Bác sĩ “xịn” với 15 năm kinh nghiệm vạch trần “bác sĩ online” về SpO2 của bệnh nhân COVID-19
Kết quả cho ra từ máy SpO2 không phải lúc nào cũng đúng, ngay cả bác sĩ cũng có thể mắc phải một số sai lầm khi dùng máy đo.
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một thông tin kể lại quá trình cấp cứu cho một bệnh nhân COVID-19 tại nhà. Tài khoản Facebook P. X. T cho biết anh là một bác sĩ và phải trình thẻ để được vào một vùng dịch đang phong tỏa. Tại đây, có một bệnh nhân 70 tuổi “đang thoi thóp ” với chỉ số SpO2 mà vị bác sĩ này khẳng định là 1%.
” [Tôi] Lập tức tròng mặt nạ túi khí, bật máy oxy, nối dây… SpO2 tăng dần lên 10 rồi lại tuột xuống “, tài khoản P. X. T viết. Sau đó, anh kể mình đã “ra lệnh ” cho con trai của bệnh nhân ép ngực cho mẹ để tăng thông khí. Người con “ép phát nào, oxy lên phát nấy”.
Nhận thấy bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, vị bác sĩ trong câu chuyện trở về nhà, đúng lúc, nhận được tin nhắn từ người con trai bệnh nhân cho biết chỉ số SpO2 của mẹ đã tăng lên 99%.
Bài đăng này hiện đã được chia sẻ hơn 2.400 lần trên Facebook với hơn 2.000 bình luận. Nhưng một số bác sĩ cho rằng câu chuyện có những chi tiết bất hợp lý khiến họ không khỏi nghi ngờ về độ chân thực của nó.
Viết trên trang cá nhân, bác sĩ Ngô Đức Hùng, tác giả bộ sách ” Để yên cho bác sĩ hiền “, và đang công tác tại Khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho biết: ” Máy đo SpO2 mini rất kém nhạy, nó đo độ bão hòa oxy qua mao mạch đầu ngón tay, vậy nên nó chỉ đo chính xác ở người bình thường.
Với người bệnh, đặc biệt là suy hô hấp, khi độ bão hòa oxy máu dưới 80% bệnh nhân sẽ rối loạn ý thức, tụt huyết áp và ngừng thở. Máy đo này sẽ nhiễu hầu như không đo được. Do đó sẽ không có con số 1%”.
Bác sĩ Hùng cho biết ngay cả các máy đo SpO2 siêu nhạy trong bệnh viện cũng không thể đo được nồng độ SpO2 ở ngưỡng quá thấp. Còn về việc nhồi ngực để giúp bệnh nhân thở, một bác sĩ hồi sức cấp cứu có thâm niên công tác 15 năm ngày nào cũng sử dụng máy đo SpO2 như anh mới nghe thấy lần đầu.
Bác sĩ Hùng đặt nghi ngờ về tính chân thực của câu chuyện được kể lại trên Facebook này. ” Một người bệnh tổn thương phổi, suy hô hấp đến độ tụt oxy máu, nghĩa là lá phổi không đảm đương khả năng trao đổi khí . Cấp cứu xong đo …SpO2 99% nghĩa là phổi tự nhiên trao đổi khí bình thường trở lại, [thì] kỳ diệu quá. Trước một thông tin, hãy luôn luôn tỉnh táo “, anh viết.
Máy đo SpO2 hoạt động như thế nào?
Trên thực tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng có một tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị đo SpO2 cho các bệnh nhân COVID-19 được cách ly và chăm sóc tại nhà.
Tài liệu ” dành cho các bác sĩ lâm sàng và nhóm giám sát tại nhà (y tá, nhân viên y tế cộng đồng, nhân viên y tế tự nguyện …)” cho biết các bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ đôi khi có thể được cách ly và quản lý tại nhà nếu họ đáp ứng được các tiêu chí.
” Nhưng dù không có triệu chứng hoặc các triệu chứng có tính chất nhẹ, những người này vẫn cần phải được theo dõi chặt chẽ “, WHO nhấn mạnh. ” Điều này nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu nguy hiểm và can thiệp nhanh chóng. Một trong những dấu hiệu nguy hiểm đó là sự sụt giảm nồng độ bão hòa oxy trong hồng cầu được gọi là giảm oxy máu” .
Tại đây, một thiết bị đo SpO2 sẽ hữu ích.
Chỉ số SpO2 thể hiện độ bão hòa oxy của hemoglobin trong máu động mạch. Để có thể đo được nó, máy SpO2 sẽ dựa vào tính chất hấp thụ ánh sáng đỏ và gần tia hồng ngoại khác nhau của oxyhaemoglobin và deoxyhaemoglobin.
