Bác sĩ Tường phi tang nạn nhân: Còn quá nhiều hoài nghi
Đến nay đã hơn mười ngày cơ quan chức năng cùng gia đình tìm kiếm thi thể chị H., nạn nhân vụ bác sĩ thẩm mỹ Nguyễn mạnh Tường phi tang nhưng vẫn chưa có kết quả.
Điều này đã khiến dư luận dấy lên nghi ngờ nạn nhân có thể đã được bác sĩ Tường phi tang theo một phương thức khác.
Lần giở lại những tình tiết của vụ án, có thể thấy bác sĩ phẫu thuật nạn nhân vào buổi chiều nhưng đợi đến sau 21 giờ mới dùng ô tô chở ra cầu Thanh Trì để ném xuống sông. Như vậy, không loại trừ khả năng bác sĩ Tường đã làm bệnh nhân chết từ trước lúc phi tang thi thể.
Một số tài liệu y học và kinh nghiệm thực tiễn cho thấy khoảng 2 giờ sau khi chết thì cơ thể bắt đầu co cứng. Tuy nhiên, khi bị thả xuống nước thì cơ thể bắt đầu phình ra do hoạt động của vi khuẩn. Tùy thuộc vào nhiệt độ của nước và thời gian trương phình mà xác người sẽ nổi lên nhanh hay chậm. Khi thi thể trương phình, khối lượng không thay đổi nhưng thể tích đã thay đổi làm cho cơ thể người xấu số nhẹ hơn nước mà nổi lên.
Bác sỹ Tường khi bị bắt.
Ông Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an Hà Nội nhận định là nạn nhân chết trên bờ mới bị thả xuống sông có thể nổi lên từ 18 – 25 ngày là có cơ sở.
Chỉ có điều rất đáng lo ngại ở giả thuyết này chính là trong thời gian gần cả tháng trời mới nổi xác thì rất có thể việc giám định pháp y gặp khó khăn. Sông Hồng không thiếu những loại cá lớn ăn xác nạn nhân, hoặc trong quá trình phân hủy thi thể, các bộ phận như phổi có thể lọt nước, khó giám định.
Còn nhớ cuối năm 2010, khi chiếc xe khách từ Đăk Nông đi Nam Định trôi xuống dòng sông Lam ở địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh do lũ, kéo theo cái chết của hàng chục người. Chỉ sau 5 ngày xe trôi, các thi thể đã tự nổi lên, trôi về phía cầu Rong, hoặc cầu Bến Thủy (TP Vinh, tỉnh Nghệ An). Thi thể nào cũng trương phình.
Một giả sử rất đau lòng, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra: đó là nếu không tìm được thi thể người xấu số trên sông Hồng thì sao?
Theo quy định hiện nay, một người chỉ được xem là chết khi có giấy chứng tử do bệnh viện cấp hoặc do chính quyền địa phương xác nhận nếu chết tại nhà một cách bình thường, không có điều nghi vấn. Các nạn nhân của thiên tai, nếu không tìm thấy xác thì được coi là mất tích, sau thời gian mất tích 6 tháng thì mới được kết luận là chết. Những người biến mất khỏi địa phương nơi sinh sống mà không tìm thấy xác, thì được coi là mất tích. Sau khi tòa tuyên bố người đó mất tích theo đơn yêu cầu của thân nhân người đó, phải 2 năm sau người đó mới được tòa tuyên là đã chết, cũng theo yêu cầu của thân nhân người đó.
Pháp luật hình sự nước ta quy định lời khai chỉ được xem là chứng cứ khi nó phù hợp với các chứng cứ khác, hoặc tình tiết khác của vụ án. Nếu không tìm được xác nạn nhân, vẫn có thể xét xử bác sĩ Tường với các tội danh tương xứng hành vi phạm tội.
