rửa hiệu quả" bằng cách lọc trầm tích để chiết xuất chất dinh dưỡng. Cụ...