Oxyhaemoglobin hấp thụ nhiều tia hồng ngoại hơn ánh sáng đỏ trong khi deoxyhaemoglobin thì ngược lại, hấp thụ nhiều ánh sáng đỏ hơn. Máy SpO2 thường được kẹp vào ngón tay giữa của bệnh nhân và phát ra hai nguồn sáng này xuyên qua da và mô của họ.
Các cảm biến sẽ theo dõi quá trình đó để tính toán và hiệu chỉnh tỷ lệ hấp thụ hai bước sóng (660nm của ánh sáng đỏ và 940 nm của tia hồng ngoại) và tính ra chỉ số SPO2.
WHO cho biết máy đo SpO2 có 3 tác dụng đối với việc theo dõi và chăm sóc bệnh nhân COVID-19 cách ly tại nhà bao gồm:
Video đang HOT
Phát hiện tình trạng “thiếu oxy máu thầm lặng”, trong trường hợp không có khó thở và các dấu hiệu nguy hiểm kèm theo
Theo dõi và xác định sớm tình trạng xấu đi của tình trạng lâm sàng
Xác nhận mức độ bão hòa oxy
Máy SpO2 đo sai trong trường hợp nào?
Để có thể sử dụng thiết bị này, bạn phải là bác sĩ hoặc nhân viên y tế được đào tạo. Máy SpO2 sử dụng cho bệnh nhân COVID-19 tại nhà cũng phải được hiệu chuẩn chính xác. Nếu không hiệu chuẩn, kết quả từ máy này sẽ không chính xác.
Ngoài ra, các bác sĩ hoặc nhân viên y tế phải kiểm tra ngón tay bệnh nhân, vệ sinh, tẩy sạch sơn móng tay hay các yếu tố bụi bẩn có thể gây nhiễu máy đo trước khi họ kẹp đầu dò vào. Khi kết nối đầu dò của máy SpO2 với bệnh nhân, bác sĩ và nhân viên y tế vẫn phải đảm bảo tuân thủ quy trình sau để tránh làm nhiễu và sai lệch kết quả:
Đảm bảo rằng đầu dò được đặt đúng vị trí, không bị quá chặt hoặc lỏng trên ngón tay
Chờ 30-60 giây, trong khi bình tĩnh, để thiết bị phát hiện mạch và tính toán độ bão hòa oxy
Độ bão hòa oxy và tốc độ xung được hiển thị sau khi thiết bị phát hiện mạch chuẩn
Các giá trị nên được đo 2-3 lần một ngày, và ghi lại các xu hướng về độ bão hòa oxy và các kết quả đo mạch
WHO cho biết máy SpO2 có thể gặp một số sự cố, và bác sĩ và nhân viên y tế cần kiểm tra:
Đầu dò có hoạt động hay được đặt đúng vị trí không? Hãy thử một vài vị trí khác để đảm bảo đầu dò đang hoạt động
Chân tay bệnh nhân có lạnh không? Nếu có hãy làm ấm chân tay
Đảm bảo bệnh nhân có dấu hiệu của sự sống!
Như vậy kết quả cho ra từ máy SpO2 không phải lúc nào cũng đúng, WHO cho biết thêm nó có thể bị sai khi sơn móng tay của bệnh nhân làm nhiễu tín hiệu. Chỉ số SpO2 cũng sẽ thấp nếu bệnh nhân đeo móng tay giả mà bác sĩ không phát hiện.
Việc tứ chi bệnh nhân đang lạnh do tụt huyết áp cũng làm sai chỉ số SpO2 đo được. Định vị đầu dò kém cũng làm giảm khả năng hấp thụ ánh sáng đỏ và hồng ngoại từ máy đo. Ngoài ra, nồng độ hemoglobin bất thường của bệnh nhân, hoặc tình trạng ngộ độc khí carbon monoxide cũng khiến kết quả SpO2 bị sai lệch cao.
Xử trí các tình huống SpO2 thấp
Theo tài liệu hướng dẫn của WHO với chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại nhà dành cho bác sĩ, y tá và nhân viên y tế, xử trí tình huống chỉ số SpO2 thấp được chia làm các trường hợp sau:
1. SPO2 94% và không có dấu hiệu cấp cứu (đau ngực, khó thở, khó thở, thay đổi trạng thái tâm thần) – nghĩa là bình thường. Có thể tiếp tục theo dõi bệnh nhân tại nhà.
2. SPO2 94% – bệnh nhân cần nhập viện để theo dõi và xử trí thêm. Hãy sắp xếp chuyển người bệnh đến cơ sở điều trị được chỉ định.