Video đang HOT
Nhưng chắc chắn sẽ khó khăn hơn nếu mọi nỗ lực của gia đình và cơ quan điều tra mà vẫn không tìm được xác nạn nhân. Vì vụ bất cứ vụ án nào cũng cần phải có tang chứng, vật chứng. Trường hợp trọng án liên quan đến mạng người thì thi thể người xấu số rất quan trọng.
Một giả thuyết nữa là nạn nhân bị bác sĩ bất lương này can thiệp để xác nạn nhân khó nổi lên trước khi thả xuống sông hoặc đem giấu xác ở nơi khác. Nếu điều này xảy ra, cơ quan điều tra cũng sẽ phải đấu tranh với ông Tường để tìm ra chân tướng sự thật. Bởi vì đó là mấu chốt quan trọng của vụ án để tiến hành xét xử.
Theo Một thế giới
BS TMV Cát Tường đang khai man, đánh lừa CSĐT?
Có nhiều mâu thuẫn trong lời khai của đối tượng Tường và Khánh trong vụ TMV Cát Tường. Liệu còn ai có thể kiểm chứng thông tin này?
Đối chiếu lại hồ sơ vụ việc; căn cứ vào những lời khai nhận của Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh tại cơ quan điều tra; vẽ lại quãng đường đi của vị bác sỹ mất tính người cho thấy một số manh mối có thể giúp tìm thi thể nạn nhân Huyền.
Nguyễn Mạnh Tường có ý thức xóa dấu vết
Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Mạnh Tường đã thể hiện sự "cuống quýt, sợ hãi, hoảng loạn" như y nói sau khi sự việc xảy ra bằng cách lúc đầu có khai nhận ném xác chị Huyền tại cầu Vĩnh Tuy. Sau đó, đối tượng lại khai vì thấy cầu Vĩnh Tuy đông người nên đi sang cầu Thanh Trì.
Công an bắt khẩn cấp bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường (giữa) tại thẩm mỹ viện Cát Tường và dẫn giải nghi phạm dựng lại hiện trường vứt thi thể nạn nhân trên cầu Thanh Trì, Hà Nội chiều 22-10 ( Ảnh Tuổi Trẻ )
Sau khi Nguyễn Mạnh Tường khai nhận hành vi phạm tội, Cơ quan điều tra đã tiến hành khám nghiệm toàn bộ cơ sở thẩm mỹ viện nơi xảy ra sự việc, dựng vị trí vứt xác nạn nhân.
Bước đầu ghi nhận toàn bộ diễn biến hiện trường và nơi vứt tử thi tương đối phù hợp với lời khai của các đối tượng có liên quan.
Những lời khai của Nguyễn Mạnh Tường cho thấy đối tượng có ý thức trong việc xóa dấu vết một cách có hệ thống như thu dọn thẩm mỹ viện, vứt xác nạn nhân xuống sông phi tang, bỏ lại xe máy của nạn nhân trên đường để tạo hiện trường giả.
Điều khiến người chứng kiến cảm thấy lạnh gáy hơn nữa đối với hành vi của Nguyễn Mạnh Tường là ở sự bình thản đến choáng váng của y.
Chiều 22/10, khi cơ quan điều tra dẫn giải đối tượng Nguyễn Mạnh Tường đến cầu Thanh Trì, y đã miêu tả tỷ mỉ những hành động như dừng xe, mở cửa, kéo lê thi thể chị Huyền xuống nước. Những người chứng kiến sự việc ngày hôm đó đã một lần nữa buộc phải nhớ đến Nguyễn Đức Nghĩa giết người yêu rồi che giấu, phi tang nạn nhân một cách tàn độc như thế.
Nếu đúng như lời khai nhận của đối tượng, trước khi phi tang xác chị Huyền, đối tượng Nguyễn Mạnh Tường đã kéo lê chị trên đất rồi mới đẩy xuống, thì liệu có còn dấu vết nào để lại tại vị trí được cho là đã đẩy nạn nhân hay không? Cơ quan điều tra đã thu thập mẫu này chưa?
