Bạch chỉ khu phong, trừ thấp
Bạch chỉ là rễ của cây bạch chỉ hay xuyên bạch chỉ, thuộc họ hoa tán. Bạch chỉ có tinh dầu, các chất coumarrin.
Ảnh minh họa
Theo Đông y, bạch chỉ vị cay, tính ôn; vào các kinh phế, vị và đại trường. Có tác dụng khu phong trừ thấp, thông khiếu, chỉ thống, tiêu thũng bài nùng. Trị chứng ngoại cảm gây đau đầu, đau vai lưng, đau răng, đau xoang mũi, phong thấp tý thống; ngứa ngoài da, phụ nữ bạch đới, chứng sang dương nhọt độc. Liều dùng: 4-12g. Sau đây là một số bài thuốc có bạch chỉ.
Tán hàn, giải biểu, trị đau đầu do cảm mạo
Bài 1: bạch chỉ 12g, xuyên khung 4g, phòng phong 12g, khương hoạt 8g, hoàng cầm 8g, sài hồ 8g, kinh giới 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị đau đầu do cảm mạo.
Bài 2 – Xuyên khung trà điều tán: bạch chỉ 4g, xuyên khung 8g, kinh giới 8g, bạc hà 16g, khương hoạt 4g, tế tân 2g, phòng phong 3g. Các vị tán bột. Ngày uống 24g, uống với nước trà, sau bữa ăn 1-2 giờ. Trị đau đầu, nửa đầu đau do phong hàn.
Trừ phong, giảm đau
Bài 1 – Hoàn đô lương: bạch chỉ nghiền bột mịn, làm thành hoàn. Mỗi lần uống 6-12g, chiêu với nước. Trị đau vùng trán.
Bài 2: bạch chỉ 12g, thương nhĩ 12g, tân di 12g, bạc hà 6g. Tất cả tán thành bột. Mỗi lần uống 6-12g, chiêu với nước. Trị viêm mũi sinh ra đau đầu.
Bài 3: kinh giới 12g, phòng phong 12g, bạch chỉ 12g, thạch cao sống 20g. Sắc uống. Trị đau do sưng lợi răng.
Giải độc, trị nhọt: Khi nhọt độc sưng phù hoặc khi rắn cắn.
Video đang HOT
Bài 1: bạch chỉ 12g, địa đinh hoa tím 12g, liên kiều 12g, qua lâu 12g, bối mẫu 12g, bồ công anh 16g, kim ngân hoa 16g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị viêm tuyến sữa và mụn nhọt.
Bài 2 – Bột bạch chỉ hộ tâm: bạch chỉ 0,4g, hùng hoàng 0,4g, nhũ hương 0,4g. Tất cả tán thành bột mịn, pha với rượu nóng rồi uống. Trị độc do rắn rết cắn.
Trị phụ nữ bạch đới do hàn thấp: Bạch chỉ và hải phiêu tiêu, liều lượng bằng nhau, tán thành bột. Mỗi lần uống 12g.
Trị táo bón hay đi tả do phong độc: bột bạch chỉ 8g trộn với nước cơm và ít mật ong cho uống.
Trị đi tiểu ra máu: bạch chỉ, đương quy, liều lượng bằng nhau. Mỗi lần uống 8g.
Trị bế kinh do phong hàn: quế chi 8g, tô ngạnh 8g, bạch chỉ 8g, đan sâm 12g, xuyên khung 10g, uất kim 8g, nga truật 8g, ngưu tất 10g. Sắc uống. Trị kinh nguyệt mất mấy tháng, bụng dưới lạnh đau, tay chân không ấm, tức ngực, buồn nôn, rêu lưỡi trắng, mạch trầm khẩn.
Trị đau răng do phong nhiệt: bạch chỉ, ngô thù du, liều lượng bằng nhau. Các vị nghiền bột, hòa với ít nước để ngậm.
Trị chân răng hôi: bạch chỉ, xuyên khung, hai vị bằng nhau. Tán bột, làm viên, viên bằng hạt ngô. Ngậm 2-3 viên trong ngày.
Kiêng kỵ: Người đau đầu do huyết hư hỏa vượng, ung nhọt mới vỡ kiêng dùng.
Gia tăng bệnh nhi mắc virus hợp bào hô hấp: Khuyến cáo khẩn từ chuyên gia BV Nhi Trung ương
Tại Trung tâm Hô hấp, BV Nhi Trung ương, các giường đều kín bệnh nhi. Nhiều trẻ được hỗ trợ thở oxy do viêm phổi, viêm tiểu phế quản, suy hô hấp...