3. SPO2 90% là cấp cứu nội khoa phải chuyển tuyến đến cơ sở y tế có khoa hồi sức cấp cứu hoặc chăm sóc tích cực.
Phẫn nộ "bác sĩ" khoe cứu sống bệnh nhân Covid-19 có chỉ số SpO2 còn 1% tại nhà, nhận vơ công chống dịch
Thông tin cứu sống bệnh nhân Covid-19 có chỉ số SpO2 còn 1% tại nhà mà "bác sĩ" này đưa ra đang được dư luận hết sức quan tâm.
Trong khi nhiều người tỏ ra hoài nghi thì giới chuyên môn vô cùng bức xúc.
Bác sĩ khoe cứu sống bệnh nhân Covid-19 có chỉ số SpO2 còn 1% thoát chết kỳ diệu
Với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang hết sức phức tạp, thông tin một F0 nào đó được cứu sống qua cơn nguy kịch sẽ là niềm vui chung của các y bác sĩ chống dịch và cả những ai yêu thương sinh mệnh đồng bào. Nhưng đó cũng là kẽ hở để một số người trục lợi, tung tin gây hoang mang dư luận.
Nhiều người đang vô cùng kinh ngạc khi đêm qua, một tài khoản Facebook tên P.X.Tr chia sẻ thông tin về việc anh này đã cứu sống kỳ diệu một bệnh nhân Covid-19 tại nhà. Nguyên văn bài đăng như sau:
" Bệnh nhân nữ 70 tuổi trong vùng phong tỏa đang thoi thóp. Gọi cấp cứu khắp nơi không thấy ai. Hai người con gọi bác sĩ Tr. cầu cứu, nhờ tìm giúp bình oxy.
Bác sĩ Tr. lên đường, mang theo máy nén oxy, máy đo oxy máu, mặt nạ túi khí, ống nghe... Mấy đồ nghề sẵn có lúc chăm bệnh cho má. Đến nơi, trình thẻ bác sĩ mới được cho vô hẻm.
Bệnh nhân nằm thoi thóp. Đo oxy đầu ngón tay... Trời ơi, SpO2 còn 1%!
Lập tức tròng mặt nạ túi khí, bật máy oxy, nối dây... SpO2 tăng dần lên 10 rồi lại tuột xuống.
Bài viết của "bác sĩ" khoe cứu sống bệnh nhân Covid-19 có chỉ số SpO2 còn 1% tại nhà đang thu hút sự chú ý lớn từ dư luận.
Ra lệnh cho thằng con trai ép ngực cho mẹ để tăng thông khí. Thằng con ép nhát nào, oxy lên nhát nấy! Xong, rút lui! Về nhà thấy nó nhắn tin oxy lên đến 99! Vậy là tạm thoát chết.
Con gọi xe cấp cứu không được bèn gọi taxi đưa đến bệnh viện 115. Không nhận bệnh! Chuyển qua bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, được nhận!
Chưa biết sẽ ra sao trong vài ngày tới, nhưng cũng gạt được lưỡi hái tử thần trong gang tấc!".
Theo những chia sẻ trong status này cũng như trên hồ sơ mạng, nick P.X.Tr tự nhận mình là bác sĩ đang làm việc tại TP.HCM, đã cùng người nhà bệnh nhân hồi sinh kỳ diệu F0 70 tuổi trước khi bà được nhập viện. Nhiều người đã gửi lời ca ngợi "bác sĩ" này, nhưng cũng không ít người vin vào đó mà chỉ trích đội ngũ y tế chính thống, tạo nên sự căng thẳng trên không gian mạng.
Giới chuyên môn phẫn nộ, dân mạng kêu gọi report "bác sĩ" nhận vơ
Trước hàng loạt những thông tin y tế đáng ngờ được đưa ra trong bài viết như chỉ số SpO2 của bệnh nhân xuống đến 1%, người không có chuyên môn lại thực hiệp ép tim ngoài lồng ngực thành thục..., nhiều nhân viên y tế, bác sĩ đã lên tiếng.
Trả lời chúng tôi, một chuyên gia đầu ngành về hồi sức cấp cứu của Việt Nam đã chia sẻ: " Tôi không hiểu máy đo kiểu gì mà đo được SpO2 xuống 1%. Tôi chưa bao giờ thấy máy oxy nào đo được ở đầu ngón tay mà xuống được đến ngưỡng đó.
Thường thì oxy đo ở đầu ngón tay đến 50 - 60% là không thể đo được nữa. Vậy thì con số 1% liệu có tin được không? Hay là họ có máy nào, kỹ thuật nào hiện đại đến mức đo được độ bão hòa oxy trong máu 1% thì tôi chưa bao giờ nhìn thấy! ".
