Bác sĩ tuyến trung ương sẽ hội chẩn, tìm bệnh cho bệnh nhân ngay từ cơ sở
Thay vì vượt tuyến lên bệnh viện trung ương, người dân đến Bệnh viện Đa khoa Triệu Sơn ( Thanh Hóa) sẽ được hưởng dịch vụ y tế chất lượng nhờ sự chuyển giao, đào tạo chuyên môn, hội chẩn từ xa của các bác sĩ đầu ngành tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Chia sẻ tại lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Y tế về việc phê duyệt Bệnh viện Đa khoa Triệu Sơn vào danh sách bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội diễn ra ngày 1/10, ông Đỗ Thái Hòa, Phó giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa cho biết có rất ít bệnh viện đa khoa tuyến huyện trở thành bệnh viện vệ tinh của bệnh viện tuyến trung ương.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (ngoài cùng bên phải) cho biết sẽ hỗ trợ đào tạo y bác sĩ Bệnh viện Triệu Sơn về cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh… Ảnh: N.P.
Vì thế, đây là tiền đề quan trọng, tạo điều kiện cho Bệnh viện Đa khoa Triệu Sơn có bước phát triển mạnh mẽ về chuyên môn kỹ thuật. Đồng thời đưa dịch vụ y tế chất lượng cao đến gần hơn với người dân huyện Triệu Sơn.
Bệnh viện Đa khoa Triệu Sơn là bệnh viện hạng 2. Bệnh viện hiện thực hiện được khoảng 80% kỹ thuật theo phân tuyến và một số kỹ thuật vượt tuyến.
Hiện nay mô hình bệnh tật trên địa bàn có xu hướng tăng cả bệnh không lây nhiễm và lây nhiễm, đặc biệt là các bệnh mới nổi. Các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, ung thư, chấn thương ngày một gia tăng. Nhu cầu chăm sóc của nhân dân ngày càng lớn do sự phát triển về nhận thức và kinh tế xã hội.
Video đang HOT
Hàng năm, Bệnh viện Đa khoa Triệu Sơn khám chữa bệnh cho hơn 130.000 lượt ngoại trú, điều trụ nội trú cho hơn 21.000 lượt, phẫu thuật khoảng 1.800 ca.
Bệnh viện Đa khoa Triệu Sơn trở thành một trong số ít bệnh viện tuyến huyện trở thành bệnh viện vệ tinh của bệnh viện tuyến trên. Ảnh: N.P.
Song theo ông Lê Quang Trung, Phó chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Tình trạng vượt tuyết vẫn diễn ra phổ biến gây quá tải tuyến trên và làm tiêu hao nhiều kinh phí và thời gian của người bệnh.
Tỷ lệ bệnh nhân phải chuyển tuyến trên 6%, nhất là các bệnh về ngoại chấn thương, tim mạch, hồi sức cấp cứu, thần kinh, nội tiết…
“Việc trở thành bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là cơ hội tốt để Bệnh viện Đa khoa Triệu Sơn nâng cao chất lượng chuyên môn, nâng cao tay nghề, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Bệnh nhân cũng được hưởng dịch vụ kỹ thuật cao ngay trên quê hương của mình, góp phần giảm chuyển tuyến, quá tải cho tuyến trên”, ông Trung nhấn mạnh.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết Bệnh viện sẽ hỗ trợ đào tạo cho các y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Triệu Sơn về cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh… Trong đó chú trọng đào tạo những kỹ thuật cấp cứu tối thiểu cho cán bộ y tế để chủ động trong việc cấp cứu người bệnh, chẩn đoán đúng, không cần những kỹ thuật quá cao siêu.
Những trường hợp khó, nặng có thể hội chẩn từ xa bằng ứng dụng công nghệ thông tin. Chẳng hạn với những trường hợp bị nhồi máu cơ tim thì thời gian chính là sự sống. Phát hiện bệnh sớm, can thiệp sớm, tỷ lệ sống của người bệnh càng cao. Đây là bệnh lý tim mạch nguy hiểm nhất, nguyên nhân tử vong hàng đầu.
