Bác sĩ ‘vượt khó’ phẫu thuật nội soi lấy sỏi mật cho cụ ông 99 tuổi
Chiều 9/5, thông tin từ Bệnh viện Việt Đức cho biết, các bác sĩ của bệnh viện đã vượt qua thách thức trong phẫu thuật nội soi lấy thành công sỏi mật cho cụ ông 99 tuổi .
Trước đó, Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận trường hợp cụ ông N.Đ.V (99 tuổi, Hà Tĩnh) nhập viện trong tình trạng đau bụng, sốt, vàng da.
Ngay lập tức người bệnh được các chuyên gia khoa Phẫu thuật Gan Mật cho thực hiện các chỉ định siêu âm, xét nghiệm, chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh lý.
Sau khi thăm khám và làm các chỉ định cận lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán cụ V bị sỏi ống mật chủ trong gan phải, được chỉ định điều trị kháng sinh và hồi sức.
Video đang HOT
TS.BS Nguyễn Hải Nam – Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Gan Mật, Bệnh viện Việt Đức thăm khám và trò chuyện với bệnh nhân sau ca phẫu thuật thành công.
Một tuần sau đó, người bệnh có chỉ định mổ, tuy nhiên do người bệnh hiện đã lớn tuổi, quá trình gây mê và phẫu thuật tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nên với tiêu chí ưu tiên đặt sự an toàn người bệnh và hiệu quả điều trị lên hàng đầu, các bác sĩ đã hội chẩn liên chuyên khoa và quyết định thực hiện phẫu thuật cho cụ N.Đ.V bằng phương pháp mổ nội soi thay vì mổ mở bụng.
Theo đó, các bác sĩ chuyên khoa Phẫu thuật Gan Mật đã phối hợp hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa Gây mê và Hồi sức quyết định phẫu thuật nội soi cắt túi mật, mở ống mật chủ, dẫn lưu Kehr.
Sau phẫu thuật 7 ngày, tình trạng sức khỏe người bệnh đã ổn định, vết mổ khô, không sốt, dẫn lưu dịch mật ra tốt, siêu âm đường mật không còn sỏi, người bệnh đã có thể tự thở và đi lại.
Các chuyên gia gan mật khuyến cáo để ngăn ngừa sỏi mật, người dân nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm: ăn chín uống sôi, nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây và ngũ cốc; chất béo tốt từ nguồn thực phẩm tốt; tập thể dục thường xuyên, đặc biệt thực hiện tẩy giun định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần để ngăn ngừa các bệnh có thể làm tăng yếu tố nguy cơ gây ra sỏi mật.
Ngoài ra, vì sỏi mật hình thành âm thầm, thậm chí có khi còn không có triệu chứng nên để phòng ngừa và phát hiện sớm, người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát và phát hiện sỏi mật.
Thái Bình: Nhiều người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm
Chiều 6/5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình (thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Bình) có thông tin ban đầu về vụ việc nhiều người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm xảy ra tại phường Hoàng Diệu (thành phố Thái Bình).
Theo thông tin ban đầu, ngày 1-2/5 tại gia đình ông H, bà H (tổ 5, phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình) có tổ chức bữa cỗ nhân dịp gia đình chuẩn bị làm đám cưới cho con với thành phần tham dự chủ yếu là người thân. Trong đó bữa trưa 1/5 có khoảng 20 mâm cỗ (120 người ăn), thực đơn gồm các món: thịt gà rang, tôm kho, canh dưa cà, tiết canh dê (dê được giết mổ tại Ninh Bình và vận chuyển tiết, thịt về Thái Bình, nhân làm tiết canh là tai, gan, cuống họng lợn đã luộc chín). Chiều 1/5 và sáng 2/5 gia đình tiếp tục tổ chức bữa cỗ với thực đơn được chế biến từ gà, tôm, chân giò lợn, dê, cá mực, thịt mèo, ba ba, giò bò, xôi ruốc và cơm tám.
Đến 16 giờ ngày 4/5, ông P.T.T (sinh năm 1957) - một trong những người tham gia các bữa cỗ trên có triệu chứng sốt nhẹ, ho, khó thở, đau tức hai bên sườn phải đã đến khám và nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Khoảng 10 ngày trước đó, ông T có vết thương ở ngón chân, bị mưng mủ. Đến khoảng 20 giờ ngày 4/5 ông T diễn biến nặng, được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai, sau đó ông T tử vong vào 4 giờ ngày 5/5 với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng, biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, ngừng tuần hoàn, gout. Trong đó theo báo cáo của Trung tâm Y tế thành phố Thái Bình, ông T có tiền sử ăn tiết canh tại bữa cỗ trên.
Sau khi nhận thông tin tử vong của ông T, đêm 5/5 và sáng 6/5 nhiều người dân cùng ăn bữa cơm ngày 1-2/5 với ông T đã đến khám tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Trong đó 8 người có triệu chứng như sốt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng xin chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai để theo dõi, điều trị; 10 người có triệu chứng nhẹ như đau đầu, đau mỏi vai gáy, nhập viện và theo dõi tại khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình).
Sau khi nhập viện, các bệnh nhân đã được lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả đến 11 giờ 30 phút ngày 6/5, các bệnh nhân này không có triệu chứng khác thường, xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu cho kết quả bình thường; đang chờ kết quả nuôi cấy máu.
Theo bác sỹ Phan Thị Yến, khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình), đặc điểm chung của các bệnh nhân đến nhập viện là có ăn chung bữa cỗ và có ăn tiết canh. Đến chiều 6/5 sức khỏe của 10 bệnh nhân trên có sức khỏe ổn định. Hiện Khoa Truyền nhiễm vẫn đang tiếp tục theo dõi sát sao sức khỏe của các bệnh nhân để có phác đồ điều trị kịp thời.
Bà Phạm Thị Mỹ Hạnh, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Chi cục đã cử cán bộ điều tra thông tin, nắm bắt tình hình. Hiện Chi cục đang tiếp tục phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Thái Bình và các đơn vị điều trị bệnh nhân để điều tra, xác minh cụ thể thông tin về vụ việc nghi do ngộ độc thực phẩm này.
Theo cập nhật của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình, đến chiều 6/5 đã có 6/8 bệnh nhân xin chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai đã được xuất viện về nhà, còn 2 bệnh nhân là con dâu ông T đang tiếp tục được theo dõi, điều trị. Hiện sức khỏe của 2 bệnh nhân này bình thường.
Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không? Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này? Bệnh dại ở động vật lây sang người qua đường nào? Bệnh dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của...