Còn theo thông tin trên trang của bệnh viện Vinmec:
Giá trị SpO2 bình thường sẽ dao động ở mức 95 - 100%. Nếu giá trị SpO2 xuống dưới 95%, đây là dấu hiệu cảnh báo oxy hóa máu kém, còn được gọi là tình trạng máu thiếu oxy.
Thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn
SpO2 từ 97 - 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt;
SpO2 từ 94 - 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy;
SpO2 từ 90% - 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ chủ trị;
SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: Dấu hiệu suy hô hấp rất nặng;
SpO2 dưới 90%: Biểu hiện của một ca cấp cứu trên lâm sàng.
Dưới phần bình luận của bài viết, nhiều y bác sĩ khác cũng phải để lại bình luận, phân tích về những thông tin nick P.X.Tr đưa ra. Một bác sĩ trẻ tên Xuân Quang thẳng thừng cho rằng đó là "một bài viết bịa đặt rác rưởi". Anh phân tích:
" Đầu tiên về kiến thức cơ bản phải nói là khi SpO2 (độ bão hòa oxy máu đo bằng máu kẹp đầu ngón) dưới 90% là BN đã có suy hô hấp, khi SpO2 dưới 80% thường bệnh nhân đang ngáp ngáp cần đặt nội khí quản cấp cứu, và để lâu thêm một chút thì bệnh nhân sẽ ngưng tim.
Các máy đo SpO2 hiện nay không đo được chính xác khi SpO2 xuống quá thấp - thường nó sẽ hiện vạch ngang thể hiện không đo được. Con số SpO2 thấp nhất tôi từng thấy khi làm việc trong môi trường hồi sức cấp cứu là tầm 50 - 55. Ở đây con số 1% là một cái gì đó hết sức phi thực tế.
Thần y Tr. cấp cứu bệnh nhân suy hô hấp SpO2 còn 1% mà ông cho thở mặt nạ oxy thay vì kiểm tra bệnh nhân còn mạch/tim còn đập hay không? Khi thở mask không tác dụng thì ông lại ép tim để tăng thông khí?
(À, bệnh nhân ngưng tim rồi thì người ta ép tim để giúp tái lập tuần hoàn - nói đơn giản là ép cho cái tim nó đập lại - chứ không phải để tăng thông khí ông nhé. Hồi xưa thầy cô chắc có dạy nhưng ra trường đi bán thiết bị lâu quá ông quên kiến thức cơ bản này, cũng khó trách).
Hình ảnh của "bác sĩ" khoe cứu sống bệnh nhân Covid-19 có chỉ số SpO2 còn 1% chỉ với những máy móc cầm tay.
Tiếp, tôi tạm giả định là tim bệnh nhân đã ngưng đập nên ông cho người con chưa được đào tạo cấp cứu ngưng tim ép tim còn ông... ngó (hay bận vặn bình oxy? Chứ ông làm gì đủ khả năng đặt ống nội khí quản đúng chứ?
Bệnh nhân ngưng tim do suy hô hấp mà vào ép tim vài cái tỉnh lại, không cần đặt nội khí quản thở máy để giải quyết nguyên nhân ngừng tim là thiếu oxy máu, cấp cứu ngừng tim không cần adrenalin, và đặc biệt là khi tim đập lại thì ông đi về không cần theo dõi thêm, không đợi chuyển bệnh nhân đi viện (ông bảo ông rút rồi, ít lâu sau người con báo SpO2 lên rồi?) thì thôi, bớt xem phim viễn tưởng đi ".
Nhiều dân mạng, dù không có chuyên môn cũng cảm thấy bức xúc trước những gì "bác sĩ" này công bố trong status kia. Không chỉ tức giận với thái độ "nhận vơ" công chống dịch, đưa thông tin gây hoang mang dư luận, dân mạng còn tìm ra nick P.X.Tr không phải là bác sĩ như ông này tự nhận.
"Bác sĩ" này hiện đang làm việc tại một công ty bán thiết bị y tế chứ không công tác tại bệnh viện hay cơ sở y tế nào tại TP. HCM. Ngoài bài viết gây hoang mang trên, ông này cũng thường chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng về Covid-19 trên FB có gần 23.000 lượt theo dõi của mình.
Xúc động hình cảnh các chiến sĩ công an dầm mưa suốt đêm, căng mình trực chốt kiểm dịch Covid-19 Dưới cơn mưa tầm tã, lực lượng tuyến đầu chống dịch vẫn túc trực tại các điểm ra vào nơi khoanh vùng có dịch để kiểm soát người và phương tiện. Dich bệnh Covid-19 đang có những diễn biến ngày càng phức tạp, ngoài những nhân viên ý tế, các bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, thì các chiến sĩ...