Hiện các bệnh lý tim mạch chiếm khoảng 90% trong số các ca cấp cứu nội. Vì thế, PGS Hiếu đề nghị Bệnh viện Đa khoa Triệu Sơn nên xây dựng mô hình cấp cứu hồi sức với tim mạch là một.
Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020 được Bộ Y tế triển khai nhằm giảm tải cho tuyến trên, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, nâng cấp các cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế giúp người dân tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao ngay ở tuyến dưới. Cả nước có 22 bệnh viện lớn với trên 100 bệnh viện vệ tinh.
Nam Phương
Theo Dân trí
Bác sĩ cứu sống bệnh nhân trong gang tấc dù không chạm mặt
Đo điện tim ở trạm y tế xã, bệnh nhân được các chuyên gia tim mạch ở bệnh viện trung ương đọc và trả kết quả chỉ trong vòng 6 phút.
Bệnh viện Đa khoa Mường Khương (Lào Cai) - bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Đại học Y Hà Nôi - vừa triển khai ứng dụng công nghệ trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh lý tim mạch nhờ giải pháp điện tâm đồ từ xa Tele-ECG.
Với công nghệ này, người bệnh dù đến đo điện tim ở Bệnh viện Đa khoa Mường Khương, vẫn có thể được các chuyên gia tim mạch của Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đọc, trả kết quả, hội chẩn. Qua đó, phát hiện ngay các trường hợp có nguy cơ nhồi máu cơ tim sớm.
Hệ thống này gồm máy điện tim, bộ kết nối và gửi dữ liệu của người bệnh qua mạng 3G/4G và hệ thống phần mềm.
Người dân xã Nam Thái, Nam Đàn, Nghệ An được ghi điện tim bằng hệ thống điện tâm đồ từ xa Tele-ECG. Ảnh: PV.
Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trong các bệnh lý về tim mạch thì nhồi máu cơ tim là nguy hiểm nhất, nguyên nhân tử vong hàng đầu. Bệnh có tỷ lệ mắc cao và ngày càng tăng. Với bệnh nhồi máu cơ tim cấp, thời gian chính là sự sống. Do đó, việc phát hiện sớm, can thiệp sớm có ý nghĩa sống còn với người bệnh.
Thống kê tại Viện Tim mạch quốc (Hà Nội) gia cho thấy chỉ có gần 2% bệnh nhân nhồi máu cơ tim đến sớm trong khoảng "thời gian vàng" là 2 tiếng đầu. Số người đến viện trước 12 giờ là khoảng 40%. Bệnh nhân đến quá muộn thường không thể bảo toàn tính mạng hoặc để lại di chứng nặng nề.
Vì thế, PGS Hiếu cho rằng công nghệ chẩn đoán bệnh từ xa này sẽ giúp phát hiện sớm các trường hợp có bệnh lý tim mạch nguy hiểm, cần can thiệp sớm như nhồi máu cơ tim. Trong những trường hợp ở vùng sâu, vùng xa không có chuyên gia, bác sĩ, chỉ cần kỹ thuật viên với sự giúp đỡ của các chuyên gia tuyến trên cũng có thể phát hiện ra các bệnh nhân có bệnh lý tim mạch nguy hiểm.
"Điện tim từ xa cũng có thể giúp loại trừ những trường hợp không cần thiết lên tuyến trên đi xa, vất vả, tốn tiền. Đồng thời cũng giúp thống nhất phương pháp điều trị giữa các tuyến, giảm thiểu các trường hợp chẩn đoán không đúng, nâng cao trình độ của cán bộ y tế", PGS Hiếu chia sẻ.
Trước đó, hệ thống này đã được thí điểm tại 6 xã của huyện Nam Đàn, Nghệ An, giúp phát hiện một số trường hợp bất thường, thiếu máu cục bộ, rung nhĩ cần can thiệp ngay.
Theo Zing.vn
Những bệnh nhân nhập viện Bạch Mai do nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người' Whitmore giờ ra sao? "Các bệnh nhân hiện ổn định, một số được cho về nhà tiếp tục duy trì điều trị thuốc", bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cho biết. Ngày 18/9, thông tin về sức khỏe những bệnh nhân nhập viện do nhiễm vi khuẩn Whitmore tháng 8 vừa qua tại Bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm bệnh...