Mặt khác, liệu còn nhân chứng nào có mặt tại cầu Thanh Trì vào thời điểm đó và chứng kiến hành vi bất thường của Nguyễn Mạnh Tường? Bởi giữa cầu, có người kéo một vật nặng rồi bất thình lình đẩy xuống sông, trong khi một người khác đứng cảnh giới rõ ràng là sự việc bất thường. Cầu Thanh Trì cũng không phải là nơi vắng người qua lại đến mức, hai đối tượng Tường và Khánh có thể ung dung thực hiện thủ đoạn tàn nhẫn của mình.
Tại sao Nguyễn Mạnh Tường lại đi lên Bưởi?
Tại cơ quan điều tra, Đào Quang Khánh, đối tượng giúp sức đắc lực cho việc xóa dấu vết hiện trường, phi tang xác của nạn nhân đã khai rằng, đêm 19/10, bác sĩ Tường đến bảo với Khánh đi cùng để đưa một khách hàng của trung tâm đến bệnh viện do người này có biểu hiện bất thường.
Sau đó bác sỹ Tường đi ô tô từ Thẩm mỹ viện Cát Tường theo hướng đường Bưởi, sang Thạch Bàn. Khi đến giữa cầu Thanh Trì, bác sỹ Tường và Khánh mang xác chị Huyền vứt xuống sông.
Ngoài ra, theo lời khai của Khánh, sau khi ném xác chị Huyền xuống sông, bác sỹ Tường bảo Khánh đưa xe máy Lead, điện thoại, túi xách, giấy tờ tùy thân của chị Huyền vứt ở khu vực đường Cổ Linh, thuộc phường Thạch Bàn để dựng hiện trường giả.
Tuy nhiên, theo báo cáo nhanh của Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Hà Nội ngay trong ngày 22/10, Nguyễn Mạnh Tường khai nhận: Sau khi chị Huyền tử vong, sợ sự việc bị cơ quan chức năng phát hiện, Tường đã chỉ đạo nhân viên thu dọn toàn bộ đồ đạc của trung tâm gồm sổ sách, máy tính và các dụng cụ khám chữa bệnh, các loại thuốc để mang đi cất giấu.
Đồng thời, Tường mang xác chị Huyền đưa ra ô tô BKS 29A- 488.81 rồi nhờ Đào Quang Khánh (SN 1996, ở số 4 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội) - là nhân viên bảo vệ của Thẩm mỹ Cát Tường mang đồ đạc tài sản của chị Huyền gồm xe máy Honda Lead, điện thoại, túi xách, giấy tờ tùy thân mang đi vứt ở khu vực đường Cổ Linh thuộc địa bàn phường Thạch Bàn.
Sau khi Khánh vứt xe máy cùng các tài sản của chị Huyền, Khánh lên ô tô do Tường điều khiển chở xác chị Huyền quay lại cầu Thanh Trì. Khi đến giữa cầu, Tường dừng xe ô tô, rồi cùng Khánh bê xác chị Huyền ra khỏi xe, khiêng qua thành cầu vứt xuống sông Hồng, sau đó Tường và Khánh bỏ trốn.
Như vậy, ở đây đã có sự mâu thuẫn giữa hai lời khai với nhau. Nếu đúng theo lời khai của Tường thì y đi xe theo Khánh, để Khánh vứt xe tạo hiện trường giả rồi mới ném xác nạn nhân.
Nhưng theo lời khai của Khánh, đối tượng đứng canh cho Tường kéo lê và đẩy xác nạn nhân rồi sau đó mới mang xe máy của nạn nhân đi vứt để tạo hiện trường giả.
Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu lời khai của hai đối tượng đã chuẩn xác hay chưa? Nếu Khánh lên ô tô của Tường để đi lòng vòng lên Bưởi, sang Thạch Bàn ném xác thì Tường chắc chắn phải chở Khánh quay lại phòng khám 45 Giải Phóng một lần để Khánh thực hiện lời chỉ đạo là vứt xe máy tạo hiện trường giả. Liệu còn ai có thể kiểm chứng thông tin này?
