Bác sĩ Việt cứu bệnh nhân y văn thế giới chưa từng ghi nhận
Thay vì đình chỉ thai kỳ, em bé vẫn được giữ trong bụng người mẹ bị vỡ tử cung nhờ kỹ thuật truyền dịch vào buồng ối.
Trần Thị Vân Anh (21 tuổi, ở Phú Thọ) mang thai ở tuần 24 thì cạn nước ối. Nhiều cơ sở y tế tư vấn người mẹ này phải đình chỉ thai kỳ. Lúc này, em bé nặng 600 g.
Giữ con trong bụng mẹ bị vỡ tử cung
Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, sau khi thăm khám cho sản phụ, BSCKI Nguyễn Thị Sim, Phó giám đốc Trung tâm Chẩn đoán sàng lọc trước sinh và sơ sinh, phát hiện bệnh nhân có tử cung nhỏ bên cạnh bộ phận đang chứa thai nhi. Thai phụ hết ối nhưng âm đạo không ra nước.
Vì vậy, bác sĩ này nhận định vỡ tử cung là nguyên nhân làm mất nước ối của bào thai. Sau khi hội chẩn, Giám đốc bệnh viện Nguyễn Duy Ánh quyết định truyền ối vào buồng tử cung để cứu thai nhi.
Đúng như chẩn đoán ban đầu, khi PGS.TS Nguyễn Duy Ánh truyền dịch vào buồng ối, nước lại chảy dần ra ổ bụng. Bác sĩ phát hiện vết vỡ ở đáy tử cung. Lúc này, thai nhi vẫn phát triển, sức khỏe người mẹ bình thường. Gia đình xin tiếp tục giữ thai.
Em bé chào đời nặng 1,5 kg hồng hào, khỏe mạnh. Ảnh: BSCC.
Các bác sĩ tiếp tục truyền ối lần 2 đồng thời cho bệnh nhân dùng những loại thuốc tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mẹ, tránh nhiễm trùng và con có thêm thời gian để phát triển.
Thai nhi được giữ trong bụng mẹ thêm 5 tuần. Vào tuần 31, bé nặng 1,5 kg và có dấu hiệu không tăng cân, các bác sĩ quyết định mổ bắt thai. Hiện tại, bệnh nhi được chiếu đèn do mắc vàng da sơ sinh và sẽ được xuất viện trong tuần tới.
Video đang HOT
Bác sĩ Sim cho biết: “Thai phụ vỡ tử cung âm thầm, không gây triệu chứng nặng như nhiễm trùng, sốc mất máu. Vết vỡ nhỏ 2 cm, lại ở vùng không có nhiều mạch máu nên không đau. Thai phụ chỉ đau khi vỡ tử cung, sau đó hết cảm giác này. Điều này dễ khiến bác sĩ chẩn đoán nhầm. Họ không nghĩ đến tình huống vỡ tử cung, nhất là ở tuần thai 24″.
Sản phụ Vân Anh được khám trước khi xuất viện. Ảnh: BSCC.
Ca bệnh y văn thế giới chưa ghi nhận
Vỡ tử cung là tai biến thường trực, tối cấp cứu trong sản khoa. Tuy nhiên, người mẹ bị vỡ tử cung vẫn giữ được thai là tình huống hiếm gặp.
PGS.TS Nguyễn Duy Ánh chia sẻ đây là thành tựu của can thiệp bào thai – một trong những kỹ thuật cao nhất của sản khoa thế giới. Thai phụ không chỉ được cứu sống mà còn bảo tồn tử cung. Đặc biệt, bào thai được nuôi sống, đủ thời gian để trưởng thành phổi và khỏe mạnh sau khi ra đời.
“Đây là một ca bệnh hy hữu trên thế giới. Chúng tôi chưa thấy y văn ghi nhận trước đó”, PGS Ánh khẳng định.
Theo ông, trước đây, mỗi năm, hàng nghìn thai nhi mắc bệnh lý đều không có cơ hội cứu chữa. “Bác sĩ chỉ biết đứng nhìn thai chết trong tử cung. Trong trường hợp song thai một mất, một còn, đứa trẻ còn lại được sinh ra với di chứng nặng nề, tàn tật từ trí não đến thể lực. Đến nay, với can thiệp bào thai, các bé có cơ hội được cứu sống từ trong bụng mẹ”, PGS Ánh chia sẻ.
PGS.TS Nguyễn Duy Ánh và BSCKI Nguyễn Thị Sim cùng ê-kíp đang mổ bắt thai cho bệnh nhân Vân Anh. Ảnh: BSCC.
Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ truyền ối vào buồng tử cung cho thai phụ Vân Anh là quyết định liều lĩnh. Thay vì đình chỉ thai kỳ, các bác sĩ chọn hướng đi khó và rủi ro hơn.
“Khi tôi bơm từng giọt nước ối vào buồng tử cung, thai nhi liền động đậy, bơi trong buồng ối đầy. Điều đó chứng tỏ bé đang phát triển bình thường. Kết quả xét nghiệm gene cũng cho thấy bé hoàn toàn khỏe mạnh, chỉ là người mẹ gặp bất thường, không thể tiếp tục nuôi sống con. Bác sĩ sẽ làm điều đó thay thai phụ”, PGS Ánh kể.
5 tuần giữ thai cho thai phụ Vân Anh là quãng thời gian thử thách. Mỗi ngày, các bác sĩ trao đổi về tình trạng lâm sàng, kết quả xét nghiệm vi sinh, đặc biệt theo dõi tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân. Nếu thai phụ bị nhiễm trùng, bác sĩ phải mổ khẩn cấp để cứu mẹ. Tình huống xấu nhất là thai nhi không còn cơ hội cứu sống, người mẹ phải cắt dạ con.
“Do đó, bé trai chào đời khỏe mạnh là kỳ tích. Sản phụ Vân Anh vẫn có cơ hội mang thai lần 2 nhưng cần theo dõi đặc biệt”, PGS Ánh cho biết thêm.
Truyền ối - thủ thuật cứu sống thai nhi trong bụng mẹ
Bà bầu bị thiểu ối tăng nguy cơ sảy hoặc thai lưu, phải đình chỉ thai kỳ. Ngày nay kỹ thuật truyền ối giúp thai phụ tiếp tục thai kỳ, giữ được con.
Chị Hằng, quê ở Hà Nam, mang thai tới tuần thứ 24 thì bị thiểu ối. Bác sĩ tư vấn đình chỉ thai kỳ vì em bé đã bị tử cung bó chặt, bất động, nguy cơ thai chết lưu cao. Chị cảm thấy tuyệt vọng, song cố tìm cách để giữ được con.
Tới Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám cuối năm 2019, chị tìm thấy tia hy vọng khi bác sĩ cho biết có thể sử dụng kỹ thuật truyền ối để cứu em bé. Ban đầu, Hằng rất lo lắng vì chưa từng nghe về kỹ thuật truyền ối. Tuy nhiên, ba ngày sau khi được bác sĩ tư vấn, Hằng bị cạn ối nên chấp nhận điều trị với tâm lý cầu may.
Bác sĩ Nguyễn Thị Sim, Phó giám đốc Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết chị Hằng là trường hợp đầu tiên được can thiệp bằng kỹ thuật truyền ối. Cả ê kip đã nín thở khi thực hiện thủ thuật, rồi vỡ òa khi chị thốt lên: "Em thấy con em đạp rồi". Hai ngày sau, sức khỏe của chị Hằng ổn định, được ra viện. Đầu năm 2020, chị sinh em bé rất kháu khỉnh.
Theo bác sĩ Sim, bản chất của thủ thuật là truyền lượng dịch vô trùng nhất định vào cơ thể người mẹ, tạo thành môi trường cho em bé phát triển an toàn, có thể xoay, cử động. Nếu nước ối trở về mức bình thường, chỉ số trên 80 ml, bác sĩ dừng thủ thuật và theo dõi bệnh nhân, đánh giá lại tình trạng của mẹ và thai rồi được ra viện.
Để thực hiện thủ thuật, cần môi trường vô trùng tuyệt đối và người thực hiện có chuyên môn cao để khéo leo đưa kim vào khe để dẫn dung dịch vô khuẩn vào tử cung.
Phương pháp này chỉ định cho các sản phụ mang thai từ 16 đến 32 tuần, bị thiếu nhưng còn nguyên màng ối. Sau khoảng một, hai tháng, bệnh nhân tiếp tục thiểu ối, có thể được truyền ối tiếp.
Bác sĩ không chỉ định thủ thuật cho thai dưới 16 tuần và lớn hơn 34 tuần hoặc cổ tử cung rất ngắn, có cơn co tử cung dọa đẻ non, hoặc vỡ ối non hoặc thai dị dạng nhiễm trùng cấp, người dị ứng với thuốc giảm đau, gây tê, gây mê.
Phương pháp truyền ối được áp dụng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ năm 2019. Đến nay, đã có 10 thai nhi được cứu sống, tình trạng ối của thai phụ tiếp tục được theo dõi sát sao.
Bác sĩ thực hiện thủ thuật truyền ối cho thai phụ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Thiểu ối là biến chứng sản khoa nguy hiểm, khiến thai nhi không thể cử động trong tử cung, chậm phát triển hoặc phát triển dị dạng, có dị tật. Thai nhi không thể xoay ngôi thuận để sinh thường, thậm chí chết lưu.
Trước đây, thai phụ thiểu ối không được điều trị đặc hiệu, bác sĩ chỉ tư vấn uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều hơn hoặc truyền dịch vào tĩnh mạch để lượng ối. Các biện pháp này hiệu quả hạn chế, chỉ kéo dài một vài ngày. Nhiều thai phụ phải phá thai vì không được điều trị.
Bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên đi khám ngay khi thấy bụng cứng lên hoặc em bé đạp rất nhiều, là dấu hiệu thiểu ối.
* Tên sản phụ được thay đổi.
Người tái sinh sự sống Chứng kiến nỗi đau của các sản phụ phải bỏ con ngay khi mang thai vì biến chứng, bác sĩ Nguyễn Thị Sim, Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, rất băn khoăn, trăn trở. Từ đó, bác sĩ Nguyễn Thị Sim đã không ngừng học hỏi, triển khai nhiều...