Bác sĩ tuyến đầu hát ‘Việt Nam I Love’
Y bác sĩ Bệnh viện Da liễu TP HCM cùng các lực lượng tuyến đầu thể hiện ca khúc “ Việt Nam I Love” phiên bản chống dịch, mong muốn gửi thông điệp lạc quan, niềm tin chiến thắng Covid-19.
Bài hát được thu âm, ghi hình “dã chiến” ngay tại các điểm chống dịch Covid-19. Ngoài y bác sĩ Bệnh viện Da liễu TP HCM, video còn có sự tham gia của các y bác sĩ đoàn tỉnh Quảng Ninh, Sơn La, các bác sĩ tình nguyện theo lời kêu gọi của Liên chi hội Da liễu TP HCM, Thành đoàn TP HCM và lực lượng dân quân hỗ trợ chống dịch.
Bác sĩ Vũ Thắng, điều dưỡng Trương Thanh Phụng, điều dưỡng Lê Thị Như Ngọc (Bệnh viện Da liễu TP HCM) đang thực hiện nhiệm vụ tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện dã chiến số 12, đã hơn hai tháng chưa được về nhà. “Công việc trong khoa cấp cứu rất nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm cao. Tín hiệu lạc quan là gần đây số ca mắc đã giảm, đặc biệt số ca nặng, biến chứng giảm đi trông thấy, mong Covid sẽ sớm được kiểm soát”, bác sĩ Thắng chia sẻ.
Y bác sĩ hát “Việt Nam I Love”. Video: Bệnh viện Da liễu TP HCM
Khi Covid-19 bùng phát mạnh, Bệnh viện Da liễu TP HCM đã “chia quân” chống dịch tại nhiều điểm như Bệnh viện dã chiến số 12, Trung tâm cách ly tập trung tại Ký túc xá Học viện Bưu chính Viễn thông, các điểm tiêm vaccine cộng đồng, chốt kiểm dịch tại cầu Vĩnh Bình. Tại Bệnh viện dã chiến số 12, hàng chục nghìn F0 đã được điều trị khỏi bệnh. Nhiều F0 chuyển nặng đột ngột đã được các y bác sĩ phát hiện, cấp cứu kịp thời, hồi phục trở về với gia đình.
TP.HCM cần thêm 12.000 nhân viên y tế, kiến nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ
Nhu cầu nhân lực tại TP.HCM đang rất lớn trong bối cảnh số ca nhiễm ngày càng tăng cao. Tổ điều phối nhân lực chống dịch của thành phố đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ.
Giám đốc Sở Nội vụ Huỳnh Thanh Nhân, Tổ trưởng Tổ điều phối nguồn nhân lực tham gia phòng, chống dịch Covid-19, vừa có báo cáo về lực lượng tham gia chống dịch của TP.HCM.
Theo Tổ điều phối, TP.HCM cần bổ sung 12.000 người gồm 2.800 bác sĩ; 8.200 điều dưỡng, kỹ thuật viên và 1.000 giảng viên, sinh viên tham gia công tác phòng, chống dịch để phục vụ tại khu cách ly, điều trị F0 và khối cấp cứu.
Đặc biệt cần bác sĩ có chuyên môn hồi sức
Khó khăn hiện nay của TP.HCM là số lượng bệnh nhân Covid-19 nặng gia tăng, thành phố rất cần lực lượng bác sĩ, điều dưỡng đủ trình độ khám, điều trị bệnh nhân Covid-19 từ tầng 2 đến tầng 5 trong mô hình tháp 5 tầng.
Trong đó, TP đặc biệt cần bác sĩ có chuyên môn về hồi sức, hồi sức tích cực, hồi sức nâng cao.
TP.HCM đặc biệt cần bác sĩ có chuyên môn hồi sức. Ảnh: Duy Hiệu.
Trong khi đó, những ngày gần đây, tình hình dịch tại Bình Dương, Đồng Tháp cũng diễn biến phức tạp, do đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo rút 2 đoàn bệnh viện Trung ương đang hỗ trợ bệnh viện hồi sức Covid-19 TP.HCM đến hỗ trợ Đồng Tháp.