Đặc biệt, một tháng gần đây số ca mắc bệnh do virus hợp bào hô hấp tăng hơn so với trước, trung bình 40-50 ca/ngày
Nhiều bệnh nhi sinh non, dưới 6 tháng phải thở máy
Tại khoa Hồi sức hô hấp, Trung tâm Hô hấp, BV Nhi Trung ương, hiện nhiều phòng bệnh phần lớn các bệnh nhi nằm viện điều trị bệnh lý do virus hợp bào hô hấp đều là trẻ dưới sáu tháng tuổi. Những ca bệnh nặng hầu hết đều có bệnh lý nền đi kèm hoặc sinh non tháng
Phòng điều trị 1303, bệnh nhi 4 tháng tuổi chuyển từ BV Sản Nhi Nghệ An ra điều trị tại BV Nhi Trung ương đang được bà ngoại vỗ rung lưng nhè nhẹ. Bà ngoại bé cho cho biết, bé sinh non ở tuần 29, trước khi nhập viện bé bị sốt, ho, thở khò khè đã điều trị 12 ngày tại BV Sản Nhi Nghệ An, tuy nhiên tình trạng bé không đỡ nên đã được chuyển tuyến ra BV Nhi Trung ương. Hiện tình trạng của bé có tiến triển hơn, nhưng rất chậm.
Cách đó 1 phòng, anh B.T.L (Nghệ An) cho biết, con gái anh có biểu hiện sốt, khò khè nên được đưa đi viện BV Sản Nhi Nghệ An điều trị 10 ngày nhưng tiến triển chậm và là trẻ sinh non ở tuần 28 nên bé được chuyển tuyến ra BV Nhi Trung ương. Hiện bé đã điều trị được năm ngày và cũng đang hồi phục rất chậm, vẫn phải thở máy
Con gái anh L. đã nằm viện 15 ngày.
Nằm kế bên là bệnh nhi chừng năm tháng tuổi cũng đã nhập viện được bốn ngày qua. Bà ngoại của bệnh nhi cho biết, lúc đầu thấy cháu bé bị sốt, mũi có đờm, cho vào viện Bệnh viện Quân y 103 điều trị. Tuy nhiên, khi thấy bé có triệu chứng co giật nên đã xin chuyển tuyến lên BV Nhi Trung ương. Bệnh nhi này vừa bị viêm tiểu phế quản, viêm phổi nặng và mắc virus hợp bào hô hấp.
Giao mùa tăng gấp đôi số ca mắc virus hợp bào hô hấp
PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Nhi Trung ương cho biết, có nhiều loại virus gây ra các bệnh lý hô hấp, đứng đầu là virus hợp bào hô hấp.
Trong thời tiết giao mùa, bệnh nhi mắc bệnh lý này sẽ tăng lên vì giai đoạn này điều kiện không khí độ ẩm có sự thay đổi, khả năng sinh sôi của virus phát tán mạnh hơn.
"Trẻ con vừa có sức đề kháng chưa tốt, vừa có ái lực với đường hô hấp mạnh nên là đối tượng dễ mắc virus này nhất"- PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh nói.
Theo các chuyên gia của BV Nhi Trung ương, bệnh lý hô hấp viêm đường hô hấp cấp tính phân loại hai mức độ: viêm hô hấp trên thông thường như viêm mũi, họng, amidan, viêm tai giữa. Viêm hô hấp dưới phế quản, tiểu phế quản, phổi nặng hơn. Bệnh nhi vào viện thường do hô hấp dưới.
PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh cho biết trước đây trung bình mỗi ngày nhận 10-15 bệnh nhân mắc virus hợp bào hô hấp, nhưng một tháng gần đây số lượng bệnh nhân tăng lên 30-40 bệnh nhân, có ngày hơn 40 bệnh nhân
Tại Trung tâm Hô hấp hiện các giường bệnh - 147 giường đều kín bệnh nhân, trong đó khoảng 50 bệnh nhân mắc virus hợp bào hô hấp. Các trường hợp này đều được nằm khu riêng để tránh lây nhiễm, không có tình trạng nằm ghép.
"Trước đây trung bình mỗi ngày nhận 10-15 bệnh nhân mắc virus hợp bào hô hấp, nhưng một tháng gần đây số lượng bệnh nhân tăng lên 30-40 bệnh nhân, có ngày hơn 40 bệnh nhân. Các bác sĩ phải làm việc liên tục để luân chuyển các ca bệnh nhẹ về các khoa khác, đón các ca bệnh mới tăng hơn gấp đôi mỗi ngày"- PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh cho hay.
Theo BSCK2 Lê Thanh Chương, Trưởng khoa Hồi Sức hô hấp, Trung tâm Hô hấp, BV Nhi Trung ương, virus hợp bào hô hấp thường gây bệnh ở lứa tuổi nhỏ, biểu hiện nặng ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.
"Bệnh này nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, đẻ non dưới ba tháng tuổi hay bệnh nhi có bệnh nền loạn sản phổi có thể tiến triển nhanh trong một ngày. Hôm trước ăn thở bình thường, hôm sau vào viện trong tình trạng phải thở ô xy, tình trạng này gặp nhiều tại khoa cấp cứu. Tùy theo từng mức độ, các bác sĩ sẽ can thiệp cho thở ô-xy hay can thiệp khác như đặt ống thở. Với trẻ dưới ba tháng tuổi, các bác sĩ sẽ chăm sóc bằng cho thở ô-xy và ăn uống, thông thoáng đường thở, nếu bội nhiễm sẽ điều trị thêm kháng sinh"- BS Lê Thanh Chương cho biết.
Phòng bệnh bằng cách nào?
Cũng giống như bệnh lý hô hấp khác, triệu chứng thông thường hay gặp ở trẻ mắc virus hợp bào hô hấp là ở giai đoạn đầu có hắt hơi sổ mũi, sốt nhẹ. Sau đó, bệnh nhân sốt cao lên, thở nhanh, khó thở. Một số trẻ bị nhẹ vẫn có thể sinh hoạt bình thường, thậm chí, tự khỏi bệnh sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, với nhiều trường hợp, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, đẻ non, thiếu cân, tim bẩm sinh..., bệnh diễn biến rất nhanh và nặng.
Theo các bác sĩ, trong giai đoạn đầu, nếu thấy con ăn uống bình thường sốt nhẹ chưa khó thở, cha mẹ có thể chăm sóc con ở nhà, vệ sinh mũi họng, cho uống nhiều nước. Nếu con sốt cao lên, ho nhiều hơn, khó thở, ăn ít hơn, đi tiểu ít hơn, thở nhanh rút lõm lồng ngực thì khi đó trẻ có biểu hiện rất nặng, các gia đình phải đưa con đến cơ sở y tế để tư vấn chính xác chứ không nên tự đi mua thuốc điều trị.
PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh thăm khám cho trẻ mắc các bệnh lý hô hấp đang điều trị tại Trung tâm
Trẻ khi mắc virus hợp bào hô hấp mà không được xử trí sớm, can thiệp kịp thời sẽ gặp những biến chứng nặng về hô hấp, đồng thời có thể bị bội nhiễm thêm vi khuẩn, viêm phổi, sốc nhiễm khuẩn, di chứng đường thở, gây biến chứng về hô hấp... Thiếu ô-xy kéo dài sẽ dẫn tới biến chứng thần kinh.
Giám đốc Trung tâm hô hấp khuyến cáo virus hợp bào hô hấp có khả năng lây lan mạnh, nếu các gia đình chủ quan, không biết con nhiễm bệnh, virus dễ phát tán rộng trong cộng đồng. Hiện nay, virus hợp bào không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng.
"Để phòng bệnh, tránh đưa trẻ tới nơi công cộng, tiếp xúc những người có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi... Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn rất quan trọng bởi virus có thể sống vài giờ trên mặt bàn, ghế, đồ chơi, bàn tay. Cha mẹ cũng cần rửa tay sạch trước khi chăm sóc trẻ và đặc biệt tránh thói quen hôn con bởi có thể làm lây lan virus"- PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh khuyến cáo.
Tại sao đau răng lại cảnh báo cơn đau tim? Căng tức ngực là dấu hiệu phổ biến nhất của nhồi máu cơ tim nhưng đau răng cũng có thể là một triệu chứng. Tắc động mạch vành - mạch máu cung cấp máu và oxy cho cơ tim - là thủ phạm gây ra một cơn đau tim. Tức ngực được biết tới là triệu chứng phổ biến của tình trạng này....