Sự lạnh lùng đáng sợ của thầy trò Tường- Khánh
Như đã phân tích ở trên, mặc dù tội ác mà Tường gây ra vô cùng kinh khủng, đối tượng lại là trí thức nên có ý thức rất cao về việc xóa bỏ dấu vết phạm tội, nhưng y cũng vô cùng lạnh lùng khi thực hiện lại các hành vi với cơ quan điều tra.
Thậm chí, trong cả buổi tối ngày 22/10 khi được áp giải về Phòng Cảnh sát Hình sự, Tường chỉ đều đều khai lại toàn bộ quá trình phạm tội mà không có lấy một chút nào thể hiện sự ăn năn hối lỗi. Đã không có giọt nước mắt nào nhỏ xuống để thể hiện sự hối lỗi của y.
"Học trò" của y, Đào Quang Khánh cũng tương tự. Tại cơ quan điều tra, Khánh tỏ ra khá bình tình khi trả lời các câu hỏi của cán bộ điều tra. "Em tưởng tai nạn thì đưa đi cấp cứu thôi. Đi đến Thạch Bàn vứt cái xe máy rồi đi đến cầu Thanh Trì thì em mới biết là chị ấy chết rồi. Ông Tường kéo lê xác nạn nhân ra mép lan can cầu và đẩy xuống, còn em đứng canh chừng mọi người", Khánh khai nhận.
Khánh cho biết, ngay sau khi vứt xác nạn nhân xuống sông, bác sỹ Tường đã hứa tăng 100% lương cho y, từ 4triệu lên 8 triệu và cho qua giai đoạn thử việc vào làm chính thức. "Lúc đấy em không nghĩ gì cả, chỉ thấy ông ấy bảo tăng lương thì em làm thôi"...
Sau khi gây tội ác tày trời, cả Tường và Khánh vẫn ung dung đi làm như bình thường, rồi cả hai cùng bị bắt một ngày. Liệu trong 3 ngày làm việc bình thường ấy, hai đối tượng này có bàn bạc trước về lời khai để che giấu địa điểm phi tang xác nạn nhân Huyền?
Đến thời điểm này, vụ việc sẽ được giải quyết tiếp ra sao phụ thuộc rất lớn vào việc tìm được xác của nạn nhân Huyền.
Bởi theo cơ quan điều tra, việc sớm tìm được xác nạn nhân, khám nghiệm và pháp y làm rõ nguyên nhân chết của nạn nhân phục vụ điều tra có ý nghĩa quan trọng liên quan đến đánh giá tính chất sự việc và xác định tội danh của đối tượng Nguyễn Mạnh Tường.
Trường hợp tìm được xác nạn nhân, cơ quan điều tra sẽ tiến hành pháp y để xác định nguyên nhân chết của nạn nhân, thời điểm nạn nhân tử vong trước hay sau khi bị vứt xuống sông, xem xét trên cơ thể nạn nhân có bị tác động bởi yếu tố ngoại lực hay không.
Căn cứ vào những dấu vết lâm sàng trên tử thi, pháp y sẽ góp phần giải đáp các giả thiết đặt ra như: Nạn nhân có phải chết trong quá trình phẫu thuật hay không hay bị hạ sát rồi vứt xuống sông? Nạn nhân mới chết lâm sàng nhưng do hoảng hốt phi tang nên đối tượng đã ném nạn nhân xuống sông?...
Theo Kiến thức
GĐ Công an Hà Nội: "Nhiều nhân chứng thấy bác sĩ ném xác nạn nhân" Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội khẳng định bằng mọi giá phải tìm được xác chị Lê Thị Thanh Huyền - nạn nhân thẩm mỹ viện Cát Tường Bên lề buổi thảo luận tổ Đại biểu Quốc hội Hà Nội về tình hình tội phạm ngày 29/10, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc...