Bác sỹ bảo dẫn vợ ra nhà nghỉ, “làm đi”…
Bác sĩ bảo tôi dẫn vợ ra nhà nghỉ gần bệnh viện. 15 phút sau bác sĩ tới, tiêm một mũi vào “hắn” rồi bảo: “Hai vợ chồng “làm đi”.
Vợ chồng anh Vy Văn Đại và chị Bùi Thị Vỳ (huyện Qùy Hợp, Nghệ An) lấy nhau được 4 năm mà không có con. Họ đều là người dân tộc Thái nên tâm lý càng nặng nề theo quan niệm: người phụ nữ không sinh được con là một cái tội khó tha thứ; người đàn ông không có khả năng làm vợ có con được cũng là nỗi nhục rất lớn.
Nguyên nhân dẫn tới việc không có con của vợ chồng anh Đại là vì anh không thể làm “chuyện ấy” với vợ được. Sau khi tìm chữa các thầy lang không có kết quả, cả hai vợ chồng anh Đại lầm lũi sống, né tránh tiếp xúc với người làng, họ mạc.
Anh Đại lại là cháu đích tôn của dòng họ, dù muốn hay không thì việc thừa tự, thờ cúng vẫn phải làm. Mỗi dịp giỗ chạp, lễ tết vợ chồng anh lại trở thành mục tiêu để châm chọc, bêu riếu của cả họ. Người thì bắt anh Đại bỏ vợ, người thì mắng chị Vỳ “dừa điếc” và không thiếu những lời lẽ như dao cắt.
Anh Đại tâm sự: “4 năm trôi qua, tôi cũng cố lắm, cả uống thuốc kích dục mong làm vợ có thai nhưng không được. “Hắn” cứ quặt quẹo, mềm rũ ra.
Có một cậu thanh niên chỉ cho tôi đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, ở đấy có ngân hàng tinh trùng, tôi đìu díu, dẫn vợ ra Hà Nội .
Anh Vy Văn Đại chữa khỏi rối loạn cương dương sau 4 năm bất lực
Đến viện, tôi gặp BS Lê Thị Thu Hiền – chuyên khoa vô sinh. Tôi đề nghị bác sĩ giúp xin một đứa con. Bác sĩ đồng ý nhưng cứ hỏi han tình hình của tôi mãi. Vì ngượng, tôi cứ ấp úng chẳng dám nói thật chuyện của mình nhưng bác sĩ bảo: “Anh ngại cái gì, cứ nói thật đi, tôi giúp anh có con của mình, cần gì phải xin”. Thấy bác sĩ nói vậy tôi cũng bạo dạn hơn và kể tỉ mỉ tình trạng của mình cho bác sĩ.
Video đang HOT
Bác sĩ nghe xong cười bảo: “Yên tâm, ở đây đưa vợ đi kiểm tra theo dõi trứng đi”. Tôi chẳng biết bác sĩ định làm gì nhưng cứ răm rắp làm theo. Sau đó khoảng 10 ngày bác sĩ gọi tôi đến bảo dẫn vợ ra nhà nghỉ ngay gần bệnh viện, hai vợ chồng ngơ ngác, vừa dắt nhau đi vừa ngượng.
15 phút sau bác sĩ tới, tiêm cho tôi một mũi vào “hắn” rồi bảo: “Hai vợ chồng “làm đi”, xong lần này quay lại viện lấy thuốc rồi về nhà được rồi”.
Bác sĩ đi rồi, tôi vẫn không biết bác sĩ bảo “làm đi” là làm gì thì… đúng lúc “hắn” ngóc dậy. Lúc này chẳng cần bác sĩ bảo, tôi cũng biết phải làm gì…
Hai vợ quấn quýt nhau cả buổi chiều, bao nhiêu ấm ức, tủi hổ phải chịu 4 năm qua được xả ra hết trong buổi chiều hôm ấy. Ảnh minh họa
Gần chiều muộn chúng tôi mới quay lại viện. Bác sĩ Hiền nhìn thấy chúng tôi bảo: “Thế nào? Xong rồi hả? Về nhớ uống thuốc đều, định làm gì thì thả lỏng tâm lý, nghĩ đến chiều hôm nay ấy…”
“Về quê được 1 tháng thì vợ có thai.Tôi nhìn que thử của vợ mừng quá, chẳng dám tin là thật, phải lôi vợ đi viện khám. Bác sĩ bảo có thai 4 tuần rồi. Hóa ra ngay chiều hôm ấy tôi đã làm vợ mang thai luôn được rồi.
Mừng mừng, tủi tủi tôi vội vàng bắt con gà trống, ôm xuống Hà Nội biếu bác sĩ cảm ơn”.
Theo VNE
Bé gầy trơ xương bị mẹ bỏ lại viện sau khi qua đời
Cháu Hứa Văn Dũng gầy trơ xương đã mất nhưng điều xót xa là bố mẹ cháu bỏ lại cháu một mình ở viện.Cháu mất, bố mẹ nỡ bỏ lại
Cháu Hứa Văn Dũng, sinh ngày 18/10/2010 ở đội 8, thôn Nà Bó (Thổ Bình, Lâm Bình, Tuyên Quang) mắc bệnh lá lách to nên phải điều trị truyền máu. Dù gần 3 tuổi nhưng cháu chỉ nặng có 6kg.
Gần đây, vì cháu quá gầy, trơ hết cả xương, không chịu ăn uống nên gia đình mới đưa xuống viện Huyết học và Truyền máu TW rồi được chuyển đến khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Nhi TW.
Dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa tại khoa Truyền nhiễm, nhưng vào rạng sáng ngày 1/4, cháu Dũng đã không qua khỏi và mất. Nhưng một điều hết sức đau xót đã xảy ra: Bố mẹ cháu bỏ lại Dũng một mình cô đơn ở viện và mang theo số tiền được các nhà hảo tâm ủng hộ trong thời gian qua để về quê.
Cháu Hứa Văn Dũng khi ở viện Nhi.
Một cán bộ tại viện Nhi TW cho biết: Số tiền ước tính gia đình Dũng được ủng hộ lên tới vài trăm triệu đồng.
Trước đó, sau khi có thông tin về Dũng, nhiều nhà hảo tâm, các đơn vị đã thăm hỏi, gửi tiền và quà cho chị Nhích, mẹ Dũng để đóng viện phí, mua quần áo và mua sữa. Có độc giả đã trực tiếp ủng hợp hơn chục triệu đồng. Tấm lòng độc giả xót thương Dũng như vậy, nhưng bố mẹ Dũng lại nỡ để cháu lại viện.
"Em sẽ lên đón cháu"
Cháu Hứa Văn Dũng lúc mới nhập viện Huyết học và truyền máu TW.
Sau khi Dũng mất, bố mẹ lại bỏ về với số tiền được tài trợ. Bệnh viện cũng như nhà hảo tâm tham gia giúp Dũng đã liên lạc với bố mẹ cháu nhưng đến hôm nay 4/4, gia đình vẫn chưa liên lạc lại để giải quyết chuyện của cháu.
Trao đổi với phóng viên, Ths. Dương Minh Thu, Trưởng phòng công tác Xã hội viện Nhi TW không khỏi xót xa cho hoàn cảnh của cháu Dũng: "Bố mẹ cháu nỡ lòng nào đối xử với con như vậy. Nghĩa tử là nghĩa tận. Khi cháu mất, đại diện nhiều nhà hảo tâm và bệnh viện đã thu xếp việc của cháu và xuống tận nơi, thắp nén nhang".
Bệnh viện đã liên hệ với gia đình để đưa cháu Dũng về nhưng gia đình vẫn không xuống, vì vậy, các nhà hảo tâm và bệnh viện đã đưa cháu xuống nghĩa trang Văn Điển để điện táng. Cốt của cháu vẫn còn đó, tuy nhiên nếu gia đình không xuống thì trong vòng 1 tuần đến 1 tháng, cốt của cháu sẽ được mang đi chôn.
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên, anh Dụng, bố Dũng bảo: "Vì hoàn cảnh gia đình, em chưa đưa cháu về ngay được nên gửi lại viện. Ở nhà chỉ còn túp lều rách nát. Hơn nữa, không muốn mang cháu về vì gia đình còn nợ nhiều".
"Số tiền em nhận được ủng hộ bao nhiêu?". "Khoảng 30 triệu đồng ạ". "Chị thấy rất nhiều nhà hảo tâm ủng hộ, số tiền đó ước phải vài trăm triệu đồng chứ?". "Em nghe vợ em nói vậy, với lại mấy chục triệu đó tiêu hết rồi".
"Tiêu gì mà nhanh hết vậy, tiền điều trị cho cháu cháu được miễn phí, bên bệnh viện bảo cháu chỉ phải đóng hơn 1 triệu đồng thôi mà". "Em không rõ, vợ em bảo vậy, với lại tiền đi lại ăn uống...".
Khi được hỏi bao giờ lên đón hài cốt con, anh Dụng bảo sẽ lên khoảng 1 tuần nữa, sau khi thu xếp xong việc. Anh dự định vào trong Tây Nguyên sinh sống.
Sau khi cúp điện thoại với lời dặn cố gắng thu xếp xuống đón con cho cháu nó vui, tôi không khỏi buồn lòng.
Theo vietbao