Hơn 2 tháng qua, dịch diễn biến phức tạp nên lực lượng nhân viên y tế thành phố đang trong tình trạng quá tải về sức khỏe, cần hoạt động thiết thực để khích lệ tinh thần.
Ngoài ra, lực lượng thanh niên xung phong chỉ đáp ứng 200 người làm việc 24/7 theo nhu cầu của Bộ Tư lệnh TP, trong khi Bộ cần tăng cường 300 người.
Đề nghị Bộ Quốc phòng huy động nhân lực hỗ trợ
Về giải pháp, thời gian tới, Sở Y tế cùng Sở Nội vụ sẽ sắp xếp lại nhân lực y tế để phân bổ hợp lý cho lĩnh vực dự phòng và điều trị, tập trung nguồn nhân lực cho lĩnh vực điều trị để giảm tỷ lệ tử vong.
Thành phố dự kiến chuyển 50% giảng viên, sinh viên đang hỗ trợ lấy mẫu, xét nghiệm tại địa phương sang thực hiện nhiệm vụ quản lý, chăm sóc F0 tại khu cách ly tập trung quận, huyện, TP. Thành phố huy động 2.000 giảng viên, sinh viên có chuyên môn y tế, 1.000 nhân viên y tế thuộc bệnh viện thành phố, 1.000 nhân viên y tế bệnh viện ngoài công lập tham gia bệnh viện điều trị Covid-19, đội vận chuyển cấp cứu 115, và taxi chuyển bệnh.
TP.HCM sẽ sắp xếp lại lực lượng y tế tham gia chống dịch. Ảnh: Duy Hiệu.
Tổ công tác kiến nghị Bộ Y tế tiếp tục huy động nhân lực từ các tỉnh thành, địa phương hỗ trợ TP.HCM, tập trung lực lượng có khả năng làm hồi sức để phục vụ công tác điều trị tại các bệnh viện tầng 4, 5. Tổ đề nghị các đoàn bệnh viện Trung ương, bộ, ngành và các tỉnh đã tham gia hỗ trợ TP.HCM sẽ tiếp tục cho đến khi dịch cơ bản được kiểm soát, không rút nhân sự nhưng có thể cử người thay thế luân phiên.
Tổ công tác cũng đề xuất Bộ Quốc phòng, Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ tăng lực lượng y bác sĩ, điều dưỡng tham gia bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị Covid-19, điều tra, truy vết, xét nghiệm và tiêm vaccine. Thành phố tiếp tục huy động lực lượng nhân viên y tế tham gia chống dịch.
Báo cáo của Tổ công tác cho thấy thành phố hiện có 57.638 người đang công tác trong ngành y tế, trong khi đó, lực lượng tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch là 20.087 người.
Về nguồn nhân lực hỗ trợ, TP.HCM đã tiếp nhận 4.208 người từ 44 bệnh viện trực thuộc bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành. 7.012 tình nguyện viên đăng ký tham gia chống dịch.
Sở Nội vụ cũng nhận được đề xuất tham gia hỗ trợ của 45 cơ quan từ khối chính quyền với 2.824 người. Khối Đảng, đoàn thể có tổng cộng 53.542 người tham gia.
Theo đó, Tổ đã phân bổ 10.138 người cho 22 địa phương; 792 người phục vụ chăm sóc y tế tại các cơ sở cách ly tập trung F0; và gần 20.000 người tại các khối điều trị Covid-19.
Có dấu hiệu trục lợi trong câu chuyện "bác sĩ Khoa rút ống thở của mẹ" Thanh tra Sở TTTT TPHCM cho rằng có dấu hiệu trục lợi đằng sau câu chuyện "bác sĩ Khoa rút ống thở của mẹ" để cứu người. Cơ quan chức năng đang làm rõ danh tính người sử dụng Facebook "Trần Khoa". Trao đổi với phóng viên Dân trí sáng 10/8, ông Nguyễn Đức Thọ, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền...