Bạch hầu và những bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine
Bạch hầu và nhiều bệnh truyền nhiễm như quai bị, rubella, sởi…đều có khả năng gây nguy hiểm cho cả trẻ em và người trưởng thành. Tiêm vaccine là biện pháp giúp ngăn ngừa lây nhiễm.
Theo thông tin từ WHO, trên thế giới cứ 5 trẻ em thì có 1 trẻ không được tiếp cận với tiêm chủng thường xuyên và chết vì những bệnh có thể phòng ngừa bằng những loại vaccine hiện có.
Tiêm chủng là một cách thức giúp con người tạo ra khả năng đáp ứng miễn dịch, chống lại bệnh truyền nhiễm. Vaccine sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để bảo vệ khỏi những căn bệnh truyền nhiễm.
Dưới đây là những vaccine mà UNICEF Việt Nam khuyến cáo phụ huynh nên tiêm cho trẻ, để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tương tự như bạch hầu.
Lao
Lao là bệnh lý do vi trùng gây ra, chúng tấn công phổi và phá hủy các tế bào trong cơ quan này. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Lao phổi thường gặp nhất. Chúng ta cũng có thể mắc lao ở một số bộ phận khác như não. Bệnh nhân nhiễm lao sẽ rất khó điều trị và cần thời gian dài. Nhiều ca mắc lao phổi nặng có thể dẫn tới biến chứng hoặc tử vong.
Ho, khạc ra máu tươi là triệu chứng điển hình của lao phổi. Ảnh: Freepik.
Sởi
Sởi là một bệnh truyền nhiễm phổ biến với khả năng lây lan nhanh. Triệu chứng của sởi đặc trưng là sốt, chảy nước mũi, nổi hạt trắng phía trong miệng, phát ban trên da. Bệnh nặng có thể gây mù lòa, viêm não và tử vong.
Video đang HOT
Bại liệt
Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hoá do virus gây nên – virus Polio.
Trong số các bệnh nhân bại liệt, có khoảng 5-10% người bệnh chết vì cơ quan hô hấp bị tê liệt. Nếu để tình trạng tê liệt xảy ra, không có cách nào có thể chữa trị căn bệnh này. Thay vào đó, bệnh nhân chỉ có thể điều trị để giảm bớt các triệu chứng.
Viêm gan B
Đây là bệnh truyền nhiễm gây ra do virus viêm gan B gây nên. Bệnh lây lan qua đường máu và tình dục. Nó còn được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng trong nhiều năm.
Theo thống kê của WHO, khoảng 400 triệu người trên thế giới mắc viêm gan B mạn tính. Ở Việt Nam, số người nhiễm virus viêm gan B chiếm khoảng 20% dân số. Viêm gan B có thể dẫn tới xơ gan, nhiễm trùng gan và ung thư gan.
Trên thế giới có hơn 400 triệu người mắc viêm gan B. Ảnh: Stock Adobe.
Uốn ván
Chứng bệnh nguy hiểm này làm cơ thể co giật, căng cứng các bắp thịt. Với trẻ nhỏ, uốn ván gây cứng hàm, cổ, dẫn đến tình trạng khó thở. Ngay cả khi được điều trị, uốn ván vẫn dễ dẫn đến tử vong.
Ho gà
Ho gà gây nên những cơn ho kéo dài tới hàng tuần. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể dẫn đến khó thở, viêm phổi và tử vong.
Bạch hầu
Thời gian gần đây, bạch hầu diễn biến phức tạp ở TP.HCM và Đắk Nông khi phát hiện một số ca mắc. Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn gây ra, thường xảy ra ở niêm mạc mũi, họng, tạo thành lớp màng giả trắng bao bọc hầu họng, khiến người bệnh khó thở, khó nuốt. Trong nhiều trường hợp, bạch hầu còn gây tổn thương tim, thận và thần kinh.
Bạch hầu đặc trưng là lớp màng giả màu trắng ở vùng hầu họng, kèm theo sốt, viêm họng, ho, viêm mũi, đau khi nuốt. Ảnh: Toluna.
Quai bị
Dấu hiệu nhận biết của những bệnh nhân mắc quai bị là một bên má sưng to. Nguyên nhân là sưng, viêm tuyến nước bọt. Quai bị có thể gây ra đau đầu, khó chịu và sốt. Biến chứng của quai bị có thể dẫn đến viêm màng não, viêm tinh hoàn và điếc.
Rubella
Đây là căn bệnh nguy hiểm với phụ nữ có thai bởi nếu nhiễm Rubella có thể dẫn tới khả năng sảy thai, phôi thai chết, tử vong trẻ sơ sinh hay dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, cần cẩn trọng bởi trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ mắc bệnh này.
Thêm bằng chứng cho thấy vắc xin MMR không gây tự kỷ
Báo cáo đánh giá được công bố trên Thư viện y học Cochrane mới đây cho thấy không có mối liên hệ giữa vắc xin sởi, quai bị và rubella (MMR) với bệnh tự kỷ ở trẻ em.
Nhiều người từ chối cho con tiêm MMR vì tin rằng loại vắc xin này có thể gây bệnh tự kỷ - ẢNH: AFP
Báo cáo tổng hợp dữ liệu từ 138 nghiên cứu trên toàn cầu đối với 23 triệu trẻ em từ năm 2012 đến nay. Trong đó, khoảng 63% các nghiên cứu đánh giá tác hại tiềm tàng của vắc xin này, 37% còn lại xem xét về hiệu quả của vắc xin trong việc ngăn ngừa các bệnh tương ứng.
Theo dữ liệu từ 2 nghiên cứu với 1,2 triệu trẻ em tham gia, tỷ lệ chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ có tiêm vắc xin MMR và trẻ không sử dụng là tương tự nhau. Đồng thời, báo cáo cũng cho thấy loại vắc xin này không kích hoạt bệnh tự kỷ ở những trẻ có nguy cơ.
"Chúng tôi cho rằng đây là bằng chứng về sự an toàn và hiệu quả của vắc xin MMR trong việc tiêm chủng hàng loạt", tiến sĩ Carlo Di Pietrantonj, công tác tại Đơn vị dịch tễ học khu vực về bệnh truyền nhiễm SeREMI (Ý), chia sẻ.
Vắc xin MMR được cấp phép sử dụng vào năm 1971. Nghiên cứu năm 1998 của bác sĩ Andrew Wakefield (Anh) được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet cho rằng vắc xin này gây ra tự kỷ ở trẻ em.
Hàng chục nghiên cứu sau đó đều không tìm thấy sự liên quan giữa căn bệnh tự kỷ với vắc xin MMR. Tuy nhiên, quan điểm của bác sĩ Wakefield đã lan rộng ở nhiều quốc gia trong thời gian dài và được những người "anti-vaccine" (chống tiêm chủng) sử dụng như một trong những lý lẽ thuyết phục nhất.
Với thống kê hơn 140.000 người đã chết vì bệnh sởi chỉ trong năm 2018, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xem việc từ chối tiêm vắc xin hoặc miễn cưỡng sử dụng vắc xin là mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu trong tương lai.
Bất an tỷ lệ tiêm chủng thấp Tại hội nghị tổng kết hoạt động tiêm chủng năm 2019 vừa được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) tổ chức, Th.S-BS Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm (HCDC), cho biết hiện trên địa bàn TPHCM có 8 quận huyện và 88 phường xã có tỷ lệ tiêm chủng rất thấp. Trong đó, quận 8, 10, 11,...